HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 11- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 11- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC



MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

 

Câu 1: Phân tích vị trí quan trọng nhiều mặt của khu vực Tây Nam Á

Trả lời

Tây Nam Á là khu vực có vị trí quan trọng nhiều mặt:

- Án ngữ trên tuyến giao thông đương biển quan trọng từ châu Á sang châu Âu và ngược lại bằng kênh đào Xuye

- Là nơi tiếp giáp cả 3 châu lục Á – Âu – Phi

- Cung cấp 65% sản lượng dầu mỏ của thế giới

- Là cái nôi của 3 tôn giáo lớn: Do Thái, đạo Hồi, Thiên chúa giáo

- Là đầu cầu để thâm nhập vào khu vực cũng có tiềm năng lớn về dầu mỏ là Trung Á

- Vị trí tiếp cận với các quốc gia có tiềm năng hạt nhân.

Câu 2: Hãy cho biết các đặc điểm chung về tự nhiên, xã hội, kinh tế ở các nước Tây Nam Á

Trả lời

a) Đặc điểm về tự nhiên

- Vị trí địa lí: nằm ở ngã 3 lục địa Á – Âu - Phi, trên các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng từ ĐTD đi Ấn Độ Dương

- Địa hình: núi và cao nguyên chiếm ưu thế, đồng bằng ít

- Khí hậu: phần lớn là khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới khô, cảnh quan hoang mạc là chủ yếu.

- Khoáng sản: dầu là tài nguyên quan trọng, nhất là các nước ven vịnh Pec-xich cung cấp tới 65% nhu cầu cho thế giới.

b) Đặc điểm về xã hội

- Là nơi xuất hiện nền văn minh cổ đại

- Là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới

- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi

- Thu nhập bình quân đầu người chênh lệch lớn: những nước có dầu thì thu nhập khá cao (Ả rập Xeeut: 7000 USD/ng, Qua ta: 12.300 USD/ng), còn các nước không có dầu thì thấp.

- Những cuộc xung đột kéo dài, gây bất ổn định về chính trị - xã hội

c) Đặc điểm về kinh tế

- Đa số các nước kinh tế chưa phát triển, một số nước có dầu mỏ mặc dù thu nhập cao nhưng không bền vững vì là xuất khẩu tài nguyên.

- Nông nghiệp kém phát triển vì thiếu nước, đất canh tác ít, trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao. Đa số phải nhập khẩu nông sản (trừ Ixraen).

- Công nghiệp: các nước có dầu thì có ngành công nghiệp khai khoáng và lọc dầu, các nước khác thì không đáng kể.

Câu 3: Vì sao nói khu vực Tây Nam Á và Trung Á là điểm nóng của thế giới? Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp?

Trả lời

a) Đây là điểm nóng của thế giới vì:

- Có vị trí địa chính trị quan trọng (Dẫn chứng)

- Vấn đề dầu mỏ

+ Tây Nam Á là nguồn cung cấp dầu mỏ chính của thế giới nên chịu nhiều sức ép chính trị của thế giới cũng như của các thế lực cực đoan vụ lợi.

+ Trung Á khai thác dầu mỏ tuy chưa nhiều nhưng đã được thế giới biết đến là khu vực có tiềm năng lớn về dầu khí

- Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố

+ Thường xuyên xuất hiện xung đột, mâu thuẫn giữa các giáo phái của đạo Hồi, giữa các tín đồ Hồi giáo với đạo Do Thái, Thiên chúa giáo.

+ Các vụ đánh bom, khủng bố ám sát thường xuyên xảy ra, nhất là khu vực Tây Nam Á

- Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.

b) Nguyên nhân: 

- Do tranh chấp quyền  lợi về đất đai, nguồn nước, tài nguyên khác

- Do sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc và nguồn gốc lịch sử

- Do sự can thiệp của các thế  lực bên ngoài nhằm vụ lợi.

c) Hậu quả

- Sự bất ổn về chính trị ở khu vực này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, mà còn ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

- Ảnh hưởng tới giá dầu trên bình diện toàn thế giới, đe dọa cuộc khủng hoảng năng lượng

d) Giải pháp

Cần giải quyết triệt để các nguyên nhân gây mất ổn định, như:

- Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên.

- Xóa bỏ định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề về lịch sử

- Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài để có được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế một cách công bằng.

- Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và mức sống của người dân.

Câu 4: Khu vực Tây Nam Á vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý? Những sự kiện nào diễn ra một cách dai dẳng nhất cho đến nay vẫn chưa chấm dứt? Nêu nguyên nhân, hậu quả của nó đến sự phát triển KT- XH của mỗi nước trong khu vực? Em có đề xuất gì để chấm dứt tình trạng này?

