HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Trắc nghiệm - lớp 10 có phân bậc theo 4 mức độ (Tham khảo)

Trắc nghiệm - lớp 10 có phân bậc theo 4 mức độ (Tham khảo)

Trắc nghiệm - lớp 10 có phân bậc theo 4 mức độ (Tham khảo)

Bài 2 + 3. BẢN ĐỒ

1..Nhận biết
Câu 1. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố
A. không đồng đều. B. khắp lãnh thổ. C. phân tán, lẻ tẻ. D. theo điểm cụ thể. 
Câu 2. Đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. Hải cảng. B. Hòn đảo. C. Các dãy núi. D. Đường biên giới. 
Câu 3. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp
A. kí hiệu. B. nền chất lượng. C. chấm điểm. D. bản đồ - biểu đồ. 
Câu 4. Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào 
A. kí hiệu chữ viết. B. bảng chú giải. C. đường kinh, vĩ tuyến. D. tỉ lệ thước, số. 
Câu 5. Để xây dựng phương án tác chiến cần sử dụng loại bản đồ nào sau đây?
A. Bản đồ quân sự. B. Bản đồ hành chính. C. Bản đồ giáo khoa. D. Bản đồ tự nhiên. 
Câu 6. Để thể hiện thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ ta dùng phương pháp
A. kí hiệu. B. chấm điểm. C. đường chuyển động. D. bản đồ-biểu đồ. 
Câu 7. Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp
A. kí hiệu. B. chấm điểm. C. vùng phân bố. D. bản đồ - biểu đồ. 
Câu 8. Để tìm hiểu về chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào sau đây?
A. Bản đồ khí hậu. B. Bản đồ địa hình. C. Bản đồ nông nghiệp. D. Bản đồ địa chất. 
Câu 9. Hình thức biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ của phương pháp chấm điểm là
A. các điểm chấm trên bản đồ. B. những mũi tên trên bản đồ. 
C. các biểu đồ trên bản đồ. D. các ký hiệu trên bản đồ. 
Câu 10. Trong phương pháp kí hiệu, để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ thường đặt
A. các mũi tên vào đúng vị trí của đối tượng. B. các kí hiệu vào đúng vị trí của đối tượng. 
C. các chấm điểm vào đúng vị trí của đối tượng. D. các biểu đồ vào đúng phạm vi của lãnh thổ đó. 
Câu 11. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường dùng để thể hiện các đối tượng địa lí
A. di chuyển theo các tuyến. B. phân bố theo tuyến.
C. phân bố theo những điểm cụ thể. D. phân bố rải rác. 
Câu 12. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh
A. thư giãn sau khi học xong bài. B. học thay sách giáo khoa. 
C. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí. D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ trong bài. 
Câu 13. Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A. phân bố phân tán, lẻ tẻ. B. phân bố tập trung theo điểm. 
C. phân bố ở phạm vi rộng. D. phân bố theo tuyến.  
Câu 14. Phương pháp khoanh vùng thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A. phân bố tập trung theo điểm. B. phân bố ở những khu vực nhất định. 
C. phân bố ở phạm vi rộng lớn. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ. 
Câu 15. Các đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. các hòn đảo. B. các điểm dân cư.
C. các dãy núi. D. các đường ranh giới hành chính.
Câu 16. Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để
A. trang trí nơi làm việc. B. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. 
C. tìm đường đi, xác định vị trí. D. biết được sự phát triển KT-XH của một quốc gia. 
Câu 17. Trong học tập địa lí, khi sử dụng bản đồ vấn đề cần lưu ý đầu tiên là
A. đọc kĩ bảng chú giải. B. chọn bản đồ phù hợp với nội dung.
C. nắm được tỉ lệ bản đồ. D. xác định phương hướng trên bản đồ. 
Câu 18. Những bản đồ không vẽ kinh vĩ tuyến muốn xác định phương hướng dựa vào
A. mũi tên chỉ hướng Đông. B. mũi tên chỉ hướng Tây. 
C. mũi tên chỉ hướng Nam. D. mũi tên chỉ hướng Bắc. 
Câu 19. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện
A. tính chất của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. 
B. chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. 
C. giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. 
D. động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. 
Câu 20. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ sử dụng. 
B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao. 
C. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới. 
D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện càng lớn. 

2. Thông hiểu
Câu 21. Trước khi đọc bản đồ cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào sau đây?
A. Tỉ lệ bản đồ. B. Phương hướng. C. Bảng chú giải. D. Nội dung bản đồ. 
Câu 22. Trên bản đồ kí hiệu chữ thường thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây?
A. Bôxít. B. Dầu khí. C. Than đá. D. Quặng sắt. 
Câu 23. Phương pháp chấm điểm không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng
A. cơ cấu. B. sự phân bố. C. số lượng. D. chất lượng. 
Câu 24. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động?
A. Hướng gió. B. Dòng biển. C. Dòng sông. D. Hướng bảo. 
Câu 25. Để thể hiện luồng di dân trên bản đồ cần phải dùng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp chấm điểm. B. Phương pháp kí hiệu.
C. Phương pháp bản đồ biểu đồ. D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. 
Câu 26. Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp
A. kí hiệu. B. vùng phân bố. 
C. chấm điểm. D. kí hiệu đường chuyển động. 
Câu 27. Để thể hiện số lượng đàn bò của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp 
A. kí hiệu. B. bản đồ - biểu đồ. 
C. chấm điểm. D. vùng phân bố. 
Câu 28. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là
A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá. B. biên giới, đường giao thông. 
C. các luồng di dân, các luồng vận tải. D. các nhà máy, đường giao thông. 
Câu 29. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng
A. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu. B. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu. 
C. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu. D. sự khác nhau về độ nét kí hiệu. 
Câu 30. Nhận định đúng về sự thể hiện của phương pháp khoanh vùng là
A. Thể hiện được qui mô của đối tượng. 
B. Thể hiện được sự phân bố của các đối tượng địa lí. 
C. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng. 
D. Thể hiện sự phổ biến của 1 loại đối tượng riêng lẻ tách ra với các loại đối tượng khác. 

3. Vận dụng
Câu 31. Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 6. 000. 000 thì 1cm trên bản đồ sẽ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A. 60 m. B. 6 km. C. 60 km. D. 600 km. 
Câu 32. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 300 000, 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A. 0, 9 km. B. 9 km. C. 90 km. D. 900 km. 
Câu 33. Tỉ lệ bản đồ 1:10. 000. 000 cho biết 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu ki lô mét ngoài thực địa?
A. 10. B. 100. C. 1000. D. 10000. 
Câu 34. Dựa vào bản đồ sau, cho biết gió mùa đông thổi qua biển Nhật Bản vào Nhật Bản theo hướng nào?
 

A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Nam. 

4. Vận dụng cao
Câu 35. Để trình bày và giải thích chế độ mưa của vùng núi Tây Bắc ở Việt Nam, cần phải sử dụng bản đồ nào sau đây?
A. Khí hậu và địa hình. B. Địa hình và địa chất. C. Thủy văn và địa hình. D. Địa chất và đất đai. 
Câu 36. Khoảng cách từ Hà Nội đến Móng Cái là 101, 5km. Trên bản đồ Việt Nam khoảng giữa hai thành phố này là 14, 5cm. Hỏi bản đồ Việt Nam có tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1:700. 000. B. 1:7. 000. 000. C. 1:70. 000. D. 1:7. 000. 




 






................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
Giáo án Lí thuyết 10 Lớp 10 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 10
Lên đầu trang