Mỹ La Tinh

 
Mỹ Latinh (tiếng Tây Ban NhaAmérica Latina hay Latinoaméricatiếng Bồ Đào NhaAmérica Latinatiếng PhápAmérique latinetiếng AnhLatin America) là một khu vực của châu Mỹ, nơi mà người dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Roman (có nguồn gốc từ tiếng Latinh) – đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, và một mức độ nào đó là tiếng Pháp.[2][3] Mỹ Latinh là một khu vực có diện tích xấp xỉ 21.069.500 km² (7.880.000 sq mi), chiếm gần 3,9% diện tích bề mặt và 14,1% tổng diện tích đất liền của Trái Đất. Tính đến năm 2019, tổng dân số Mỹ Latinh được ước tính là trên 660 triệu người[4] và tổng sản phẩm nội địa của khu vực là 5,16 nghìn tỷ đô la Mỹ (6,27 nghìn tỉ theo sức mua tương đương).[5] Dự kiến tốc độ tăng trưởng của Mỹ Latinh đạt khoảng 5,7% vào năm 2010 và 4% vào năm 2011.[6]

Khu vực Mỹ La Tinh có diện tích rộng lớn, xấp xỉ đạt 21.069.500 km². So với Trái Đất thì các nước châu Mỹ La Tinh chiếm 14,1% tổng diện tích đất liền và gần 3,9% diện tích bề mặt.

Vị trí địa lí của Mỹ La Tinh trải dài từ Mê-hi-cô (Bắc Mỹ) tới Trung và Nam Mỹ. Khu vực này bao gồm 20 nước Cộng hòa với tổng dân số khoảng 600 triệu người. Vùng đất này được tìm ra từ cuối thế kỷ 15, giàu khoáng sản và nông sản phong phú.

Dựa vào yếu tố địa lý, văn hóa, chính trị, nhân khẩu, ta có thể chia các nước Mỹ La Tinh thành các tiểu vùng. Cụ thể:

  • Nếu dựa theo định nghĩa Mỹ Latinh là toàn bộ khu vực ở phía nam của Hoa Kỳ, ta có thể phân thành các tiểu vùng cơ bản gồm: Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và Nam Mỹ. Riêng Nam Mỹ còn được phân chia nhỏ hơn dựa vào yếu tố địa lý – chính trị là: Nhóm phương Nam và các nước Andes.
  • Thêm một các khác là chia Mỹ Latinh thành Mỹ Bồ Đào Nha và Mỹ Tây Ban Nha.

|| Các nước Mỹ La Tinh gồm: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela.

Diện tích21.069.501 km2(8.134.980 dặm vuông Anh)
Dân số572.039.894
Mật độ dân số27/km2 (70/sq mi)
Quốc gia19
Phụ thuộc1
Ngôn ngữtiếng Tây Ban Nhatiếng Bồ Đào Nhatiếng Quechuatiếng Mayatiếng Guaranítiếng Pháptiếng Aymaratiếng Nahuatltiếng Ý và các ngôn ngữ khác.
Múi giờUTC-2 đến UTC-8
Thành phố lớn nhất[1]
1.México Thành phố Mexico
2.Brasil São Paulo
3.Argentina Buenos Aires
4.Brasil Rio de Janeiro 
5.Peru Lima
6.Colombia Bogotá
7.Chile Santiago
8.Brasil Belo Horizonte
9.México Guadalajara
10.Venezuela Caracas