Trả lời

a) Sự kiện đáng chú ý:

Xảy ra các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, tôn giáo, giữa các giáo phái Hồi giáo, hình thành các phong trào li khai, nạn khủng bố ở nhiều quốc gia.

b) ở Tây Nam Á, diễn ra 1 cách dai dẳng nhất chính là mâu thuẫn giữa Ixraen và Palextin, Ixraen với các nước Ả rập, và chiến tranh với Mĩ

c) Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp: Như câu 4

Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học về tự nhiên – kinh tế - xã hội, em hãy giải thích vì sao phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới?

Trả lời

Phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới vì:

* Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

- Đồng bằng nhỏ, khí hậu khô hạn, diện tích đất hoang hóa ngày càng tăng🡢thiếu hụt lương thực, thực phẩm.

- Địa hình núi và cao nguyên, bồn địa, sa mạc🡢khó khăn cho giao thông, giao lưu kinh tế-văn hóa giữa các khu vực của châu Phi

- Tài nguyên: khoáng sản và lâm sản bị các công ti tư bản nước ngoài vơ vét, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên và tàn phá môi trường

* Điều kiện KT-XH

- Chậm phát triển về KT, phụ thuộc nước ngoài nhiều, chịu sự cướp bóc thống trị của chủ nghĩa thực dân về con người và tài nguyên qua nhiều thế kỉ, kìm hãm các nước châu Phi phát triển trong nghèo đói và lạc hậu.

- Phần lớn các nước giành độc lập từ giữa thế kỉ XX, nhưng nhiều nước châu Phi mới hình thành sau độc lập được manh nha từ các bộ lạc nên khả năng quản lí còn thấp, không giám sát được tài nguyên, chưa tạo lập được cơ sở hạ tầng phù hợp

- Một số quốc gia chưa tự chủ được, vẫn dựa vào đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

- Do những xung đột về sắc tộc, chiến tranh (cuộc xung đột bờ biển Ngà năm 2002 làm cho 22 ngàn người thiệt mạng, gần 1 triệu người phải dời bỏ nhà cửa)

- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ

- Đói nghèo, bệnh tật (năm 2004, châu Phi có 314 triệu người nghèo đói. Năm 2005 có 22,9 triệu người châu Phi chết vì HIV, chiếm 91% số người chết vì căn bệnh này của toàn thế giới, chiếm 20% số người bị bệnh sốt rét của thế giới).

Câu 6: Hãy chứng minh “Mĩ La Tinh là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi”. Nêu những mặt hạn chế về ĐKTN của khu vực này

Trả lời

a) Những ưu đãi của tự nhiên

- Vị trí địa lí:

+ Nằm giữa 2 đại dương lớn là ĐTD và TBD nên thuận lợi trong việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường biển

+ Kênh đào Pa-na-ma có giá trị giao thông, thu thuế, và trao đổi với các nước

+ Nằm trong khu vực giảu tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Tài nguyên thiên nhiên

+ Đất đai màu mỡ, diện tích đồng bằng lớn (đồng bằng A ma dôn, Pam-pa)

+ Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông A-ma-dôn có lưu lượng nước lớn nhất thế giới, ngoài ra còn một số con sông khác.

+ Khí hậu có sự phân hóa từ nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới

+ Đường bờ biển dài, thuận lợi cho ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

+ Khoáng sản dồi dào, một số loại có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, than, sắt…

+ Tài nguyên rừng phong phú (rừng A-ma-dôn là kho gỗ lớn của thế giới)

b) Hạn chế

- Núi lửa, động đất ở phía tây Mĩ La Tinh và Trung Mĩ

- Bão nhiệt đới ở vùng vịnh Ca-ri-bê

- Ngập lụt ở đồng bằng A-ma-dôn.

Câu 7: Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế không đều?

Trả lời

Nguyên nhân vì:

- Chế độ chiếm hữu ruộng đất: phần lớn đất canh tác thuộc các chủ trang trại chiếm giữ, đa số dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm dẫn tới hiện tượng đô thị hóa tự phát, dân đô thị chiếm tới 75% dân số, và 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn.

- Đất canh tác của các chủ trang trại chủ yếu trồng cây công nghiệp xuất khẩu, ít chú trọng phát triển cây lương thực và bị nước ngoài khống chế

- Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh đến phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, khiến cho đầu tư nước ngoài giảm mạnh

- Các nước Mĩ La Tinh duy trì quá lâu cơ cấu xã hội phong kiến, các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội

- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế xã hội độc lập tự chủ, nên kinh tế các nước MLT chậm phát triển, thiếu ổn định, phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài (nhất là Hoa Kì).


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
Học sinh giỏi Học sinh giỏi 11 HSG 11 Lớp 11 Olympic 11 Tin tức
Lên đầu trang