Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

L
ỚP 11 - BÀI 1+2: 
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM  NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

Câu 1: Thế giới hiện nay được xếp thành mấy nhóm nước?
A. 2                                B. 3                                C. 4                                D. 5
Câu 2: Khó khăn lớn nhất của các nước đang phát triển hiện nay là
A. vấn đề dân số, lương thực và đói nghèo.
B. thị trường xuất nhập khẩu hẹp.
C. chiến tranh, dịch bệnh.
D. thiếu nguồn nguyên, nhiên liệu để phát triển sản xuất.
Câu 3: Các nước công nghiệp mới được viết tắt theo tiếng Anh là
A. APEC                        B. NAFTA                     C. NIC­­S­­­                          D. SNG
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây không đúng đối với các nước kinh tế đang phát triển?
A. Bình quân GDP đầu người thường thấp.
B. Nợ nước ngoài nhiều.
C. Thu hút đầu tư của các nước phát triển.
D. Có nền kinh tế phát triển.
Câu 5: Hiện nay, nhóm nước công nghiệp mới  (NIC­­S­­­) điển hình trên thế giới chủ yếu nằm ở
A. châu Phi                    B. châu Á                       C. châu Âu                     D. châu Mỹ
Câu 6: Đâu không phải là tiêu chí để phân chia thành các nhóm nước?
A. Bình quân thu nhập theo đầu người (GDP/người).
B. Chỉ số phát triển con người (HDI).
C. Quy mô dân số.
D. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế.
Câu 7: Đây không phải là đặc trưng của các nước phát triển?
A. GDP bình quân đầu người cao.
B. Thu hút mạnh đầu tư từ nước ngoài.
C. Chỉ số HDI ở mức cao.
D. Khu vực III chiếm tỉ trọng cao.
Câu 8: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra trong giai đoạn nào?
A. Cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII.
B. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
D. Cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI.
Câu 9: Quá trình nào là đặc trưng chính của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?
A. Đổi mới công nghệ.
B. Tự động hóa cục bộ.
C. Sản xuất đại cơ khí.
D. Đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 10: Đâu không phải là công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?
A. Sinh học.                   B. Thông tin         .         C. Năng lượng.               D. Hàng không.
Câu 11: Công nghệ Gen, lai tạo giống mới là thành tựu của công nghệ trụ cột nào?
A. Sinh học.                   B. Thông tin         .         C. Năng lượng.               D. Vật liệu.
Câu 12: Đây không phải là sản phẩm của công nghệ sinh học?
A. chất bán dẫn.   B. Lai tạo giống.   C. Nhân bản vô tính.     D. Thuốc diều trị bệnh
Câu 13: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp và dịch vụ.                        B. Công nghiệpvà xây dựng.  
C. Nông nghiệp và công nghiệp.                 D. Công nghiệp và dịch vụ.
Câu 14: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là
A. công nghệ có hàm lượng tri thức cao.
B. công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất.
C. chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
D. xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
Câu 15: Căn cứ chủ yếu vào đặc điểm nào để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển)?
A. Tự nhiên.                   B. Dân cư, xã hội.          C. Kinh tế - xã hội.                  D. Xã hội.
Câu 16: Bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
B. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
C. công nghệ hàng không, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
D. công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
Câu 17. Nhận xét đúng nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ 1990 – 2004 là
A. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
B. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng thấp, trong đó một số hoạt động giảm sút là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
C. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiểm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp khai khoáng, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện – điện tử.
D. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp.
Câu 18: Tổ chức liên kết khu vực nào được coi là thành công nhất trên thế giới?
A. Liên minh Châu Âu.                              B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.      D. Thị trường chung Nam Mỹ.
Câu 19: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về nước đang phát triển so với nước phát triển?
A. có thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) thấp hơn.          
B. có quy mô nền kinh tế (tổng GDP) nhỏ hơn.            
C. có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP thấp hơn.               
D. tổng đầu tư nước ngoài thấp hơn .
Câu 20: Nhận xét không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
B. quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế - xã hội thế giới.
D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.
Câu 21: Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
C. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Câu 22: Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là
A. 149                                     B. 150                            C. 151                                      D.152
Câu 23: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả
A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế.
C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
Câu 24: Nhận xét đúng nhất về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới là
A. nắm trong tay nguồn của cái vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
B. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
C. nắm trong tay nguồn của cải vật chất khá lớn và chi phối một số ngành kinh tế quan trọng.
D. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và quyết định sự phát triển của một số ngành kinh tế quan trọng.
Câu 25: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực không được hình thành trên cơ sở
A. tương đồng về địa lý.                                       B. tương đồng về văn hóa - xã hội.
C. có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.               D. tương đồng về trình độ kinh tế.
Câu 26: NAFTA là tổ chức
A. liên minh Châu Âu.                                B. diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – TBD.
C. hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.       D. thị trường chung Nam Mỹ.
Câu 27: MERCOSUR là tổ chức
A. thị trường chung Nam Mỹ.                    B. hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.
C. liên minh Châu Âu.                                D. hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 28: APEC là tổ chức
A. hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ.       B. diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- TBD.
C. liên minh Châu Âu.                                D. thị trường chung Nam Mỹ.
Câu 29: EU là tổ chức
A. hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.       B. diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- TBD.
C. liên minh Châu Âu.                                D. thị trường chung Nam Mỹ.
Câu 30: Việt Nam là thành viên của tổ chức nào?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.      B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- TBD.
C. Liên minh Châu Âu.                               D. Thị trường chung Nam Mỹ.
Câu 31: Trong các tổ chức liên kết sau đây, tổ chức có số dân và GDP cao nhất là
A. hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.       B. diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- TBD.
C. liên minh Châu Âu.                                D. thị trường chung Nam Mỹ.
Câu 32: Khu vực hóa không dẫn đến hệ quả
A. thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế các nước thành viên.
B. tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực.
C. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
D. ảnh hưởng đến tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia,...
Câu 33: Đây không phải là nguyên nhân dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa
A. do nhu cầu phát triển kinh tế của từng nước.
B. do hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề toàn cầu buộc các nước phải hợp tác để giải quyết .
C. do trình độ kinh tế - xã hội các nước còn chênh lệch.
D. do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Câu 34: So với các nước đang phát triển, các nước phát triển có
A. quy mô GDG lớn.  
B. kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn.
C. tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP cao hơn.
D. tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng trong GDP cao hơn.
Câu 35: Đâu không phải là tổ chức liên kết khu vực.
A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).        
B. Thị trường chung Nam Mỹ(MERCOSUR).
C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
D. Liên minh Châu Âu (EU).                     
Câu 36: Tiêu cực lớn nhất của khu vực hóa kinh tế là
A. mất dần bản sắc văn hóa dân tộc.
B. canh tranh với nhau quyết liệt hơn.
C. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
D. ảnh hưởng đến tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia,...
Câu 37: Năm ra đời của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là
A. 1957                          B. 1967                          C. 1989                          D. 1994
Câu 38: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm
A. khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp.
B. khu vực I rất thấp, Khu vực II và III cao.
C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp.
D. khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao.
Câu 39: Hiện nay, trong đầu tư ra nước ngoài lĩnh vực nào chiếm tỉ trọng ngày càng lớn?
A. Nông nghiệp.            B. Công nghiệp.             C. Xây dựng.                 D. Dịch vụ.
Câu 40: Hiện nay, tổ chức liên kết khu vực nào có phạm vi lãnh thổ rộng lớn nhất?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.      B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- TBD.
C. Liên minh Châu Âu.                               D. Thị trường chung Nam Mỹ.

                  

Lên đầu trang