4 tiểu vùng phổ biến của Mỹ Latinh 
   thuộc Bắc Mỹ
  Caribe

Xuất hiện

Quan niệm về việc một phần của châu Mỹ có một mối quan hệ về ngôn ngữ với những nền văn hóa Roman có thể được bắt nguồn từ thập niên 1830 trong các văn bản của Michel Chevalier, ông đã mặc nhiên công nhận bộ phận này của châu Mỹ là nơi sinh sống của những người thuộc "chủng Latinh", và rằng khu vực này có thể liên minh với "Âu Latinh" trong một cuộc đấu tranh với "Âu German", "Mỹ Ănglê" và "Âu Slav".[7] Quan niệm này sau đó được các trí thức và lãnh tụ chính trị Mỹ Latinh đề cập đến vào giữa và cuối thế kỉ 19, họ không còn nhìn nhận Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha là những hình mẫu văn hóa, mà là Pháp.[8] Thuật ngữ được chính trị gia người Chile Francisco Bilbao sử dụng lần đầu tiên tại Paris trong một hội nghị năm 1856[9] và trong cùng năm bởi nhà văn người Colombia José María Torres Caicedo trong bài thơ "Hai châu Mỹ của ông.[10] Đế quốc Pháp của Napoléon III trong cuộc xâm lược Mexico đã ủng hộ thuật ngữ Mỹ Latinh, lý do là để Pháp có thể đứng vào hàng ngũ các quốc gia có ảnh hưởng tại châu Mỹ và để loại trừ các nước nói tiếng Anh, và giữ một vai trò trong chiến dịch của ông nhằm ngụ ý rằng khu vực có mối quan hệ văn hóa với Pháp, biến Pháp trở thành lãnh đạo về văn hóa và chính trị của khu vực, và lập Maximiliano của Habsburg làm hoàng đế của Đệ nhị Đế quốc Mexico.[11] Năm 1861, các học giả người Pháp cũng đã đặt ra thuật ngữ này trong La revue des races Latines, một tạp chí dành riêng cho phong trào liên Latinh.[12]

Định nghĩa

Theo cách sử dụng đương đại:

  • Theo một cách hiểu, Mỹ Latinh đề cập đến các lãnh thổ mà tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Bồ Đào Nha chiếm ưu thế tại châu Mỹ: Mexico, hầu hết Trung và Nam Mỹ, và CubaCộng hòa Dominica cùng Puerto Rico tại Vùng Caribe; hay tóm tắt lại thì Mỹ Latinh bao gồm các nước châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha và Brasil. Mỹ Latinh do đó được định nghĩa là tất cả những bộ phận tại châu Mỹ từng thuộc về các đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.[13] Theo định nghĩa này, Mỹ Latinh cũng đồng nghĩa với Mỹ Iberia.[14]
  • Đặc biệt tại Hoa Kỳ, thuật ngữ này được sử dụng với một phạm vi rộng rãi hơn để chỉ tất cả các quốc gia ở phía nam Hoa Kỳ, tức bao gồm thêm: các quốc gia và khu vực nói tiếng Anh như BelizeJamaicaBarbadosTrinidad và TobagoGuyanaAntigua và BarbudaSaint LuciaDominicaGrenadaSaint Vincent và Grenadines cùng Bahamas; các khu vực nói tiếng Pháp như HaitiMartiniqueGuadeloupe và Guyane thuộc Pháp; các khu vực nói tiếng Hà Lan như Caribe Hà LanArubaCuraçaoSint Maarten và Suriname. (Tại các khu vực thuộc vương quốc Hà Lan, tiếng Papiamento – một ngôn ngữ creole chủ yếu dựa trên các ngôn ngữ Iberia – được đa số cư dân sử dụng.) Định nghĩa này nhấn mạnh lịch sử xã hội kinh tế học của khu vực, có điểm đặc trưng là bị thực dân hóa một cách chính thức hoặc không chính thức, chứ không phải là dựa trên khía cạnh văn hóa.[15] Do vậy, một số nguồn đã tránh phức tạp bằng cách sử dụng cụm từ đơn giản "Mỹ Latinh và Caribe" để thay thế, như Liên Hợp Quốc.[16][17][18]
  • Theo một định nghĩa thông tục hơn, vẫn trung thành với cách sử dụng ban đầu, Mỹ Latinh được định nghĩa là tất cả các quốc gia và khu vực lãnh thổ tại châu Mỹ có một ngôn ngữ Roman được nói: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, và các ngôn ngữ creole dựa trên cơ sở của chúng. Xét một cách đầy đủ theo định nghĩa này thì Québec tại Canada cũng là một phần của Mỹ Latinh. Song tỉnh này hiếm khi được xem như vậy, do xét trên khía cạnh lịch sử, văn hóa và kinh tế và thể chế chính trị kiểu Anh thì tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với phần còn lại của Canada.[19]

Phân vùng[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ Latinh có thể được phân thành một vài tiểu vùng dựa trên các yếu tố địa lý, chính trị, nhân khẩu và văn hóa. Nếu theo định nghĩa Mỹ Latinh là toàn bộ các khu vực ở phía nam của Hoa Kỳ, các tiểu vùng địa lý cơ bản là Bắc MỹTrung MỹCaribe và Nam Mỹ;[20] Nam Mỹ còn được phân chia tiếp dựa trên yếu tố địa-chính trị: Nón phương Nam và các quốc gia Andes. Cũng có thể phân chia Mỹ Latinh thành Mỹ Tây Ban Nha và Mỹ Bồ Đào Nha.

Nhân khẩu

Dân tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Che Guevara, một người Mỹ Latinh da trắng có nguồn gốc Tây Ban Nha, Basque và Ireland.

Cư dân Mỹ Latinh có sự đa dạng về tổ tiên, sắc tộc và chủng tộc, và khiến cho khu vực là một trong những nơi đa dạng chủng tộc nhất thế giới. Thành phần dân tộc có khác biệt giữa các quốc gia: người lai Âu-da đỏ (Mestizo) chiếm ưu thế ở nhiều nước; ở một số nước thì người da đỏ chiếm đa số; dân cư một số quốc gia lại chủ yếu là người gốc Âu; và tại một số nước thì người Mulatto chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có người da đenngười châu Á, và người lai da đen-da đỏ (trong lịch sử đôi khi được gọi là Zambo). Người có nguồn gốc châu Âu là nhóm đơn lẻ lớn nhất, và cùng với những người có một phần gốc Âu, họ chiếm xấp xỉ 80% tổng dân số,[21] hoặc hơn.[22]

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ ngôn ngữ Mỹ Latinh. Tiếng Tây Ban Nha màu lục, tiếng Bồ Đào Nha màu cam, và tiếng Pháp màu lam.

Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha là các ngôn ngữ chủ yếu của Mỹ Latinh. Tiếng Bồ Đào Nha chỉ được nói tại Brasil, song đây lại là quốc gia lớn nhất và đông dân cư nhất trong khu vực. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của hầu hết các nước Mỹ Latinh còn lại trên lục địa, cũng như tại CubaPuerto Rico (cùng với tiếng Anh), và Cộng hòa DominicaTiếng Pháp được nói tại Haiti và các tỉnh hải ngoại của Pháp như GuadeloupeMartinique và Guyane thuộc Phápcộng đồng hải ngoại Saint-Martin.

Các ngôn ngữ bản địa châu Mỹ được nói rộng rãi ở PeruGuatemalaBoliviaParaguay và México, và ở một mức độ thấp hơn tại PanamaEcuadorBrasilColombiaVenezuelaArgentina, và Chile. Ở các nước Mỹ Latinh còn lại, số người nói các ngôn ngữ bản địa có xu hướng thu nhỏ hoặc ngôn ngữ đó bị tuyệt chủng. Mexico có lẽ là quốc gia có nhiều ngôn ngữ nhất Mỹ Latinh. Tại Perutiếng Quechua cũng là một ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tại Boliviatiếng Aymara, Quechua và Guaraní cũng có được vai trò chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Guaraní, cùng với tiếng Tây Ban Nha, là ngôn ngữ chính thức của Paraguay, và được phần lớn dân cư nói (song ngữ), và ngôn ngữ này cũng có được vị thế chính thức tại tỉnh Corrientes của Argentina.

Các ngôn ngữ châu Âu khác được nói tại Mỹ Latinh bao gồm: tiếng Anh bởi một số nhóm tại Puerto Rico, cùng các quốc gia có thể không được xem là thuộc vùng Mỹ Latinh như Belize và Guyanatiếng Đức được nói ở miền nam Brasil, miền nam Chile cùng nhiều nơi ở Argentina và Paraguaytiếng Ý được nói tại Brazil, Argentina, và Uruguaytiếng Wales được nói ở miền nam Argentina.[23][24][25][26][27][28]

Tôn giáo

Đại đa số người dân Mỹ Latinh là Kitô hữu, hầu hết theo Công giáo La Mã.[29] Khoảng 70% cư dân Mỹ Latinh tự xem mình là người Công giáo.[30]Thành viên của các giáo phái Tin Lành đang tăng lên, đặc biệt là ở Brasil, Panamá và Venezuela.

