HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Trả lời câu hỏi tương tác, trắc nghiệm và tự luận Modul 4 - Đầy đủ

Trả lời câu hỏi tương tác, trắc nghiệm và tự luận Modul 4 - Đầy đủ

Trả lời câu hỏi tương tác, trắc nghiệm và tự luận MÔ ĐUN 4 - Đầy đủ

1. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì?

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường hướng tới các mục tiêu cụ thể dưới đây :

·       Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục.

·       Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và GV trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các PPDH và đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS.

·       Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ HS và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.


2. Phân tích và lấy ví dụ minh họa cụ thể việc thực hiện yêu cầu: “Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường” trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường? 


·       Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của HS và đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhà trường: Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần được xây dựng phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của HS, bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nhà trường cần lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực HS, phù hợp với đặc điểm HS. Đồng thời khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

·       Ví dụ: Đối với trường tôi đối tượng HS đa dạng (có cả HS ở thành thị và nông thôn..) nên khi xây dựng kế hoạch giáo dục cần căn cứ vào điều kiện của địa phương, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục chủ yếu là trên lớp kết hợp với xem video giới thiệu , chưa có điều kiện tham quan thực tế, tuy nhiên nhà trường cũng đã trang bị đầy đủ máy chiếu nên tôi có thể áp dụng các kĩ thuật dạy học mới vào dạy học.




3.  - Do diễn biến tình hình dịch bệch COVID 19 phức tạp nên trong năm học 2020-2021 Bộ GD&ĐT đã ban hành CV 4040 thực hiện giảm tải nội dung dạy học để tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong công tác giảng dạy. Kết hợp với đặc điểm do học sinh có khả năng nhận thức khác nhau nên việc xây dựng phân phối cần kết hợp các tiết ôn tập trước khi kiểm tra đánh giá để học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng địa lí cơ bản. Từ đó có định hướng ôn tập tốt nhất cho việc kiểm tra giữa kì và cuối kì. Tại đơn vị tôi đã triển khai xây dựng và phân phối thời gian thực hiện chương trình của môn Địa lí lớp 11 cụ thể như sau:

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ  LỚP 11 NĂM HỌC 2021-2022

Cả năm: 35 tiết 

Kì 1: 18 tiết. 18 tuần x 1 tiết/tuần

Kì 2: 17 tiết. 17 tuần x 1 tiết/tuần

STT

Bài học

Số tiết

Thời điểm

Thiết bị dạy học

Địa điểm dạy học

1

Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

1

Tuần 1

Bản đồ các nước trên thế giới

Lớp học

2

Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.

1

Tuần 2

Bản đồ các nước trên thế giới

Lớp học

3

Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

2

Tuần 3

Bản đồ các nước trên thế giới

Lớp học

4

Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (tiếp)

Tuần 4

Bản đồ các nước trên thế giới

Lớp học

5

Bài 5: Một số vấn đề của khu vực và châu lục.

Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi.

3

Tuần 5

Bản đồ tự nhiên; Bản đồ kinh tế châu Phi

Lớp học

6

Bài 5: Một số vấn đề của khu vực và châu lục.

Tiết 2: Một số vấn đề của khu vực Mĩ La tinh

Tuần 6

Bản đồ tự nhiên; Bản đồ kinh tế Mĩ La Tinh

Lớp học

7

Bài 5: Một số vấn đề của khu vực và châu lục.

Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

Tuần 7

Bản đồ tự nhiên; Bản đồ kinh tế khu vực Tây Nam Á và Trung Á

Lớp học

8

Ôn tập giữa HK I

1

Tuần 8

 

Lớp học

9

Kiểm tra giữa HK I

1

Tuần 9

 

Lớp học

10

Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì.

Tiết 1: Tự nhiên và dân cư.

3

Tuần 10

Bản đồ tự nhiên; Bản đồ phân bố dân cư Hoa Kì.

Lớp học

11

Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (tiếp theo).

Tiết 2: Kinh tế.

Tuần 11

Bản đồ kinh tế Hoa Kì.

Lớp học

12

Bài 7: Liên minh châu Âu (EU)

Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới

3

Tuần 12

Bản đồ các nước trên thế giới. Bản đồ các nước liên minh châu Âu

Lớp học

13

Bài 7: Liên minh châu Âu (EU)

Tiết 2: EU - Hợp tác liên kết để cùng phát triển

Tuần 13

Bản đồ các nước trên thế giới. Bản đồ các nước liên minh châu Âu

Lớp học

14

Ôn tập cuối HK I

1

Tuần 14

 

Lớp học

15

Kiểm tra cuối HK I

1

Tuần 15

 

Lớp học

16

Bài 8: Liên bang Nga

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

3

Tuần 16

Bản đồ tự nhiên Liên bang Nga; Bản đồ dân cư Liên bang Nga.

Lớp học

17

Bài 8: Liên bang Nga

Tiết 2: Kinh tế

Tuần 17

Bản đồ kinh tế Liên bang Nga.

Lớp học

18

Bài 9: Nhật Bản.

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.

3

Tuần 18

Bản đồ tự nhiên Nhật Bản; Bản đồ phân bố dân cư Nhật Bản.

Lớp học

19

Bài 9: Nhật Bản (Tiếp theo)

Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.

Tuần 19

Bản đồ kinh tế Nhật Bản.

Lớp học

20

Ôn tập giữa HK II

1

Tuần 20

 

Lớp học

21

Kiểm tra giữa HK II

1

Tuần 21

 

Lớp học

22

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

Tiết 1: Tự nhiên dân cư và xã hội.

2

Tuần 22

Bản đồ tự nhiên; Bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc.

Lớp học

23

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

Tiết 2: Kinh tế

Tuần 23

Bản đồ kinh tế Trung Quốc

Lớp học

24

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

3

Tuần 24

Bản đồ các nước trên thế giới; Bản đồ tự nhiên; dân cư Đông Nam Á

Lớp học

25

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

Tiết 2: Kinh tế

Tuần 25

Bản đồ kinh tế Đông Nam Á

Lớp học

26

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Tuần 26

 

Lớp học

27

Ôn tập

1

Tuần 27

 

Lớp học

28

1

Tuần 28

29

1

Tuần 29

30

1

Tuần 30

31

1

Tuần 31

32

1

Tuần 32

33

1

Tuần 33

34

Ôn tập cuối HK II

1

Tuần 34

 

Lớp học

35

Kiểm tra cuối HK II

1

Tuần 35

 

Lớp học

 

4. Tính mở của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã gây ra khó khăn/lúng túng gì cho tổ bộ môn trong xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?

Tính mở của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã gây không ít khó khăn gồm:

·       Khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ: Kế hoạch còn chịu nhiều chi phối từ kế hoạch của Sở, Bộ theo bộ môn, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh, kế hoạch đã được thiết lập để BGH duyệt thì lại có sự thay đổi, kế hoạch giảng dạy bắt buộc phải thay đổi.- Nhiều kế hoạch hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa phải dựa theo chương trình do Sở đưa ra nên GV không thể sáng tạo nội dung ngoại khóa.

·       Các trường và tổ chuyên môn sẽ gặp khó khăn khi xây dựng kế hoạch giáo dục vì phải dựa vào năng lực chuyên môn của GV, năng lực học tập của HS và cơ sở vật chất của nhà trường.Yêu cầu cao ở cơ sở GD,GV tính chủ động, sáng tạo, là điểm tiến bộ, cũng là cái khó trong xây dựng, thực hiện kế hoạch GD nhà trường.

·       Tài liệu giáo dục địa phương do UBND cấp tỉnh tổ chức biên soạn, thẩm định còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng; việc quy định Bộ GDĐT phê duyệt tài liệu do địa phương biên soạn, thẩm định gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.Chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Số lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL còn thừa thiếu cục bộ; đồng thời còn thiếu so với quy định, đặc biệt là cấp tiểu học. Đội ngũ GV còn chưa đồng bộ về cơ cấu, nhất là đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, đặc biệt trong bối cảnh triển khai thực hiện. Chương trình GDPT 2018 có một số môn học mới.

 

5. Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học?

Giáo viên có vai trò trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học như sau:

Mỗi GV của tổ chuyên môn đều phải góp phần vào xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ. Trong đó, tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn. Các thành viên khác của tổ dưới sự tổ chức và phân công nhiệm vụ của tổ trưởng sẽ tham gia vào quá trình này. GV tổ bộ môn cần tích cực, chủ động đề xuất các ý tưởng, tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến, phản hồi để hoàn thiện kế hoạch. Sự tham gia của các thành viên tổ chuyên môn sẽ đảm bảo việc xây dựng một kế hoạch có tính thống nhất, sự đồng thuận cao trong việc thiết lập các kế hoạch và mục tiêu chung của tổ để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trong năm học.



6. Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần thể hiện được các nội dung chính nào? Đâu là nội dung quan trọng nhất?

Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên bao gồm kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.

Kế hoạch dạy học gồm những nội dung chính sau:

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp

2. Tình hình đội ngũ

3. Thiết bị dạy học

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập 

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

2. Chuyên đề lựa chọn

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

III. Các nội dung khác:

1. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:

2. Bồi dưỡng HS giỏi

Nội dung quan trọng nhất đó là kế hoạch dạy học trong năm học


7. Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn? Tại sao?

- Bước 1: Phân tích chương trình để xác định các mạch nội dung theo khối lớp trong chương trình và thời lượng của từng mạch nội dung/ tổng số tiết của chương trình để xác định số tiết cho từng mạnh nội dung.

- Bước 2: Phân tích các mạch nội dung để xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của từng chủ đề và phân chia thời lượng cho từng chủ đề.

- Bước 3. Xác định thiết bị dạy học

- Bước 4. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá định kì

- Bước 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

- Bước 6. Xây dựng kế hoạch cho các nội dung khác (nếu có)

8. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu nào? Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên

·       Đảm bảo tính pháp lí: Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của cá nhân, GV cần theo đúng các văn bản hướng dẫn của ngành, đảm bảo các điều lệ được quy định, phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch giáo dục của GV phải là một kế hoạch để triển khai nhiệm vụ, cần bám sát kế hoạch của tổ chuyên môn, của nhà trường để có sự thống nhất, đồng bộ, tạo điều kiện cho việc thực hiện các công việc chung.

·       Đảm bảo tính thực tiễn: Mỗi nhà trường phổ thông được đặt trong một bối cảnh khác nhau về tình hình kinh tế xã hội, về tài chính, về nguồn lực và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, khi xây dựng KHGD của cá nhân, GV cần phải phân tích điều kiện thực tế để xác định mục tiêu phù hợp, xác định được phương thức thực hiện khả thi và tìm kiếm nguồn hỗ trợ để thực hiện công việc hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, GV cần dựa trên khả năng của bản thân, đặc điểm đối tượng HS để xây dựng kế hoạch một cách phù hợp. Chẳng hạn như xác định các thiết bị dạy học phải phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, khả năng xây dựng của bản thân, đặc điểm của đối tượng HS.

·       Đảm bảo sự cụ thể, rõ ràng của nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hành động: Trên cơ sở kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch của GV cần thể hiện cụ thể, rõ ràng về cả trình tự và các yếu tố để thực hiện nhiệm vụ như thời gian, thời điểm, địa điểm, các phương tiện hỗ trợ… để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện. Các kế hoạch cho các nhiệm vụ khác nếu có cũng phải được cụ thể hóa theo hướng này.

·       Đảm bảo tính khả thi: Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của cá nhân, GV cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng, phân tích điểm mạnh, hạn chế và các yếu tố khác của bản thân có ảnh hưởng đến mức độ và tiến độ thực hiện công việc để đảm bảo các kế hoạch có khả năng thực hiện được. Bên cạnh chú ý đến các mốc thời gian chung của nhà trường như thời điểm kiểm tra, đánh giá định kì; kết thúc các học kì, năm học; các dịp nghĩ lễ… GV cũng cần chú ý đến việc sắp xếp và phân bổ các công việc phù hợp trong cả năm học theo các lộ trình ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thực hiện hiệu quả.

·       Đảm bảo tính khoa học: Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn của GV là một hoạt động của cá nhân trong hoạt động giáo dục, những kế hoạch được đề ra cần phải dựa trên những nguyên lí, nguyên tắc của khoa học giáo dục.

·       Đảm bảo tính linh hoạt: Kế hoạch giáo dục của GV thiết lập các cơ sở rõ ràng cho việc triển khai các công việc trong năm học, tuy nhiên đây không phải là một kế hoạch cứng nhắc mà có thể điều chỉnh linh hoạt xuất phát từ yêu cầu của tình hình thực tế khi thực hiện. Vì thế, khi xây dựng kế hoạch, GV cần cân nhắc nhiều yếu tố để có phương án phù hợp nhất, đồng thời cũng cần xem xét các tình huống, vấn đề có thể xả ra ảnh hưởng đến công việc để có phương án dự phòng. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kế hoạch, căn cứ trên tình hình và yêu cầu thực tế, kế hoạch có thể được điều chỉnh.

Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Đảm bảo tính linh hoạt: Kế hoạch giáo dục của GV thiết lập các cơ sở rõ ràng cho việc triển khai các công việc trong năm học, tuy nhiên đây không phải là một kế hoạch cứng nhắc mà có thể điều chỉnh linh hoạt xuất phát từ yêu cầu của tình hình thực tế khi thực hiện. 


9. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và kế hoạch giáo dục của giáo viên có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và kế hoạch giáo dục của giáo viên có mối quan hệ với nhau:

Kế hoạch của tổ chuyên môn khi được phê duyệt bởi Hiệu trưởng nhà trường sẽ là căn cứ để GV triển khai thực hiện. GV cần nắm rõ các công việc và nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch để thực hiện theo đúng lịch trình. Mỗi GV có thể cụ thể hóa kế hoạch của tổ chuyên môn thành kế hoạch cá nhân chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả. Quá trình thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch của tổ chuyên môn vì thế vừa là quá trình thực hiện các kế hoạch đặt ra, vừa là quá trình cá nhân hóa các nhiệm vụ phù hợp với mỗi GV trong năm học.


10. Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.

Kế hoạch giáo dục của GV được xây dựng trên cơ sở các nhiệm vụ được tổ chuyên môn phân công. Vì thế, không có một cách thức cố định để xây dựng loại kế hoạch này vì nó còn phụ thuộc vào nhiệm vụ mà GV được phân công, và đây cũng là một quá trình mà GV có thể lên kế hoạch song song cho nhiều nhiệm vụ.

Bước 1. Xác định nội dung công việc

Bước 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục của GV 

1. Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn (nếu có):

2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có):

3. Rà soát, chỉnh sửa và trình tổ trưởng chuyên môn kí duyệt:

Bước 3. Tổ chức thực hiện

Bước 4. Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch giáo dục của cá nhân


11. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vai trò gì trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình giáo dục môn học?

Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có những vai trò sau đây: 

  • Giúp thiết lập môi trường dạy học phù hợp: Trong một kế hoạch bài dạy, mục tiêu dạy học là cố định và các chiến lược giảng dạy, phương pháp, kỹ thuật dạy 
  • học và các phương tiện hỗ trợ… được quyết định trước. Khi một môi trường giảng dạy với các yếu tố liên quan được thiết lập một cách thích hợp, nhiệm vụ giảng dạy sau đó sẽ diễn ra theo cách đã được lên kế hoạch từ trước. Điều này là một sự đảm bảo cho các mục tiêu dạy học và giáo dục đã đề ra được thực hiện có hiệu quả.
  • Định hướng tâm lý giảng dạy: Cùng với việc sử dụng các chiến lược, kỹ thuật và phương tiện giảng dạy phù hợp, các yếu tố liên quan đến HS như sở thích, năng khiếu, nhu cầu, năng lực của HS… khi dạy học cũng được lưu ý và cân nhắc. Việc dạy học trên thực tế vì thế sẽ trở nên tâm lý hơn. Với một kế hoạch được chuẩn bị trước, GV cũng sẽ hình dung rõ ràng về sự liên hệ giữa nội dung bài học và đối tượng HS của mình. Điều này làm dấy lên sự tự tin của họ. Khi một GV phát triển cảm giác tự tin thì họ sẽ tổ chức các hoạt động học tập cho HS với sự nhiệt tình và niềm vui thực sự.
  • Giới hạn các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy: Trong một kế hoạch bài dạy, có những vấn đề liên quan đến bài học có thể trở nên hạn chế hoặc không cần thiết do bối cảnh lớp học hoặc các vấn đề khác như sự chi phối của thời gian. Điều này cho phép GV từ bỏ những thứ không liên quan để xác định rõ ràng, có giới hạn việc giảng dạy các kiến thức một cách hệ thống và có tổ chức cho HS.
  • Sử dụng hiệu quả kiến thức đã có của HS: Trong việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy, GV phát triển các kiến thức mới trên cơ sở kiến thức trước đây của HS. Điều này cho phép HS thuận lợi trong việc đạt được kiến thức mới, phát triển năng lực, GV thành công trong việc giúp HS đạt được mục tiêu. Kế hoạch dạy học cũng giúp GV tạo lập sự kết nối hợp lí giữa kế hoạch bài dạy này với các kế hoạch bài dạy khác về nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá nhằm tạo sự kết nối để đạt mục đích khóa học, năm học.
  • Phát triển kỹ năng dạy học của GV: Kế hoạch dạy học đóng vai trò là phương tiện quan trọng để phát triển kỹ năng dạy học của GV. Trong kế hoạch của mình, GV định hướng các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy học sẽ thực hiện trên lớp, điều đó cần các kĩ năng cơ bản như xác định mục tiêu, thiết kế các hoạt động học tập… từ đó xác định cách thức hoạt động, tương tác trên lớp học một cách hiệu quả. Và thông qua việc chuẩn bị cho cách thức tương tác và hoạt động một cách kĩ lưỡng, qua nhiều bài học khác nhau, GV sẽ ngày càng phát triển và thành thạo các kĩ năng dạy học của họ.
  • Sử dụng hiệu quả thời gian: Kế hoạch dạy học được chuẩn bị sẽ giúp GV cân đối thời gian cho các hoạt động, hướng đến nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bằng cách chuẩn bị kế hoạch bài dạy, GV sẽ nhận thức được điều gì, khi nào và mức độ sẽ được thực hiện trong lớp học. Nhờ đó, các hoạt động dạy học tiến triển một cách liên tục, hạn chế thời gian trống lãng phí, đưa tất cả các HS vào các nhiệm vụ một cách phù hợp. Những điều này cũng dẫn đến tính kỉ luật trong lớp học.


12. Tại sao trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ?

Trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ là do:

Một kế hoạch bài dạy được chuẩn bị càng cẩn thận sẽ là tiền đề tốt giúp GV thực hiện dạy học hiệu quả. Mặc dù vậy, GV nên đảm bảo rằng kế hoạch đó có thể linh hoạt thay đổi như một sự phát triển bài học và những yêu cầu xuất phát từ phía người học. Kế hoạch bài dạy theo đó là bản thiết kế để sử dụng như một hướng dẫn chứ không phải là một công thức cố định để tuân thủ. Điều này yêu cầu GV trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy Địa lí phải nghiên cứu kĩ đặc điểm của đối tượng HS, xem xét các điều kiện về CSVC của nhà trường, sự sẵn có hay không của phương tiện dạy học, đồng thời chú ý xem xét sự đa dạng của các hoạt động, dự phòng các tình huống phát sinh trong thực tiễn dạy học


13. Điểm khác biệt giữa cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 với cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 là gì? 

Điểm khác biệt giữa cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 với cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 là :

Cấu trúc của KHBD một chủđề/bài học có thể khác nhau tùy vào ý kiến chủ quan của từng GV sao cho phù hợp với nội dung và đối tượng dạy học. Tuy nhiên, một KHBD theo hướng phát triểnphẩm chất và năng lực HS cần lưu ý hướng đến việc cụ thể hóa mục tiêu pháttriển phẩm chất và năng lực (hoặc năng lực thành phần), đến việc tích cực hóa các hoạt động học tập của HS, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểmtra đánh giá các mục tiêu đã đặt ra. 

Cụ thể về điểm khác biệt:

Cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 có 4 hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề...

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề...

Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

*Cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 có 5 hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề...

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề...

Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động 5: Tìm tòi- Mở rộng



14. Hãy phân tích mối liên hệ của các mô đun 1, 2, 3 đã tập huấn với mô đun 4 trong bảng “Chuỗi hoạt động học của chủ đề” (Thể hiện trong Bước 2. Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của hoạt động)

Có Mối liên hệ mật thiết, thống nhất:

Modul 1: Là nội dung khái quát về chương trình GDPT 2018 và mục đích yêu cầu đối với bộ môn Địa lí từ đó xác định nhiệm vụ học tập.

Modul 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩmchất, năng lực học sinh từ đó xác đinh các bước trong quá trình xây dựng chuỗibài dạy, xác định được phẩm chất và năng lực cụ thể đối với từng chủ đề.

Modul 3: “Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực”từ đó xây dựng hình thức kiểm tra phù hợp qua hoạt động luyện tập, vận dụng Chuỗi hoạt động dạy học cần thể hiện được tiếntrình tổ chức dạy học gồm: (1) Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập – (2)Hình thành kiến thức mới/ giải quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ đặt ra – (3)Luyện tập – (4) Vận dụng (Tham khảo phụ lục 4 – Công văn 5512). Tùy thuộc vàotừng kiểu bài dạy, GV có thể linh hoạt trong việc xác định chuỗi các hoạt độngdạy học. Tuy nhiên, GV cần lưu ý, không phải một bài học có bao nhiêu

nội dung kiến thức thì GV sẽ tiến hành xây dựng bấy nhiêu hoạt động hình thành kiến thứcmới, đồng thời không nhất thiết KHBD nào cũng đều phải có hoạt động vận dụng,hoặc hoạt động vận dụng có thể được giao cho HS về nhà làm...



15. Thầy (cô) hãy cho biết các ý kiến góp ý của các thành viên tổ chuyên môn trong video tập trung vào những nội dung nào? 

Các ý kiến góp ý của các thành viên tổ chuyên môn trong video tập trung vào những nội dung:

- Kế hoạch bài dạy đã đáp ứng tốt các tiêu chí theo hướng dẫn của công văn 5555, thể hiện các tiêu chí đều được đánh giá ở mức 3

-Cần bổ sung thêm trong mục tiêu: phẩm chất, năng lực

- Phân bố lại thời gian cho các hoạt động

-Về phần đánh giá nên chú ý xây dựng thêm công cụ đánh giá rubic cho sản phẩm báo cáo, khuyến khích học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau

- Tăng độ khó cho các bài tập

Cấu trúc của Kế hoạch bài dạy, cụ thể là hoạt động luyện tập đã lồng ghép vào hoạt động hình thành kiến thức mới

2. Trả lời câu hỏi

Thầy (cô) có đề xuất gì để cải tiến quy trình tổ chức buổi sinh hoạt tổ chuyên môn và kế hoạch bài dạy trong video?

Muốn sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả, trước hết sở GD cần có công văn hướng dẫn cụ thể về thực hiện nội dung chương trình môn học trước khi tổ chức dạy.

-GVBM có trách nhiệm nghiên cứu trước nội dung của bộ môn mình phụ trách, xây dựng kế hoạch.

-Tổ bộ môn cần hỗ trợ GV phụ trách xây dựng chuyên đề. GVBM góp ý thẳng thắn. - Cần nhận xét góp ý chi tiết hơn nữa cho đồng nghiệp.








................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Day-hoc-online Giáo viên modul Tin tức
Lên đầu trang