HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng


Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

Đề bài

Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta, năm 2004.
biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

Lời giải chi tiết
biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng



Đề bài

So sánh và nhận xét mức độ thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm ?

Lời giải chi tiết


So sánh và nhận xét:

* Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giũa các vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn.

- Các vùng có thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả mức trung bình cả nước là :

+ Đồng bằng sông Hồng (488,2) và Đông Nam Bộ (833) trong đó Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao nhất cả nước.

- Các vùng có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước là : Đông Bắc (379,9), Tây Bắc (265,7), Bắc Trung Bộ (317,1), Tây Nguyên (390,2), Duyên hải Nam Trung Bộ (414,9), đồng bằng sông Cửu Long (471).

    Trong đó vùng Tây Bắc có mức thu nhập thấp nhất cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ.

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng đồng bằng : Đồng bằng sông Hồng (488,2), đồng bằng sông Cửu Long (471) trong khi Đông Nam Bộ là 833 nghìn đồng (gấp gần 2 lần).

- Giữa các vùng núi cũng có sự chênh lệch : vùng Tây Bắc là 265,7 nghìn đồng, trong khi Đông Bắc là 379,9 nghìn đồng, Tây Nguyên (390,2 nghìn đồng).

* Giai đoạn 1999 – 2004, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng đều có xu hướng tăng.

 - Đông Bắc có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

 - Tây Nguyên từ 1999 đển 2002 giảm, đến năm 2004 tăng.

=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội giữa các vùng 

- Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước; điều kiện sinh sống làm việc rất thuận lợi, dân cư chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ => đời sống người dân cao, thu nhập ổn định hơn.

- Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thấp => thu nhập và mức sống thấp.





Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng (Có trắc nghiệm và đáp án)
 Câu 1: So với năm 2004, thu nhập bình quân theo đầu người của nước ta năm 2012 tăng gấp

A.2,1 lần.      B.3,1 lần.

C.4,1 lần.      D.5,1 lần.

Đáp án: C

Giải thích : Để tính sự tăng gấp, ta lấy bình quân đầu người năm 2012/thu nhập bình quân đầu người năm 2004.

Câu 2: Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất chênh nhau

A. 2,0 lần.      B. 2,5 lần.

C. 3,0 lần.      D. 3,5 lần.

Đáp án: C

Giải thích : Để tính thu nhập bình quân đầu người năm 2012 giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất, ta lấy thu nhập bình quân đầu người năm 2012 giữa vùng cao nhất/vùng thấp nhất.

Câu 3: Để thể hiện sự phân hóa về thu nhập giữa các vùng của cả nước năm 2012, biểu đồ thích hợp là

A. biểu đồ tròn.      B. biểu đồ cột hoặc thanh ngang.

C. biểu đồ miền.      D. biểu đồ đường.

Đáp án: B

Giải thích : Để thể hiện rõ nhất sự phân hóa về thu nhập giữa các vùng của cả nước năm 2012 thì biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột (mỗi vùng 1 cột) hoặc có thể dùng biểu đồ thanh ngang (một dạng khác của biểu đồ cột).

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không chính xác?

A. Thu nhập bình quân đầu người nước ta có xu hướng tăng lên.

B. Thu nhập bình quân đầu người có sự phân hóa giữa các vùng.

C. Vùng có kinh tế phát triển có thu nhập cao và ngược lại.

D. Các vùng phía Bắc có thu nhập cao hơn các vùng phía Nam.

Đáp án: D

Giải thích : Thu nhập bình quân đầu người nước ta ngày càng tăng lên nhưng có sự phân hóa theo lãnh thổ, giữa các vùng và miền. Thu nhập bình quân đầu người cao ở các vùng kinh tế phát triển và thấp ở các vùng kinh tế kém phát triển, miền Bắc có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn miền Nam.

Câu 5: Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân theo đầu người cao nhất cả nước do

A. có nền kinh tế phát triển nhất .

B. có dân số ít nhất.

C. có nhiều khu công nghiệp nhất.

D. người dân năng động nhất trong cơ chế thị trường .

Đáp án: A

Giải thích : Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển sôi động nhất cả nước, luôn là vùng dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ số phát triển kinh tế như giá trị sản xuất công nghiệp, GDP, thu hút vốn đầu tư FDI,… vì vậy, Đông Nam Bộ trở thành vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước ta hiện nay.

Câu 6: Tây Bắc là vùng có thu nhập bình quân theo đầu người thấp nhất cả nước là do

A. có mật độ dân số thấp nhất.

B. có dân số đông nhất.

C. hoạt động kinh tế chủ yếu là nông-lâm nghiệp.

D. hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ.

Đáp án: C

Giải thích : Tây Bắc là vùng có địa hình núi cao đồ sộ nhất nước ta, là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số với hoạt động nông – lâm là chủ yếu, thu nhập thấp nên vùng này có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước.



................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Thầy cô nên tự soạn để hợp với trường lớp mình dạy hơn.

Tải miễn phí tài liệu địa lý tại đây.
Giáo án theo phương pháp PTNL (phát triển năng lực) học sinh.

Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé

Group:idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí


Lí thuyết 12 Lớp 12 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang