Sự chuyển dịch cơ cấu năng lượng của thế giới và các nhà máy điện lớn nhất thế giới

Năng lượng luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0.

Hiện nay, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đang được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, nguồn năng lượng hóa thạch có hạn, vì thế đang có xu hướng chuyển dịch sang các nguồn năng lượng mới như: điện gió, mặt trời, địa nhiệt...
Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu năng lượng của thế giới và các nhà máy điện lớn nhất thế giới.

1. Nhà máy thuỷ điện Tam Hiệp
Nhà máy thuỷ điện Tam Hiệp được đánh giá là “Vạn Lý Trường Thành” trên sông Dương Tử, là tượng trưng cho sự kiêu hãnh, lòng tự hào và là biểu tượng chứng minh con người sẽ chinh phục được tự nhiên dù có khó khăn đến đâu đi nữa.
Nhà máy Thủy điện Tam Hiệp được khởi công xây dựng năm 1993 với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 180 tỷ NDT (22,5 tỷ USD). Nhà máy có 26 tổ máy phát điện với tổng công suất thiết kế tối đa 18,2 triệu KW và sản lượng điện hàng năm 84,7 tỷ KW. Nhà máy Thủy điện Tam Hiệp hiện cung cấp điện cho 15 tỉnh thuộc miền trung, đông, tây và tây nam Trung Quốc, giúp cải thiện đáng kể tình trạng thiếu điện ở các khu vực đó.  Kể từ khi tổ máy phát điện đầu tiên được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2003 đến 9 giờ sáng ngày 29/10 (giờ địa phương), Nhà máy thủy điện Tam Hiệp đã sản xuất được 138,3 tỷ KW điện. Hiện tại, 14 tổ máy của nhà máy trên đã hoạt động hết công suất, 12 tổ máy khác vẫn đang trong quá trình xây dựng.

 2. Nhà máy thuỷ điện Itaipu
Nhà máy thủy điện Itaipu được xây dựng từ năm 1975 đến năm 1991 trên con sông Parana. Itaipu là biểu tượng cho sự liên kết xây dựng của 2 nước láng giềng, Brazil và Paraguay.   Công trình được thực hiện bởi Itaipu Binacional. Nhà máy phát điện gồm 18 turbine cho tổng công suất sản lượng điện là 12.600 MW và cho sản lượng 75 triệu MW/năm. Sự quan trọng của thủy điện này được thực tế chứng minh vào năm 1995, khi mà chỉ riêng Itaipu cung cấp 25% năng lượng cho Brazil và 78% cho Paraguay. Itaipu có một con đập tràn nằm ở bên bờ phải, với 14 đoạn cửa cống, tổng tiềm năng lưu lượng là 62.200 m3/s (đứng thứ 2 trong kỷ lục về lưu lượng). Lượng sắt, thép được dùng để tạo kết cấu cho con đập này có thể đủ cho xây dựng 380 tháp Eiffel và lượng xi măng sử dụng cho Itaipu gấp 15 lần lượng dùng để xây dựng đường hầm nối giữa Pháp và Anh.

 3. Nhà máy thuỷ điện Guri 
Guri là một nhà máy thuỷ điện lớn tại Venezuela, nằm tại bang Bolivar trên sông Caroni. Công suất 10,30GW, được bắt đầu xây dựng vào năm 1963. Đến năm 200, nhà máy được kết cấu lại. Điểm đặc biệt của nhà máy thuỷ điện này là những bức tường của phòng cơ khí của nhà máy do nhà hoạ sỹ nổi tiếng người Venezuela Karlos Kruz-Diez sơn.

4. Nhà máy thủy điện Tucurui 
Tucurui – nhà máy thuỷ điện được xây dựng trên sông Tocantins, nằm ở thành phố Tucurui, bang Toncantins, Brazil. Công suất của nhà máy là 8,30GW. Trong thời gian xây dựng nhà máy, thành phố Tucurui nằm trong vùng bị ngập lụt nên đã lấy tên của thành phố đặt cho nhà máy thuỷ điện này.

5. Nhà máy thuỷ điện Sayano-Shushenskaya mang tên P.S. Neporozhny 
Là nhà máy thuỷ điện có công suất mạnh nhất nước Nga (6,4GW). Sau khi xảy ra thảm hoạ năm 2009 nhà máy chỉ hoạt động với công suất 1,28 GW. Nhà máy được xây dựng tại sông Enisei, làng Cheryomushki (Khakassia), gần Sayanogorsk.
Nhà máy thuỷ điện này được xây dựng trong vòng 18 năm (từ năm 1970 đến năm 1988). 75% năng lượng sản xuất ra cung cấp cho nhà máy nhôm Sayanogorki. Vào năm 2009, nhà máy này đã xảy ra thảm hoạ lớn tại tổ máy thuỷ điện số 2 làm nước tràn vào phòng cơ khí, làm hỏng tổ hợp máy số 7 và số 9. Toà nhà của phòng cơ khí bị phá huỷ một phần. Nước tràn vào tổ hợp máy số 3,4,5. Hậu quả làm 75 người chết.

6. Nhà máy điện hạt nhân Bruce
Địa điểm: Inverhuron & Tiverton, Canada

Bruce là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất khu vực Bắc Mỹ, có 8 lò phản ứng hạt nhân, nhưng chỉ có 6 lò là đang hoạt động. Dự kiến, đến năm 2012, hai lò phản ứng còn lại sẽ đi vào hoạt động, nâng tổng công suất của nhà máy này thêm 1.500 MWh. Khi đó, Bruce sẽ trở thành nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn thứ nhì thế giới.
7. Nhà máy thuỷ điện Sayano-Shushenskaya mang tên P.S. Neporozhny 

Là nhà máy thuỷ điện có công suất mạnh nhất nước Nga (6,4GW). Sau khi xảy ra thảm hoạ năm 2009 nhà máy chỉ hoạt động với công suất 1,28 GW. Nhà máy được xây dựng tại sông Enisei, làng Cheryomushki (Khakassia), gần Sayanogorsk.

Nhà máy thuỷ điện này được xây dựng trong vòng 18 năm (từ năm 1970 đến năm 1988). 75% năng lượng sản xuất ra cung cấp cho nhà máy nhôm Sayanogorki. Vào năm 2009, nhà máy này đã xảy ra thảm hoạ lớn tại tổ máy thuỷ điện số 2 làm nước tràn vào phòng cơ khí, làm hỏng tổ hợp máy số 7 và số 9. Toà nhà của phòng cơ khí bị phá huỷ một phần. Nước tràn vào tổ hợp máy số 3,4,5. Hậu quả làm 75 người chết.
 8. Nhà máy thuỷ điện Grand Coulee

Đập  Grand Coulee được xây dựng trên sông Columbia, bang Washington,  phía tây-bắc Hoa Kỳ. Đây là đâp bê tông trọng lực lớn nhất Hoa Kỳ. Nhà máy thủy điện với công suất 6809MW cũng lớn nhất Hoa Kỳ và hiện đứng thứ 5 trên thế giới. Ngoài việc phát điện, công trình còn có nhiệm vụ cấp nước cho công nghiệp và tưới cho cây trồng.
Đập tạo nên hồ chính Roosevelt (mang tên vị tổng thống Frankling Delano Roosevelt nổi tiếng của Hoa Kỳ và cũng là người quyết định xây dựng công trình này) và đập phụ sau này tạo hồ phụ Banks, tổng dung tích 2 hồ là 11,9 tỷ m3. Đập cao 168m, dài 1592m được khởi công tháng 6/1933.

Việc xây dựng đập trải qua nhiều giai đoạn. Ngay trong giai đoạn đầu, kết thúc vào tháng 6/1942, qui mô công trình đã được mở rộng hơn so với thiết kế ban đầu. Trước đó ít lâu, Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh thế giới II và nhiệm vụ tưới của công trình phải tạm dừng để ưu tiên cấp nước cho công nghiệp chiến tranh như chế tạo máy bay, vạn hành  các lò phản ứng góp phần chế tạo bom nguyên tử.

Sau chiến tranh, hệ thống tưới gồm đập phụ và hồ Banks, mạng lưới kênh, xi phông, .. được triển khai và hoàn thành vào năm 1951. Cũng trong giai đoạn này, người ta cũng xây dựng hệ thống bơm nước từ hồ Roosevelt lên hồ Banks với độ chênh cao trình 85m để tích năng chạy bổ sung công suất thủy điện lúc cao điểm sử dụng  điện. Trong những năm 1966 ~ 1973, người ta xây dựng thêm nhà máy thủy điện thứ '3' với 6 tổ máy nữa (3 tổ máy 3x600MW và 3 tổ máy 3x805MW). Gần đây, người ta quyết định nâng cấp thiết bị đóng mở nước.

9. Nhà máy thuỷ điện Krasnoyarsk 
Nhà máy thuỷ điện Krasnoyarsk nằm trên sông Enisei cách Krasnoyarsk 40 km. Nhà máy này có công suất lớn thứ hai ở Nga (6,00GW), nằm trong thác nước Enisei. Khi thiết kế nhà máy thuỷ điện này đã cho phép có những sai sót về sinh thái. Dự kiến, lỗ nước trên băng chống đông sẽ có chiều dài 20km, nhưng thực tế khi thi công nó gần 200km. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sinh thái và khí hậu.

10. Nhà máy Zaporizhzhia

Địa điểm: Enerhodar, Ukraine

Nhà máy Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Tọa lạc ở miền Trung Ukraine, bên bờ con sông Dnieper, nhà máy có 6 lò phản ứng, sản xuất ra 50% sản lượng điện hạt nhân của nước này.

Năm 2011, Ukraine kỷ niệm 25 năm ngày xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ ở nhà máy Chernobyl. Thảm họa này được cho là phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật hồi Thế chiến II. Ukraine đã nhất trí từ bỏ kho uranium làm giàu cấp độ cao từ thời Liên Xô để lại trong thời gian từ nay tới năm 2012. Kho uranium này của Ukraine chiếm 1/3 lượng nguyên liệu hạt nhân trên toàn thế giới.

Tài liệu Địa Lý miễn phí.
idialy.HLT.vn - dialy.HLT.vn - lop10.idialy.com - lop11.idialy.com -lop12.idialy.com
Lên đầu trang