Di cư

Các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh đã ảnh hưởng đến tình trạng di cư của khu vực trong các thập niên gần đây, trọng tâm là sự thay đổi từ khu vực nhập cư sang khu vực di cư. Có khoảng 10 triệu người Mexico sinh sống tại Hoa Kỳ.[31] 28,3 triệu người Mỹ nhận mình có gốc Mexico theo số liệu trong năm 2006.[32] Theo điều tra dân số Colombia vào năm 2005, có khoảng 3.331.107 triệu người Colombia hiện sinh sống ở nước ngoài.[33]Số người Brasil sinh sống ở hải ngoại được ước tính là khoảng 2 triệu người.[34] Một ước tính đưa ra con số từ 1,5 đến hai triệu người El Salvador sinh sống tại Hoa Kỳ.[35] Có ít nhất 1,5 triệu người Ecuador sống ở nước ngoài, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.[36] Có xấp xỉ 1,5 triệu người Cộng hòa Dominica sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hoa Kỳ.[37] Có trên 1.3 triệu người Cuba sống ở nước ngoài, hầu hết họ cư trú tại Hoa Kỳ.[38]

Kinh tế


Dân số và quy mô kinh tế của các quốc gia Mỹ LatinhQuốc giaDân số[39]


Quốc giaDân số[39]
(2010) 
triệu người
GDP (danh nghĩa)[40]
(2012) 
triệu Đô la Mỹ
GDP (PPP)[41]
(2012) 
triệu Đô la Mỹ
 Argentina40,4472.815756.226
 Bolivia9,927.01254.134
 Brazil194,92.449.7602.393.954
 Chile17,1272.119316.516
 Colombia46,3378.713500.576
 Costa Rica4,744.31357.955
 Cuba11,3Không cóKhông có
 Dominican Republic9,959.42998.835
 Ecuador14,572.466134.805
 El Salvador6,224.42146.050
 Guatemala14,450.30378.012
 Haiti10,08.33513.501
 Honduras7,618.32037.408
 Mexico113,41.207.8201.743.474
 Nicaragua5,87.69519.827
 Panama3,534.51755.124
 Paraguay6,522.36335.262
 Peru29,1184.962322.675
 Uruguay3,452.34953.365
 Venezuela29,0337.433396.848
Tổng577,85.725.1457.114.547

Một số điểm đặc biệt trong ẩm thực và văn hóa Mỹ La Tinh

Các nước Mỹ La Tinh có nền văn hóa đa dạng và sôi động hàng đầu thế giới. Vì thế mà các quốc gia trong khu vực này có một sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trên toàn thế giới.

Lễ hội Carnival

Lễ hội Carnival ở khu vực Mỹ La Tinh tổ chức từ cuối tháng 1 tới đầu tháng 3, trước mùa Chay. Lễ hội này có nguồn gốc từ truyền thống của người La Mã. Chính những người Tây Ban Nha du nhập nó vào Mỹ La Tinh. Thời gian diễn ra lễ hội cũng là dịp để người dân tận hưởng cuộc sống trước mùa Chay.

Mỗi nước trong Mỹ La Tinh sẽ tổ chức Carnival theo cách khác nhau. Tùy vào mỗi nơi mà sẽ có âm nhạc sôi động, diễu hành và nhảy múa. Bên cạnh đó, ở Encarnacion Paraguay còn có lễ bôi bùn lên cơ thể. Nếu bạn yêu thích lịch sử và muốn mặc những bộ trang phục đẹp thì có thể tham gia lễ hội này.

Día de Los Muertos (Tức là: Ngày của người chết)

El Día de Los Muertos (theo tiếng Tây Ban Nha) khá nổi tiếng với sự tinh tế và diễn ra tại Mexico. Đây là một ngày lễ truyền thống được tổ chức để gia đình, bạn bè tưởng nhớ đến những người đã khuất. Mọi người sẽ tôn vinh họ với trái cây, bánh mì, món ăn yêu thích, bí ngô,… Đặc biệt là cúc vạn thọ Mexico – một loài hoa truyền thống dành cho người đã mất.

Ngày lễ này có nguồn gốc từ những người dân Mỹ bản địa tại các nước châu Mỹ La Tinh như người Aztec, Maya, Nahua và Totonac.

