HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Trắc nghiệm Địa Lý 9 có đáp án và lơì giải (Tham khảo)

Trắc nghiệm Địa Lý 9 có đáp án và lơì giải (Tham khảo)

Trắc nghiệm Địa Lý 9 có đáp án và lơì giải
Trắc nghiệm Địa Lý 9 có đáp án và lơì giải
Theo SGK của BGD

Bài 1Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:

A. 52 dân tộc

B. 53 dân tộc

C. 54 dân tộc

D. 55 dân tộc

Đáp án

Câu 2: Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số:

A. 85%       B. 86%

C. 87%       D. 88%

Đáp án

Dân tộc kinh chiếm phần lớn dân số ở nước ta, khoảng 86% (1999).

Đáp án: B.

Câu 3: Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:

A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.

B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.

C. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

Đáp án

Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm có dân tộc Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

Đáp án: C.

Câu 4: Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do:

A. Điều kiện tự nhiên.

B. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.

C. Nguồn gốc phát sinh.

D. Chính sách của nhà nước.

Đáp án

Sự phân bố dân tộc dựa trên nhiều nhân tố: Tập quán sinh hoạt và sản xuất. Do mỗi dân tộc từ xưa đã có tập quán sinh hoạt và sản xuất khác nhau (người Mông sống trên núi cao → Ruộng bậc thang, người kinh ở đồng bằng → trồng lúa nước).

Đáp án: B.

Câu 5: Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở:

A. Đồng bằng

B. Miền núi

C. Trung du

D. Duyên Hải

Đáp án

Nước ta có 54 dân tộc và các dân tộc ít người như Mông, Thái, Ê Đê, Ba Na,… chủ yếu sống ở miền núi như Tây Bắc, dọc dãy trường Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên,…

Đáp án: B.

Câu 6: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:

A. Đồng bằng, duyên hải

B. Miền Núi

C. Hải đảo

D. Nước Ngoài

Đáp án

Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và duyên hải ven biển kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Đáp án: A.

Câu 7: Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:

A. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.

B. Tây, Nùng, Ê –Đê, Ba –Na.

C. Tày, Mừng, Gia-rai, Mơ nông.

D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.

Đáp án

Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông, Khơ Mú,…

Đáp án: A.

Câu 8: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:

A. Chăm, Khơ-me.

B. Vân Kiều, Thái.

C. Ê –đê, mường.

D. Ba-na, cơ –ho.

Đáp án

Vùng duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.

Đáp án: A.

Câu 9: Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của:

A. Dân tộc Tày; Nùng.

B. Dân tộc Thái, Mường.

C. Dân tộc Mông.

D. Dân tộc Ê-đê, Gia rai.

Đáp án

Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của: Dân tộc Thái, Mường.

Đáp án: B.

Câu 10: Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc:

A. Mông

B. Dao

C. Thái

D. Mường

Đáp án

Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người dân tộc Mông. Người dân tộc Mông ở Việt Nam hiện nay có trên 1 triệu người.

Đáp án: A.

 

Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Câu 1: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:

A. Tương đối thấp

B. Trung bình

C. Cao

D. Rất cao

Đáp án

Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án: A.

Câu 2: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm:

A. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.

C. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.

Đáp án

Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay có đặc điểm là tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng nhưng ở đồng bằng thấp hơn ở miền núi và nông thôn. Đồng thời mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

Đáp án: D.

Câu 3: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt trong khỏang thời gian nào?

A. Những năm cuối thế kỉ XIX.

B. Những năm cuối thế kỉ XX.

C. Những năm đầu thế kỉ XIX.

D. Những năm đầu thế kỉ XX.

Đáp án

Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào những năm cuối thế kỉ XX.

Đáp án: D.

Câu 4: Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:

A. Gia tăng tự nhiên cao

B. Do di dân vào thành thị

C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ

D. Nhiều đô thị mới hình thành

Đáp án

Câu 5: Nước ta có cơ cấu dân số:

A. Cơ cấu dân số trẻ.

B. Cơ cấu dân số già.

C. Cơ cấu dân số ổn định.

D. Cơ cấu dân số phát triển.

Đáp án

Với đặc điểm tỉ lệ người dưới độ tuổi lao dộng và trong độ tuổi lao động lớn, tỉ suất sinh cao, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động thấp nước ta có cơ cấu dân số trẻ.

Đáp án: A.

Câu 6: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào?

A. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí.

B. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.

C. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh.

D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.

Đáp án

Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm cho số công dân trong tương lai này.

Đáp án: B.

Câu 7: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:

A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.

B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.

C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.

D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.

Đáp án

Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.

Đáp án: D.

Câu 8: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp phải thực hiện chủ yếu là:

A. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

B. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số.

C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng.

D. Nâng cao chất lương cuộc sống.

Đáp án

Để giảm bớt tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp chủ yêu là cần phải thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án: A.

Câu 9: Cho bảng số liệu sau:

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 2 - Bài tập Địa Lí lớp 9 có lời giải chi tiết

Tỉ lệ dân số phụ thuộc của năm 1999 và 2009 lần lượt là:

A. 91,9 và 91,0

B. 66,5 và 75

C. 41,6 và 34

D. 34 và 41,6

Đáp án

Tỉ lệ dân số phụ thuộc là tổng tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động. Kết quả lần lượt là: 41,6 và 34.

Đáp án: B.

Câu 10: Cho bảng số liệu sau:

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 2 - Bài tập Địa Lí lớp 9 có lời giải chi tiết

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng:

A. Ngày càng giảm, đang ở mức thấp.

B. Ngày càng giảm, đang ở mức cao.

C. Ngày càng tăng, đang ở mức thấp.

D. Ngày càng tăng, đang ở mức cao.

Đáp án

Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 1979 - 2016.

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 1979: 1,26%

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2016: 0,92%

→ Ngày càng giảm, nhưng vẫn ở mức cao so với thế giới.

Đáp án: B.




................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Giáo án Lớp 9 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 9
Lên đầu trang