THAO GIẢNG - THI GV GIỎI CÓ THẬT ĐÁNG SỢ?



THAO GIẢNG - THI GVG CÓ THẬT ĐÁNG SỢ?

☘️ Thao giảng hay thi GVG luôn là nỗi ám ảnh của nhiều GV.
Thế mà tớ và các GV trường tớ lại rất thích hoạt động này.

Đơn giản là vì mỗi lần như thế, tớ lại tìm ra cái mới, phát hiện ra những tài nguyên hay ho trên mạng.
☘️ Nhân đây, các thầy cô chúng ta cùng chia sẻ chủ đề này thêm nhé.
☘️ Các thầy cô hãy cmt kinh nghiệm, cách tổ chức lớp học, cách kiểm tra đánh giá... để các thầy cô khác học hỏi kinh nghiệm.
☘️ Tớ xin được chia sẻ vài kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân như sau:
1/ Lên ý tưởng: Đây là khâu mất nhiều thời gian, có khi tớ suy nghĩ cả tuần ấy. Cố gắng làm cái mới, lạ để thầy cô dự giờ được học hỏi đôi chút.
2/ Tìm tư liệu: Tớ phải tìm hình có độ phân giải cao; các bài báo để lấy số liệu mới, các web tìm thông tin; kiếm các phim về cắt ghép...
3/ Thiết kế bài giảng PPt và word thật tốt. Nhìn chung, bài PPt của tớ giờ ngắn, chừng dưới 20 slide thôi, có khi dưới 10. Tớ chẳng bao giờ làm các slide chim cò, hoa hòe, thấy phân tán lắm.
4/ Các bước cơ bản
- Khởi động: Thường là trò chơi, 1 vấn đề nóng, 1 tình huống, 1 tiểu phẩm HS đóng...
- Các mục của bài học: Tập trung phát triển kĩ năng quan sát, làm việc nhóm qua việc Khai thác bảng số liệu, hình ảnh, biểu đồ. Thường tớ hay dùng phim, tự lồng tiếng. Phim hay ảnh phải có câu hỏi kèm theo.
- Thực hiện các kĩ thuật dạy học tích cực phổ biến: mảnh ghép, khăn trải bàn, think - pair - share, ổ bi, tia chớp... 
- Liên hệ các vấn đề thời sự, tạo tình huống để HS tham gia vào bài học một cách tự nhiên; thảo luận; chia sẻ theo vòng tròn/bắt thăm ngẫu nhiên (tớ gần như không tổ chức kiểu 1 nhóm thuyết trình, nhóm khác lắng nghe góp ý, xưa lắm rồi). Có thể tranh biện, lấy ý kiến; đưa ra các tình huống trái chiều...
- Đánh giá, tổng kết bằng trò chơi, câu hỏi tổng kết, mindmap, kiểm tra kiến thức...
☘️ Để chặt chẽ và nâng cao hiệu quả thì cần:
1/ Chia nhóm hợp lí. Bên trường mình lớp có 9 nhóm. Nhóm nhỏ, HS càng phải làm việc nhiều và đánh giá dễ hơn, GV bao quát tốt hơn.
2/ Các hoạt động phải làm sao cho HS tham gia nhiều nhất có thể được như thế các em sẽ tập trung hơn vào bài giảng.
3/ Có các quy định, ám hiệu như đếm số, đếm thời gian di chuyển; quy định từng số làm nhóm trưởng, thư kí...
4/ Có các tiêu chí đánh giá cho các hoạt động như tiêu chí thuyết trình, tiêu chí chấm sản phẩm...
5/ Hệ thống câu hỏi chặt chẽ, rõ ràng, bám sát trọng tâm và mục tiêu bài học.
6/ HS được tham gia đánh giá, vừa giúp các em có cái nhìn khách quan, vừa giúp GV nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, GV cần đưa đáp án chuẩn, chiếu màn hình và HS chấm, báo điểm. 
6/ Mục tiêu đảm bảo SMART
☘️ Dạy hay ko chỉ có bài PPt đẹp, chặt chẽ mà còn thần thái, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của GV nữa.
☘️Để thành công, đương nhiên chúng ta phải có tích lũy. Nếu chúng ta dạy bình thường hời hợt, đến lúc thao giảng lại muốn hoành tráng thì phải diễn sâu, diễn tốt, như vậy rõ ràng không ổn. Thế nên, hãy cứ đầu tư, hãy cứ đi học các lớp khác nhau, không bổ dọc thì cũng bổ ngang, cứ đổi mới đi ạ, cả thầy và trò đều sẽ thấy hạnh phúc. Khi ấy, thao giảng, hay thi GVG sẽ thật nhẹ nhàng.
☘️ Chúc các thầy cô có các bài giảng hay. Rất mong nhận được những trao đổi, góp ý thêm của các thầy cô.
Cám ơn các thầy cô
Sưu tầm từ Thầy Nguyễn Tuấn Chí

Điạ chỉ group Dạy học tích cực

Lên đầu trang