Nhảy hiện đại

Những điệu nhảy của các nước Mỹ La Tinh nổi tiếng là tràn đầy năng lượng và vô cùng sống động. Điểm đặc biệt này bạn có thể thấy trong cả vũ đạo và âm nhạc. Mỗi điệu múa sẽ mang đến sự khác nhau của nhịp, chuyển động cơ thể và âm nhạc. Các điệu nhảy, khiêu vũ như cha-cha-cha, salsa, rumba, mambo và tango đều bắt nguồn từ nơi này.

Nhảy có vai trò quan trọng trong nền văn hóa của các nước Mỹ La Tinh. Đây không chỉ là một hình thức giải trí, nó thể hiện cho bản sắc Latinh và sự đoàn kết dân tộc.

Ngôn ngữ tại các nước Mỹ La Tinh

Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 2 ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu tại khu vực này. Tiếng Bồ Đào Nha chỉ được sử dụng tại Brazil, nhưng đây là nước có diện tích lớn và dân số đông nhất trong khu vực. Các nước còn lại gần như đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính.
Ngoài ra, một số ngôn ngữ khác cũng được sử dụng tại các nước Mỹ La Tinh song song với ngôn ngữ trên. Một ngôn ngữ bản địa khác có thể kể tới là: Haiti, Quechua, Creole và Guarani.

Văn hóa giao tiếp

Nói đến nét đẹp trong bản sắc văn hóa khu vực Mỹ La Tinh, ta không thể không nhắc đến văn hóa giao tiếp. Một số cử chỉ của Mỹ có thể bị coi là thô lỗ và không phù hợp để sử dụng tại các nước Mỹ La Tinh. Không giống như người Á Đông, người Mỹ La Tinh khi giao tiếp thường đứng với khoảng cách gần. Điều này sẽ thể hiện sự thân thiện và tạo được niềm tin với họ.

Ngoài ra, mỗi cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể sẽ được hiểu theo nghĩa khác nhau tùy vào khu vực cụ thể. Việc giơ ngón tay cái lên tại Brazil không có nghĩa là đồng tình hay “tuyệt vời” mà sẽ ngược lại. Tại đây, hành động đó giống như cách thể hiện ngón giữa của chúng ta. Một ví dụ khác, một cú đánh tay mạnh dưới cằm tại Argentina được hiểu là “Tôi không có manh mối”. Còn đối với những nước khác lại là một hành động gây khó chịu.

Loại ớt cay nhất thế giới

Một số loại ớt cay nhất thế giới đến từ các quốc gia trong khu vực Mỹ La Tinh. Cụ thể là loại ớt đỏ Savina, ớt habanero,… nổi tiếng khắp thế giới. Nổi bật và phổ biến nhất là ớt habanero. Hiện nay, nó được trồng tại Yucatan của Mexico. Ớt habanero là một trong những loại ớt cay nhất, nó có độ cay khoảng 80,000 – 600,000 Đơn vị Scoville.

Ẩm thực đa dạng trong khu vực Mỹ La Tinh

Ẩm thực là một trong những yếu tố làm nên sự phong phú, đa dạng cho bản sắc văn hóa Mỹ La Tinh. Đây cũng là nhân tố thu hút khách du lịch tới các quốc gia này. Trong đó, Taco của Mexico là một trong những món ăn luôn chiếm được vị trí số 1 trong lòng các thực khách.

Đó là một loại bánh mì kẹp với vỏ giòn rụm bên ngoài làm từ bột ngô, bên trong là nhân thịt bò thơm ngon đậm đà. Thứ tạo nên hương vị đặc biệt của món ăn cần được nhắc đến chính là nước sốt với gia vị truyền thống. Chiếc bánh với hương vị hài hòa và hấp dẫn được mọi thực khách yêu thích.

Hơn nữa, một số món ăn vô cùng nổi tiếng khác trong khu vực này còn có bánh ngọt chiên pho mát, bơ nghiền, salad đậu Mexican, canh ớt Thổ Nhĩ Kỳ, bánh tráng miệng pho mát Sopapilla, bánh quê và salad hoa quả.

Các nước Mỹ La Tinh không chỉ có những lễ hội hấp dẫn mà còn có một nền ẩm thực vô cùng đa dạng. Đây là một khu vực nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hoang sơ khiến du khách say mê. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về các nước trong khu vực này.

 ................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lên đầu trang