news
Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - NHIỆT ĐỘ
Đăng bởi: Admin - 10/10/2021
NHIỆT ĐỘ
Câu 1. Ảnh hưởng của địa
hình đến nhiệt đô?
-Độ cao: nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng
giảm, trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6ºC.
-Hướng sườn: sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.
-Độ dốc: ở sườn phơi nắng, độ dốc càng lớn, nhiệt độ càng cao; ở sườn ở sườn
khất nắng, độ dốc càng lớn, nhiệt độ càng thấp.
-Bề mặt địa hình: tùy theo bề mặt địa hình khác nhau, có nhiệt độ khác nhau.
Câu
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt. Tại sao về mùa hè, những
miền gần biển thường có không khí mát hơn trog đất liền, ngược lại, về mùa đôg,
những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
*Các nhân tố ảnh hưởng
tới nhiệt độ:
-Vĩ độ: Ở vĩ độ thấp nhiệt độ thường cao hơn ở vĩ độ cao do góc chiếu sáng lớn
hơn.
-Địa hình:
+ Cùng vĩ độ, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo hướng phơi của sườn núi.
-Lục địa hay đại dương:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất đều nằm trên lục địa.
+ Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ lớn, càng xa đại dương
biên độ nhiệt trog năm càng lớn.
-Ngoài ra chế độ nhiệt còn phụ thuộc vào:
+ Lớp phủ thực vật
+ Hoạt động sản xuất của con người
+Dòng biển
*Giải
thích:
- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
- Các loại đất, đá ,...có khả năng hấp thụ nhiệt nhah, tỏa nhiệt nhah hơn nên
mùa hè thường nóng, mùa đông thường lạnh.
-Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn và tỏa nhiệt châm hơn nên mùa hè thường mát, mùa
đông ấm hơn.
Câu
3. Tại sao nhiệt độ trung bình năm không giảm liên tục từ XĐ về 2 cực?
- Nhiệt độ trung bình năm ko chị phụ thuộc vào bức xạ mặt trời mà còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác như: lục địa-đại dương, dòng biển, hoàn lưu, độ cao địa
hình,...
- Bức xạ mặt trời phụ thuộc vào góc nhập xạ. Góc nhập xạ giảm dần theo vĩ độ
nên bức xạ MT giảm dần theo vĩ độ, điều đó khiến nhiệt độ trung bình năm có
chiều hướng giảm dần theo vĩ độ.
- Tuy nhiên, do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, mà các yếu tố đó ko giảm
dần theo vĩ độ nên nhiệt độ trung bình năm ko giảm dần theo vĩ độ (phân tích
khái quát ảnh hưởng của các yếu tố trên đến sự phân bố nhiệt độ).
- Điều này đc thể hiện rõ rệt nhất là nhiệt độ trug bình năm ở chí tuyến B cao
hơn XĐ. Mặc dù đều có bức xạ MT quanh năm cao nhưng:
+ Ở chí tuyến: Diện tích lục địa lớn, là vùng ngự trị của áp cao chí tuyến nên
ít mưa, lớp phủ thực vật kém phát triễn nên lượng nhiệt mặt đất hấp thụ đc lớn
hơn XĐ.
+ Ở XĐ: Diện tích đại dương lớn, qá trình bốc hơi mạnh, nhiều mây khiến lượng
bức xạ MT chiếu xuống TĐ giảm, đây là vùng áp thấp, mưa nhiều, thảm thực vật
phát triễn nên lượng nhiệt TĐ hấp thụ ít hơn, do đó nhiệt độ ở đây thấp hơn chí
tuyến.
Câu 4. Tại sao biên độ
nhiệt độ năm ở cực lớn hơn ở XĐ; ở hoang mạc, sự chênh nhiệt độ giữa ngày và
đêm rất lớn, còn chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trog năm nhỏ hơn?
Vì:
- Ở cực: chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa 2 mùa rất lớn: ở
XĐ, quanh năm đều có góc nhập xạ lớn và ngày đêm = nhau.
-Do ban ngày mặt đất hấp thụ nhiệt công với bức xạ MT: ban đêm mặt đất phải
(......) nhiệt rất mạnh trog điều kiện ko có bức xạ MT. Trong năm, sự chênh
lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa 2 mùa không lớn lắm, nhất là ở
khu vực dọc theo chí tuyến.
................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí