HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 - PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 - PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

 


VẤN ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI.

Câu 1: Nêu vai trò của kinh tế đối ngoại và trình bày sự chuyển biến (sự đổi mới) trong hoạt động kinh tế đối ngoại từ 1988  tới nay.

* Vai trò:

-                 Kinh tế đối ngoại nước ta gồm 5 hoạt động chính. Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế, hoạt động hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như thu đổi tiền ngoại tệ, bán hàng lưu niệm bằng tiền nước ngoài... Phát triển các hoạt động này trước hết là để làm tăng thêm các nguồn ngoại tệ cho cả nước.

-                 Phát triển kinh tế đối ngoại là để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nhờ vậy mà nước ta có thể xuất khẩu được nhiều đặc sản đổi lấy ngoại tệ và cũng nhập được nhiều thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.

-                 Là để cho thế giới xích lại gần ta củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc giữa nước ta với thế giới, cũng là để nhân dân ta tiếp thu được tinh hoa văn hóa của thế giới tạo cơ hội hội nhập với nền văn minh quốc tế.

-                 Phát triển kinh tế đối ngoại cũng là góp phần củng cố an ninh và hòa bình ở khu vực Đông nam á và thế giới.

* Đổi mới (chuyển biến) kinh tế đối ngoại từ năm 1988 tới nay.

-  đổi mới về hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.

+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta trước năm 88 kém phát triển mà mới chỉ giới hạn phát triển với các thị trường Liên Xô cũ và các nước đông âu. Nhưng từ năm 88 đến nay hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu được chuyển biến trước hết là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước đều tăng dần nhưng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh hơn nhập khẩu dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng tiến tới cân đối và biểu hiện qua các số liệu sau: Cán cân xuất nhập khẩu.

Đơn vị triệu rúp - đô la

Năm cán cân

1988                         -  1718, 2

1989                         -  619, 8

1990                         -  384, 4

1992 +   40

2995 - 2706

Qua số liệu cho thấy trước năm 1992 cán cân xuất nhập khẩu của chúng ta đều mất cân đối lớn và đều đạt trị số âm do ta mới bước đầu đổi mới nên hoạt động xuất khẩu chưa mạnh nhưng nhập khẩu rất mạnh vì cần có công nghệ tiên tiến.

Cán cân xuất nhập khẩu đạt mức cân đối lớn thể hiện rõ nhất vào năm 1992 nhưng đến năm 1995 cán cân xuất nhập khẩu lại mất cân đối lớn vì trong công cuộc đổi mới ta phải nhập nhiều thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến rất tiên tiến nhưng giá trị các mặt hàng xuất khẩu của ta nhìn chung rất rẻ tiền chủ yếu là nông lâm thuỷ hải sản. Nhưng nhìn chung nhờ công cuộc đổi mới nên nhìn chung cán cân xuất nhập khẩu của cả nước ta đang dần tiến tới cân bằng.

+ Đổi mới của hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu theo xu hướng là mở rộng thì thị trường xuất nhập khâủ ra toàn thế giới mà biểu hiện qua số liệu sau: Thị trường xuất khẩu (%)

1991  1995

1) Châu á      74        79 2) Châu Âu   18        15

3) Châu Mỹ        5        3 4) Châu Phi        1        1

5) úc và Đại dương        2        2

Qua số liệu trên ta thấy trước hết thị trường xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng mở rộng vì nếu như trước năm 1990 thị trường xuất nhập khẩu giới hạn chủ yếu ở các nước thuộc khu vực 1 thì từ năm 91 tới nay thị trường xuất nhập khẩu trong nước ta đã lan ra toàn thế giới.

Tỷ trọng XNK mặc dù vẫn chiếm tỷ lệ lớn thuộc lĩnh vực châu á và châu Âu nhưng tỷ lệ trong xuất nhập khẩu ở châu á có xu hướng tăng dần và giảm dần ở châu Âu còn các nước châu Mỹ, châu Đại Dương vẫn đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có cũng thể hiện là trong quan hệ ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta có nhiều đổi mới đã mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang cả Châu Mỹ, CHâu Phi đặc biệt là Châu Mỹ. Sự đổi mới đó là nhờ vào đường lối mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế cùng với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta.

+  Đổi mới về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

Nếu như trước năm 88 ta vẫn sử dụng cơ chế bao cấp để thực hiện hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì sau năm 88 ta đã xoá bỏ cơ chế bao cấp thực hiện cơ chế thị trường trong hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu. Đồng thời nếu như Nhà nước độc quyền bởi hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì nay Nhà nước đã mở rộng quyền xuáat nhập khẩu cho các địa phương và cả tư nhân. Nhờ vậy mà đã lôi cuốn mọi tầng lớp xã hội tham gia hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu mà Nhà nước chỉ quản lý hoạt động này bằng pháp luật.

+  Đổi mới về cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu.

Nếu như trước năm 88 các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nông lâm thuỷ hải sản và các loại khoáng sản thô như than đá, dầu thô, thiếc thỏi... rất rẻ tiền còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và số ít là phương tiện kỹ thuật. Nhưng từ năm 90 đến nay thì trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ngoài nông lâm thuỷ hải sản, khoáng sản còn có các mặt hàng tiêu dùng, hàng dệt may, giày da... và đặc biệt đã có nhiều thiết bị công nghệ, nhiều phụ tùng linh kiện máy móc còn mặt hàng nhập khẩu của ta chủ yếu là mặt hàng thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.

+  Tuy vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta vẫn còn nhiều tồn tại.

. Cán cân xuất nhập khẩu vẫn còn mất cân đối.

. Thị trường xuất nhập khẩu chưa ổn định rất bấp bênh.

. Giá trị mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm thô rẻ tiền chất lượng thấp.

. Đối tác với thị trường nước ngoài mất ổn định chưa hội nhập vì hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp.

-  Đổi mới về hợp tác đầu tư quốc tế.

+ Hoạt động đầu tư quốc tế trước năm 90 của nước ta chủ yếu chỉ được phát triển với Liên Xô cũ và 1 số nước XHCN Đông âu cũ nên hiệu quả thấp. Ngày nay hoạt động đầu tư quốc tế không những duy trì thị trường cũ (các nước trong khu vực 1) mà còn mở rộng thêm các nước thuộc khu vực 2, 3 đặc biệt với các nước tư bản. Cho nên cuối năm 90 (sau 1 năm đổi mới và hoạt động đầu tư hợp tác) thì có 80% tổng số vốn đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam là của nước ngoài.

+ Tính đến năm 94 nước ta đã ký được khoảng 1 nghìn dự án hợp tác đầu tư quốc tế với tổng số vốn khoảng 10 tỉ đô la, trong đó có khoảng 600 dự án đang được triển khai. Dự tính 600 dự án này mà được triển khai, thực thi mạnh mẽ sẽ đem lại cho Việt Nam lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng.

+ Dự tính sau năm 2000 nước ta muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp đôi thời kỳ trước năm 2000 thì cần phải có số vốn khoảng 40 tỉ USD nhưng trọng đó 1/2 phải là số vốn của nước ngoài. Ta muốn đạt được mục tiêu này phải thực hiện triệt để chính sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời tranh thủ các nguồn viện trợ của các tổ chức vay vốn quốc tế, đó là viện trợ phát triển chính ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Nhờ đường lối đổi mới toàn diện xã hội nên triển vọng của hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng mở rộng và đó là cơ sở tạo ra nguồn vốn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa nhanh chóng.

Tuy vậy hoạt động đầu tư quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại điển hình là hiệu quả đầu tư còn thấp mà hoạt động đầu tư quốc tế mới chỉ giới hạn trong 1 số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh.

-             Đổi mới về hợp tác lao động quốc tế.

+ Hoạt động hợp tác lao động quốc tế trước năm 90 phát triển mạnh và với qui mô lớn với các nước Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu nhưng hoạt động này thực chất hiệu quả thấp, gây nhiều tiêu cực và nó đã bị ngưng trệ cùng với sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu.

+Ngày nay ta đã đổi mới hoạt động này với thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là với các nước Châu á, TBD như Đài Loan, Hàn Quốc... 1 số nước Châu Phi.

+ Thị trường xuất nhập khẩu lao động nước ta hiện nay có 30 nước khác nhau và đang có xu thế phát triển mạnh hơn nhờ chính sách mở rộng hợp tác quốc tế. Nhưng hoạt động này vẫn còn nhiều tồn tại lớn vì chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao tay nghề thấp. Hoạt động này đã đem lại nhiều ưu việt trước hết là nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam và cũng góp phần nâng cao dân trí và tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động Việt Nam. Tính đến năm 94 ta có khoảng 2% tổng nguồn lao động là ở diện xuất khẩu đi nước ngoài.

-             Đổi mới về hoạt động du lịch quốc tế.

Trước năm 90 hoạt động du lịch quốc tế hầu như chưa phát triển vì ta chưa thực hiện chính sách mở cửa mà du lịch quốc tế mới ban đầu được phát triển từ năm 90 (năm du lịch cả nước). Sau năm 90 đến năm 92 ta đã đón được 34 vạn khách quốc tế, 93 đón được 44 vạn, đến năm 94 ta đón được 1 triệu khách quốc tế.

Du lịch quốc tế ở nước ta còn nhiều khả năng phát triển mạnh vì nước ta có tài nguyên du lịch cả về tự nhiên lẫn văn hóa lịch sử nhân văn rất đa dạng và hấp dẫn khách quốc tế điển hình về tự nhiên ta có di sản tự nhiên quốc tế và Vịnh Hạ Long, về di sản văn hóa ta có phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn đặc biệt ta có nền văn hóa VN đậm đà, độc đáo và giàu bản sắc.

+ Tuy vậy hoạt động du lịch quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại vì cơ sở VCHT còn nghèo nàn lạc hậu, giá cả chưa hợp lý, đặc biệt trình độ quản lý tổ chức, hướng dẫn du lịch còn thấp.

-             Còn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như thu đổi tiền ngoại tệ, bán hàng lưu niệm bằng tiền nước ngoài... thì cũng được đổi mới mạnh mẽ cùng với sự đổi mới của các hoạt động kinh tế đối ngoại trên.

Câu 2: Vẽ bản đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu ở nước ta (đơn vị triệu rúp).

Xuất Nhậ   Xuấ   Nhậ

khẩu   p khẩu         t khẩu p khẩu

Châu á       112    110    601    9085

9,88       0,8     7,1     ,7

Châu Âu

120

21

156 8,64

220, 76

1726

.6

Châu

Mỹ

25,1 4

30,0 2

426, 6

305 , 5

Phi+Đại dương

46,9 6

52,5 4

304, 4

242 , 1

Xử lý số liệu qui ra %.

Tính R của các vòng tròn

Ghi chú giải thích thích hợp.

Biểu đổ thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta  năm 1990-1997. Tính bán kính của 4 vòng tròn.

R XK(1990)        =

Nhận xét: Qua biểu đồ vẽ ta thấy:

-             Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta ngày càng tăng dần từ  90-97.

Giá trị xuất khẩu của 1997 so 1990 tăng gấp 4 lần, còn giá trị nhập khẩu gấp gần 5 lần.

-             Cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta đang có chuyển biến lớn trước hết là thị trường xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng rộng mở ra toàn  thế giới. Nhưng trước năm 1997 tỉ trọng xuất khẩu và nhập khẩu lớn ở các nước châu Âu và thấp hơn châu á và các nước khác. Nhưng 1997 giá trị xuất khẩu-nhập khẩu giảm nhanh ở thị trường châu Âu do sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu nhưng lại tăng rất nhanh ở các nước Châu á và Mỹ phi đại đương. Trong đó giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tăng nhanh chiếm tỉ lệ lớn ở các nước châu á vì bạn hàng lớn nhất của ta ngày nay là Nhật Bản, Hàn Quốc, singapore. Còn giá trị xuất khẩu và nhập khẩu bắt đầu tăng dần tuy còn chậm đối với các nước Mỹ Châu Phi vì đây là thị trường mới đối với hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu nước ta.

 Câu 3 : Chứng minh rằng hoạt động kinh tế đối ngoại thì hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu tại sao được coi là hoạt động chủ chốt nhất. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kinh tế đối ngoại với thương nghiệp.

* Trong những hoạt động kinh tế đối ngoại hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu được coi là hoạt động chủ chốt nhất là vì những cơ sở sau đây:

Như đã biết trong hoạt động kinh tế đối ngoại gồm 5 loại hoạt động chính đó là hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư quốc tế hoạt động hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế thì:

-                 Hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế thực chất mới được phát triển mạnh ở nước ta từ 1988 đến nay vì trước đó chủ yếu phát triển với Liên Xô cũ trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Sau 1998 thì nhờ chính sách mở cửa với luật đầu tư nước ngoài được ban hành nên hoạt động này đã phát triển rộng hơn với nhiều nước tư bản như Anh, Nhật, Pháp... nhưng thực chất hoạt động này mới chỉ giới hạn trong 1 số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh. Mặc dù hiệu quả của hoạt động đầu tư quốc tế cao nhưng không ổn định vì đối tác đầu tư chưa phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy mà hoạt động đầu tư quốc tế chưa thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.

-                 Hoạt động hợp tác lao động quốc tế cũng chỉ mới bắt đầu ở nước ta từ thập kỷ 80 nhưng sau 10 năm hoạt động hợp tác lao động với các nước Châu Âu và các nước Bắc Phi xuất hiện nhiều tiêu cực lớn biểu hiện là trình độ tay nghề của người lao động Việt Nam còn thấp, ý thức lao động chưa cao, trình độ dân trí còn thấp. Mặc dù ngày nay ta đã khôi phục hoạt động hợp tác lao động quốc tế nhưng quy mô nhỏ và chủ yếu mới giải quyết được việc làm cho 1 số lao động dư thừa... cho nên hoạt động này cũng chưa được coi là hoạt động chủ chốt.

-                 Hoạt động du lịch quốc tế thực chất mới được phát triển từ 10 năm nay nhờ vào chính sách mở cửa, nhưng vì cơ sở vật chất hạ tầng của cả nước còn nghèo nàn lạc hậu trình độ quản lý còn thấp... hiệu quả của hoạt động này chưa cao vì thế du lịch quốc tế cũng chưa thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.

-                 Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu khác với các hoạt động kinh tế đối ngoại trên là :

+ Hoạt động này có lịch sử từ lâu đời: ngay từ thế kỷ 16, 17 đã có nhiều tầu buôn nước ngoài từ ấn Độ, Trung Hoa, Hà Lan đến buôn bán với nước ta ở cửa biển Hội an như vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta đã xuất hiện từ đó.

+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu liên tục được phát triển mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mặc dù trong thời kỳ này chủ yếu ta nhập khẩu các hàng tiêu dùng lương thực thực phẩm và các thiết bị quân sự nhưng quá trình nhập khẩu đó đã biểu hiện sự phát triển ở hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.

+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu càng được phát triển mạnh trong những năm gần đây và liên tục được đổi mới mà biểu hiện là giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng, cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối thị trường xuất nhập khẩu ngày càng rộng mở ra toàn thế giới. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ngày càng tiến bộ mà cụ thể là quyền hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu đã được nhà nước mở rộng cấp tư nhân.

+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta ngày nay không những đã đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế cả nước mà còn tạo cơ hội cho dân tộc ta, nhân dân ta tiếp thu được những tinh hoa văn minh của thế giới để tiến tới hội nhập nhanh... vì vậy ta khẳng định rằng hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu phải là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại * So sánh giống và khác nhau giữa kinh tế đối ngoại với ngành thương nghiệp.

-   Giống nhau :

+ Cả 2 hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp đều là những hoạt động có tính chất quan hệ hợp tác buôn bán giữa nước ta với nước ngoài vì trong kinh tế đối ngoại thì có hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, trong thương nghiệp có ngành ngoại thương.

+ Cả 2 hoạt động này đều là những hoạt động kinh tế xã hội quan trọng không thể thiếu được đối với nền kinh tế của mỗi nước.

+ Cả 2 hoạt động này ngày càng được phát triển mạnh tỉ lệ thuận với trình độ phát triển sản xuất và nền văn minh của mỗi quốc gia.

-   Khác nhau :

+ Phạm vi hoạt động của hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp rất khác nhau biểu hiện là thương nghiệp chỉ giới hạn trong lĩnh vực buôn bán, còn kinh tế đối ngoại thì ngoài phạm vi buôn bán còn nhiều hoạt động khác như hợp tác đầu tư quốc tế, hợp tác lao động quốc tế du lịch quốc tế...

+ Trước kia thương nghiệp hoạt động buôn bán rộng hơn so với kinh tế đối ngoại vì phạm vi của nó gồm cả nội thương và ngoại thương nhưng kinh tế đối ngoại chỉ giới hạn trong lĩnh vực buôn bán xuất khẩu và nhập khẩu.

+ Thương nghiệp đã từ lâu được coi là một ngành kinh tế quan trọng chính đó là ngành thương mại còn kinh tế đối ngoại chưa được coi là một ngành mà chỉ mới được gọi là những hoạt động kinh tế đối ngoại.

Câu 4: Phân tích những tiềm lực tự nhiên kinh tế xã hội nước ta để phát triển kinh tế đối ngoại. * Các nguồn lực tự nhiên:

-   Thuận lợi :

+  Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi với kinh tế đối ngoại vì :

. Nước ta nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu, nên cho phép nước ta sản xuất được  nhiều nguồn hàng nông - lâm - thuỷ - hải sản nhiệt đới đặc sản có giá trị xuất khẩu cao.

. Nước ta lại nằm ở nơi gặp gỡ giao thoa của các đường hàng không hàng hải quốc tế từ TBDương AĐDương. Vì vậy rất thuận lợi để mở rộng giao lưu quốc tế bằng đường biển , đường hàng không đồng thời là cơ hội để đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế vì nước ta sẽ là nơi dừng chân thuận lợi của nhiều tàu thuyền quốc tế.

. Nước ta lại nằm rất gần các nước Nic Châu á lại gần Nhật Bản và Trung Hoa là những nước có nền kinh tế rất phát triển ở châu á, vì thế rất thuận lợi để mở rộng thị trường XNK và tiếp thu công nghệ hiện đại.

+  Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta phân hóa sâu sắc theo mùa (với mùa đông lạnh kéo dài ở miền Bắc ).

ở trên độ cao 1000m có khí hậu cận nhiệt đới ôn đới rất thuận lợi để sản xuất nhiều nông sản đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như chè búp, cà phê, cao su tiêu điều mà điển hình là gạo.

+ Đất đai nước ta đa dạng về loại hình với nhiều loại đất feralit và nhiều loại đất phù sa điển hình với nhiều loại đất tốt như đất đỏ ba zan, đất feralit đỏ vàng rất phù hợp với trồng những cây công nghiệp cây ăn quả, đặc sản để xuất khẩu như cà phê, cao su, vải thiều, lạc, dứa...

+ Tài nguyên lâm sản nước ta cũng rất phong phú bởi có nhiều loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, pơmu, tre trúc, song, mây là những sản phẩm lâm sản có giá trị xuất khẩu cao ở thị trường châu Âu.

+ Tài nguyên thuỷ hải sản ở nước ta rất phong phú với trữ lượng từ 3-3,5 triệu tấn với khả năng đánh bắt từ 1,2-1,4 triệu tấn với sản lượng đánh bắt hiện nay 700 ngàn tấn cá và 50-60 tấn tôm mực, trong đó có nhiều loài hải sản quý có giá trị xuất khẩu cao như cá thu, cá chim, tôm hùm, sò huyết. Chính vì vậy mà riêng ĐBSCL mỗi năm cho xuất khẩu 10 vạn tấn tôm cá.

+ TàI nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về loại hình trong đó có nhiều loại khoảng sản chất lượng tốt như than đá Quảng Ninh, ... thuỷ tinh ven biển thiếc, apatít, dầu mỏ... Những khoáng sản này là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Vì thế mỗi năm ta xuất khẩu từ 600-700 ngàn tấn than, 300 ngàn tấn quặng apatit, 1500 tấn quặng thiếc... đặc biệt 1996-1997 ta xuất khẩu trên 60 triệu tấn dầu thô.

+ Việc khai thác các nguồn tàI nguyên thiên nhiên nước ta gặp nhiều khó khăn, mặc dù trữ lượng lớn, chất lượng tốt như khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam khai thác quặng sắt ở Thạch Khê... là cơ sở để thúc đẩy phát triển hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế mở rộng liên doanh với nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí.

+ TàI nguyên thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đa dạng hấp dẫn nhiều tiềm năng đặc biệt có phong cảnh thiên nhiên nhiệt đới nổi tiếng như Vịnh Hạ Long nhiều hang động đẹp như Phong Nha, Hương Tích nhiều bãi tắm nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, vũng Tàu... là cơ sở để đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch quốc tế...

-  Khó khăn :

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai đặc biệt là bão lũ lụt hạn hán gây nhiều khó khăn cho việc tăng năng suất sản lượng chất lượng và bảo quản những sản phẩm nông - lâm - thuỷ hải sản xuất khẩu.

+ Trong môi trường nước ta đã và đang có nguy cơ cạn kiệt suy thoái nhanh như đất đai, nguồn nước khoáng sản sinh vật đã làm giảm số lượng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

+ Việc khai thác các nguồn trong xuất khẩu như dầu khí, quặng sắt... rất khó khăn, yêu cầu phải đầu tư vốn lớn kỹ thuật tinh xảo, cho nên hiệu quả của hợp tác đầu tư quốc tế chưa cao.

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thất thường nhiều thiên tai mà mùa mưa bão thường trùng với mùa du lịch,d cho nên việc phát triển du lịch quốc tế ở nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. * Các nguồn lực kinh tế xã hội với phát triển kinh tế đối ngoại. -  Thuận lợi :

+ Dân số nước ta đông nhiều dân tộc với nền văn hóa đa dạng độc đáo giàu bản sắc chính là trong văn hóa lịch sử nhân văn rất hấp dẫn với phát triển du lịch quốc tế.

+ Nguồn lao động nước ta không những dồi dào mà có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao, ý thức kỷ luật cao rất hấp dẫn với mở rộng hợp tác lao động quốc tế.

+ Dân số nước ta đông lao động dồi dào là thị trường tiêu thụ lớn cho nên cũng chính là nguồn lực rất hấp dẫn với mở rộng hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, đặc biệt nguồn lao động nước ta có bản chất cần cù lại khéo tay cho nên có khả năng sản xuất được nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất hấp dẫn với thị yếu của khách hàng nước ngoài.

+ CSVCHT nước ta vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu chưa đáp ứng theo nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Vì vậy là thị trường rất hấp dẫn với mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế trong việc đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đặc biệt như hoạt động hóa mạng lưới giao thông thông tin hệ thống khách sạn...

+ Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới tiến bộ mà cụ thể là đã thực hiện cơ chế thị trường, mở rộng hợp tác nước ngoài và với ban hành luật đầu tư vào chính sách mở cửa... nên đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.

-  Khó khăn.

+ Chất lượng lao động nước ta còn thấp nên hiệu quả trong hoạt động hợp tác lao động quốc tế chưa cao. Đồng thời trình độ quản lý và tác phong công nghiệp hóa thấp, vẫn ảnh hưởng của cơ chế bao cấp cho nên còn hạn chế tới hiệu quả của hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế và du lịch quốc tế.

+ CSVCHT của cả nước vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu kém phát triển về mọi phương tiện, các hạn chế hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại.

+ Đường lối chính sách thì đổi mới chậm duy trì cơ chế bao cấp lâu, thể hiện chính sách mở cửa chậm... đã làm giảm tiến độ tăng trưởng trong kinh tế đối ngoại.

Câu 5: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội ở nước ta để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu.

Trả lời giống như câu 4 nhưng loại bỏ những ý không liên quan tới sản xuất những mặt hàng xuất khẩu.

 Câu 6 : Vẽ biểu đồ thể hiện rõ tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu ở nước ta qua số liệu sau đây. Giá trị xuất khẩu đơn vị Triệu rúp - đô la

 

1985

 

1987

 

1989

 

1990

 

1998

 

X -N

 

X –N

 

X -N

 

X -N

 

X -N

89

6

1

857

54

8

2

455

976

1

2

566

404

2

2

752

448

5

155

8

Xử lý số liệu quy ra %

X       689    854

-----x -----x -----

100% =       100% =       x100%

N       1857  2455

Biểu đồ:

Nhận xét: qua biểu đồ vẽ được ta thấy tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu của nước ta biến động không ngừng.

-                 Từ 1985 - 1987 giá trị xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu thế giảm cho nên ở thời kỳ này cán cân xuất khẩu rất mất cân đối, giá trị nhập siêu rất cao vì thời kỳ này ta chưa đổi mới.

-                 Từ  87 -90 thì giá trị xuất khẩu tăng dần cán cân xuất nhập khẩu ngày càng tiến tới cân đối là do ta thực hiện đổi mới mạnh mẽ về hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.

-Từ 90 - 98  trị số xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn không có xu thế giảm chậm vì thị trường xuất nhập khẩu quốc tế rất bấp bênh đồng thời do ta phát triển nhập nhiều thiết bị công nghệ hiện đại đắt tiền nên giá trị xuất khẩu có xu thế giảm nhưng giảm chậm.

Câu 7: Vẽ biểu đồ thể hiện rõ cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu ở nước ta theo số liệu giống như ở câu 6.

Cách vẽ: - Cũng vẽ biểu đồ miền.

-                 Xử lý số liệu khác với câu 6 là cộng lấy giá trị xuất và nhập theo từng năm. Coi tổng đó = 100% và tính tỷ lệ % của xuất và nhập.

-                 Sau đó cũng vẽ biểu đồ miền nhưng trên trục tung điền giá trị xuất nhập khẩu, nếu vẽ đường xuất khẩu thì dưới đường xuất khẩu điền XK và phần còn lại điền NK.

 Câu 8 : Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tỉ lệ số người thất nghiệp so với tổng nguồn lao động ở một số tỉnh thuộc ĐBSH và giải thích.

Số lao động về thất nghiệp đơn vị

Tỉn h

Tổng lao động

Lao động thất nghiệp

Hà Nội

1925

536

Thái Bình

1542

425

Hải

Dương

1241

315

Hưn g Yên

1165

411

Nam Định

905

265

Hà Tây

1012

414

 Câu 9: Vẽ đồ thị thể hiện tốc độ sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp của nước ta thuộc những năm qua theo các số liệu sau đây.

Một số sản phẩm công nghiệp

Sản phẩm

Năm

 

Điện

106

kw

 

Than

1000 tấn

 

Vải

triệu

mét

 

Phân

Nghìn tấn

1976

100%

3064

100%

5700

100%

435

100 %

218

1985

 

5210

 

5700

 

531

 

374

1990

 

8790

 

4627

 

354

 

318

1997

 

14123

 

10647

 

994

 

300

Cách làm:

Coi cả năm 76 là 100% vì đơn vị của nó khác nhau  sau đó lấy:

5210

-------=

3064

Đồ thị:

Nhận xét: qua đồ thị (biểu đồ đường) vẽ được ta thấy tốc độ sản xuất những mặt hàng công nghiệp ở nước ta khác nhau.

-                 Tốc độ sản xuất năng lượng điện trước 85 tăng chậm vì ta chưa đổi mới mạnh, chưa coi công nghiệp năng lượng điện là ngành trọng điểm sau 85 công nghiệp điện tăng trưởng cao là do ta đã hóa dòng điện 1 số nhà máy thuỷ điện chính vào mạng điện quốc gia như Hòa Bình, Trị An, đồng thời để đáp ứng cho nhu cầu năng lượng điện của sự nghiệp công nghiệp hóa ngày càng tăng.

-                 Sản xuất than trước 1990 kém phát triển, thậm chí giảm là do công nghiệp nước ta chưa phát triển và thị trường xuất khẩu hạn chế, sản xuất than bắt đầu tăng nhanh sau 1990 là do thực hiện cơ chế thị trường và công nghiệp hóa.

-                 Sản xuất vải liên tục tăng nhanh là do mức sống của người lao động ngày càng cao và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ngày càng phát triển.

-                 Sản xuất phân bón bấp bênh do ta đổi mới lớn trong sản xuất nông nghiệp và đã xoá bỏ mô hình HTX. Vì thế nhu cầu phân bón trước 1997 có giảm sút vì đã chuyển ruộng của HTX sang ruộng của hộ kinh tế gia đình.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Học sinh giỏi Học sinh giỏi 12 Lớp 12 Tin tức
Lên đầu trang