CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 - MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU - Đề số 1



CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU – Đề số 1 

(Có lời giải chi tiết)

Câu 1. Biểu hiện rõ nhất của địa hình xâm thực ở miền núi nước ta là

     A. bồi tụ                           B. ngập úng                       C. đất trượt                        D. lũ quét

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng núi Trường Sơn Nam?

     A. Cao và đồ sộ nhất nước ta                                      B. Gồm các khối núi cổ và các cao nguyên

C. Địa hình tương phản giữa Tây và Đông       D. Phía Tây là các cao nguyên badan xếp tầng 

Câu 3. Thế mạnh quan trọng về tự nhiên để phát triển công nghiệp ở khu vực đồi núi của nước ta là?

     A. tập trung khá nhiều khoáng sản                             B. Diện tích rừng lớn, nhiều đồng cỏ

     C. Khí hậu thuận lơi, đất đai rộng lớn                        D. Nhiều khoáng sản, tiềm năng thủy điện lớn

Câu 4. Hạn chế chủ yếu về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta là

     A. nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch                             B. thiên tai (bão, lụt, hạn hán...) thường xảy ra

     C. diện tích đất đai chật hẹp                                        D. nơi tập trung ít tài nguyên khoáng sản

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết hướng gió mùa hạ thổi vào khu vực Đồng bằng Bắc Bộ là hướng nào?

     A. Hướng Đông Nam     B. Hướng Tây Bắc            C. Hướng Đông Bắc        D. Hướng Tây Nam

Câu 6. Đặc điểm hoạt động của gió Tín phong ở nước ta là:

A.  gây ra thời tiết lạnh khô ở nước ta

B.   thổi xen kẽ với gió mùa

C.  gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ

D.  gây ra hiện tượng mưa ngâu ở đồng bằng Bắc bộ

Câu 7. Về mặt tự nhiên, vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa quan trọng nhất là

A.  mang lại cho nước ta nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú

B.   chịu tác động của nhiều thiên tai

C.  tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên

D.  quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta

Câu 8. Gió Lào thường xuất hiện vào thời gian nào trong năm ở nước ta?

     A. Đầu và cuối mùa hạ                                                 B. Nửa đầu mùa đông

     C. Đầu mùa hạ                                                               D. Cuối mùa hạ

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trong các địa điểm sau, địa điểm nào có mùa mưa vào thu đông?

A.  Hà Nội      B. Sa Pa         C. Đồng Hới D. Đà Lạt

Câu 10. Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng A. Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

B.   Khí hậu có tính chất cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt

C.  Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước ta

D.  Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng nhất về mùa hạ

Câu 11. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do

     A. chịu tác động thường xuyên của gió mùa             B. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều

     C. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp                             D. tiếp giáp với biển Đông

Câu 12. Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển thuận lợi cho nghề

     A. đánh bắt thủy hải sản                                               B. chế biến thủy sản

     C. nuôi trồng thủy hải sản                                            D. làm muối

Câu 13. Thiên tai nào dưới đây rất hiếm khi xảy ra ở khu vực đồng bằng nước ta

     A. Hạn hán                      B. Bão                                 C. Ngập lụt                        D. Động đất

Câu 14. Biên giới giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đi qua

     A. 17 tỉnh                         B. 18 tỉnh                           C. 19 tỉnh                           D. 20 tỉnh

Câu 15. Đường biên giới quốc gia trên biên nước ta là ranh giới bên ngoài vùng

     A. tiếp giáp lãnh hải       B. nội thủy                         C. độc quyền kinh tế         D. lãnh hải

Câu 16. Các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam của nước ta có ở các vùng núi

A.  Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc.

B.   Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam

C.  Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam

D.  Tây Bắc, Trường Sơn Bắc

Câu 17. Khu vực địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở

     A. Đông Nam Bộ                                                          B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

      C. Nam Trung Bộ                                                         D. Bắc Trung Bộ

Câu 18. Theo chiều Tây - Đông, vùng biển nước ta nằm trong khoảng kinh tuyến

     A. 102009’Đ-117020’Đ trên biển Đông                     B. 101000’Đ-117020’Đ trên biển Đông

C. 102°09’Đ-109°24’Đ trên biển Đông            D. 101000’Đ-109024’Đ trên biển Đông 

Câu 19. Điêm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta?

     A. Phân bố ở ven biển                                                  B. Đa dạng sinh học

     C. Năng suất sinh học cao                                           D. có nhiều loài cây gỗ quý

Câu 20. Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi nước ta gặp nhiều khó khăn do

     A. thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất)                B. địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc

     C. khan hiếm nước                                                        D. động đất

Câu 21. Đồng bằng sông Hồng khác đồng bằng sông Cửu Long ở điểm

A.  có diện tích rộng lớn

B.   địa hình thấp và tương đối bằng phẳng

C.  được hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu sông

D.  có hệ thống đê sông ngăn lũ

Câu 22. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa là do

A.  bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

B.   Trong quá trình hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

C.  Đồng bằng nằm ở chân núi nhận được nhiều sỏi, cát trôi xuống

D.  Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa

Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết các vịnh biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

A.  Vịnh Hạ Long, vịnh Đà Nẵng, Vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong

B.   Vịnh Đà Nẵng, vịnh Hạ Long, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh

C.  Vịnh Hạ Long, vịnh Đà Nẵng, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh

D.  Vịnh Đà Nẵng, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Hạ Long

Câu 24. Nước ta có thể giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí

A.  nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng

B.   nằm ở khu vực đặc biệt quan trọng về chính trị và quân sự

C.  nằm ở khu vực kinh tế năng động nhất thế giới

D.  nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương

Câu 25. Đặc điểm khí hậu với hai mùa mưa và khô rõ rệt nhất được thể hiện ở: A. trên cả khu vực từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

B.   khu vực từ Quy Nhơn trở vào.

C.  chỉ có ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

D.  chỉ có ở Nam Bộ.

Câu 26. Loại rừng phổ biến ở nước ta hiện nay là:

     A. rừng gió mùa thường xanh.                                    B. rừng gió mùa nửa rụng lá.

C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.           D. rừng thứ sinh các loại. 


Câu 27. Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, biện pháp không thích hợp là:

A.  phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh định cư cho người dân tộc

B.   làm ruộng bậc thang

C.  xây dựng nhiều nhà máy thủy điện với hồ chứa nước lớn.

D.  bảo vệ rừng đầu nguồn.

Câu 28. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông là:

      A. sông Đà và sông Mã.                                               B. sông Đà và sông Lô.

      C. sông Hồng và sông Chảy.                                       D. sông Hồng và sông Đà.

Câu 29. Đồng bằng duyên hải miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt là do:

     A. đồi núi ở cách xa biển.                                            B. đồi núi ăn ra sát biển.

     C. bờ biển bị mài mòn mạnh mẽ.                                D. nhiều sông.

Câu 30. Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ?

A.   Ảnh hưởng của Bão ở Biển Đông và dải hội tụ nhiệt đới.

B.    Áp thấp Bắc Bộ hoạt động mạnh hút gió mùa Tây Nam.

C.   Tín phong Đông Bắc vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào.

D.   Gió mùa Tây Nam đầu mùa hạ vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới

Việt - Lào.

Câu 31. Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông nào bồi tụ? A. Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình.

B.   Sông Tiền, sông Hậu và hệ thống sông Đồng Nai.

C.  Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang.

D.  Hệ thống sông Mã và hệ thống sông Thái Bình.

Câu 32. Đất trong đê của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây? A. Đất phù sa cổ có diện tích lớn và đất ba dan.

B.   Đất nghèo dinh dưỡng, lẫn nhiều cát, ít phù sa sông.

C.  Diện tích đất mặn, đất phèn chiếm tỉ lệ lớn.

D.  Đất bị bạc màu, nhiều ô trũng ngập nước

Câu 33. Điểm nào sau đây biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta? A. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời.

B.   Trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần.

C.  Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

D.  Hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn.

Câu 34. Gió đông bắc hoạt động phía nam dãy Bạch Mã nước ta vào mùa đông thực chất là A. Tín phong bán cầu Nam.

B.   gió mùa Đông Bắc nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.

C.  gió đất và gió biển.

D.  Tín phong ở bán cầu Bắc

Câu 35. Với vị trí địa lí nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo điều kiện cho nước ta

A.  có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú.

B.   chung sống hòa bình với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

C.  có vị trí địa chính trị quan trọng nhất trên thế giới.

D.  giao lưu phát triển kinh tế với các nước.

Câu 36. Ý nào sau đây không phải là thuận lợi của thiên nhiên khu vực đồi núi nước ta?

A.  Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

B.   Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.

C.  Giàu tài nguyên khoáng sản, là nguyên liệu, nhiên liệu phát triển công nghiệp.

D.  Có tiềm năng lớn về thủy điện và du lịch sinh thái.

Câu 37. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta

A. thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. B. thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.

C.        thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

D.        thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.

Câu 38. Biển Đông ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên nào ở Việt Nam?

A.  Khoáng sản, thủy sản, muối, giao thông vận tải biển

B.   Tài nguyên, thiên tai, địa hình bờ biển, khí hậu, sinh vật

C.  Thiên tai, khí hậu, sinh vật, muối, cát

D.  Cát, Muối, dầu mỏ, khí hậu, địa hình bờ biển.

Câu 39. Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu của nước ta? A. Làm giảm tính chất lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè.

B.   Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn.

C.  Làm tăng tính chất nóng và khô của khí hậu nước ta

D.  Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.

Câu 40. Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông

     A. Sông Hồng - Sông Thái Bình                                 B. Sông Hồng và Sông Đà

      C. Sông Đà và Sông Lô                                               D. Sông Tiền - Sông Hậu

Câu 41. Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có vài sông nhỏ đổ ra biển, là nơi thuận lợi cho nghề

     A. nuôi trồng thủy sản.                                                 B. khai thác thủy hải sản.

     C. chế biến thủy sản.                                                    D. làm muối.

Câu 42. Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH?

A.    Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông

B.    Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng

C.    Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản

D.    Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản, lâm sản 


Câu 43. Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là:

     A. Cát bay, cát chảy.      B. Động đất.                      C. Sạt lở bờ biển.              D. Bão.

Câu 44. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ

     A. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.                              B. địa hình 85% là đồi núi thấp.

     C. chịu tác động thường xuyên của gió mùa             D. tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 45. Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung có sự phân chia làm ba dải, giáp biển là

A.  các đồi, núi       B. các đồng bằng      C. vùng thấp trũng   D. cồn cát, đầm phá.

Câu 46. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng? A. Bên cạnh các dãy núi cao đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.

B.   Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.

C.  Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

D.  Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, cao nguyên.

Câu 47. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi là 

A. sự phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp.

B.   các hoạt động khai thác khoáng sản, nông nghiệp.

C.  nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.

D.  các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác,...

Câu 48. Thuận lợi nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồi núi?

A.  Tiềm năng thủy điện và tiềm năng du lịch

B.   Rừng và đất trồng

C.  Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

D.  Khoáng sản

Câu 49. Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?

     A. Xảy ra hiện tượng đá lở, đất trượt.                        B. Tạo thành các các dãy núi ở phía Tây.

C. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.        D. Hình thành hang động ở vùng núi đá vôi. 


Câu 50. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên

     A. khí hậu có hai mùa rõ rệt                                        B. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

     C. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt                             D. có nhiều tài nguyên khoáng sản

 

ĐÁP ÁN

 

1. C

2. A

3. D

4. B

5. A

6. B

7. D

8. C

9. C

10. C

11. D

12. D

13. D

14. C

15. D

16. A

17. A

18. B

19. D

20. B

21. D

22. B

23. C

24. A

25. B

26. D

27. C

28. D

29. B

30. D

31. A

32. D

33. C

34. D

35. D

36. A

37. D

38. B

39. C

40. A

41. D

42. B

43. B

44. D

45. D

46. D

47. D

48. C

49. B

50. A


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

Câu 1. Biểu hiện rõ nhất của địa hình xâm thực ở nước ta những hiện tượng đất trượt, đá lở (sgk Địa lí 12 trang 45)

=> Chọn đáp án C

Câu 2. Đặc điểm không phải của vùng núi Trường Sơn Nam là “cao và đồ sộ nhất nước ta”, đây là đặc điểm của vùng núi Tây Bắc

=> Chọn đáp án

A

Câu 3. Thế mạnh quan trọng về tự nhiên để phát triển công nghiệp ở khu vực đồi núi của nước ta là tập trung nhiều khoáng sản, tiềm năng thủy điện lớn

=> Chọn đáp án

D

Câu 4. Hạn chế chủ yếu về mặt tự nhiên của khu vực đồng bằng là nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản (sgk Địa lí 12 trang 35)=> Chọn đáp án

B

Câu 5. Căn cứ vào Atlat trang 9, hướng gió màu hạ thổi vào Đồng bằng Bắc Bộ là hướng

Đông Nam=> Chọn đáp án

A

Câu 6. Đặc điểm hoạt động của gió Tín phong là thổi xen kẽ với gió mùa, chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió (sgk Địa lí 12 trang 40)=> Chọn đáp án B

Câu 7. về mặt tự nhiên, vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng nhất là quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang lại tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 16)=> Chọn đáp án

D

Câu 8. Gió Lào hay gió Tây khô nóng thường xuất hiện vào đầu mùa hạ ở nước ta, khi khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương hoạt động và gây mưa cho Tây Trường Sơn, Tây Nguyên và Nam Bộ, gió vượt dãy Trường Sơn xuống sườn Đông gây hiện tượng phơn khô nóng cho Đông

Trường Sơn=> Chọn đáp án C

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, Đồng Hới thuộc Bắc Trung Bộ có mưa vào thu đông (tháng 9 đến tháng 12)=> Chọn đáp án C

Câu 10. Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ, làm cho Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất nước ta=> Chọn đáp án C

Câu 11. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do tiếp giáp với biển Đông, nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, làm biến tính các khối khí qua biển. Mùa hè biển Đông cung cấp ẩm cho các khối khí, tạo nên mùa mưa, các cơn mưa mùa hạ làm dịu bớt thời tiết nóng bức. Mùa đông, gió mùa mùa đông qua biển trở nên ấm, ẩm hơn, gây mưa phùn cho đồng bằng Bắc Bộ, gây mưa cho duyên hải miền Trung...=> Chọn đáp án D

Câu 12. Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển thuận lợi cho nghề làm muối (sgk Địa lí 12 trang 38)=> Chọn đáp án D

Câu 13. Thiên tai rất hiếm khi xảy ra ở khu vực đồng bằng nước ta là Động đất (sgk Địa lí 12 trang

64)=> Chọn đáp án D

Câu 14. Biên giới giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đi qua 19 tỉnh từ Điện Biên đến Kiên Giang (Atlat trang 4-5)=> Chọn đáp án C

Câu 15. Đường biên giới quốc gia trên biển nước ta là ranh giới bên ngoài vùng lãnh hải (sgk Địa lí 12 trang 15)=> Chọn đáp án D

Câu 16. Các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam của nước ta có ở cả 4 vùng núi, điển hình hơn ở 3 vùng núi Tây Bắc: dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao..., Trường Sơn Bắc (các dãy núi chạy song song thuộc dãy Trường Sơn Bắc), Đông Bắc (dãy Con Voi, Tam Đảo.)

=> Chọn đáp án A

Câu 17. Khu vực địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ (sgk Địa lí 12 trang

32)=> Chọn đáp án A

Câu 18. Theo chiều Tây - Đông, vùng biển nước ta nằm trong khoảng kinh tuyến 101 000’Đ - 117020’Đ trên biển Đông (sgk Địa lí 12 trang 13) => Chọn đáp án B

Câu 19. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta phân bố ở ven biển, đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao, trong rừng ngập mặn chủ yếu là sú, vẹt, bần, đước… không phải là các cây gỗ quý có giá trị cao => Chọn đáp án D

Câu 20. Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi nước ta gặp nhiều khó khăn chủ yếu do địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc, nhiều sông suối hẻm vực gây trở ngại cho giao thông, giao lưu giữa các vùng (sgk Địa lí 12 trang 34) => Chọn đáp án B.

Câu 21. Đồng bằng sông Hồng khác đồng bằng sông Cửu Long ở điểm có hệ thống đê sông ngăn lũ => Chọn đáp án D

Câu 22. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa là do trong quá trình hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu (sgk Địa lí 12 trang 33)

=> Chọn đáp án B

Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6-7, các vịnh biển được xếp theo thứ tự từ Bắc vào

Nam là Vịnh Hạ Long, vịnh Đà Nẵng, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh

=> Chọn đáp án C

Câu 24. Nước ta có thể giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí năm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng (sgk Địa lí 12 trang 16-17) => Chọn đáp án A


Câu 25. Phần lãnh thổ phía Nam, khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt từ vĩ độ 140B trở vào (từ Quy Nhơn trở vào)=> Chọn đáp án B

(nêu không biết 140B là khu vực nào có thể sử dụng Atlat trang 14)

Câu 26. Loại rừng phổ biến ở nước ta hiện nay là rừng thứ sinh các loại: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tớ xa van, bụi gai hạn nhiệt đới (sgk Địa lí 12 trang

46)=> Chọn đáp án D

Câu 27. Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, biện pháp không thích hợp là xây dựng nhiều nhà máy thủy điện với hồ chứa nước lớn vì muốn hạn chế xói mòn đất ở miền núi phải áp dụng các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí, phù hợp với từng khu vực; không phải khu vực nào cũng có thể xây dựng hồ chứa nước lớn nhất là những nơi có nền địa chất yếu...=> Chọn đáp án C

Câu 28. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đà (Atlat trang 13)

=> Chọn đáp án D

Câu 29. Đồng bằng duyên hải miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt là do đồi núi ăn lan ra sát biển (Atlat trang 13-14)

=> Chọn đáp án B

Câu 30. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của Gió mùa Tây Nam đầu mùa hạ vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (gió Tây Nam từ khối khí

Bắc Ấn Độ Dương)

=> Chọn đáp án D

Câu 31. Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái

Bình bồi tụ

=> Chọn đáp án A

Câu 32. Đất trong đê của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm đất bị bạc màu, nhiều ô trũng ngập nước (sgk Địa lí 12 trang 33)

=> Chọn đáp án D

Câu 33. Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ ( hay cán cân bức xạ ) dương quanh năm (sgk Địa lí 12 trang 40)

=>Chọn đáp án C

Câu 34. Gió đông bắc hoạt động phía phía nam dãy Bạch Mã nước ta vào mùa đông thực chất là gió

Tín phong ở bán cầu Bắc.(sgk Địa lí 12 trang 41)

=> Chọn đáp án D

Câu 35. Với vị trí địa lí nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo điều kiện cho nước ta giao lưu phát triển kinh tế với các nước (sgk Địa lí 12 trang 16-17)

=> Chọn đáp án D

Câu 36. Thiên nhiên khu vực đồi núi nước ta không phải là nơi thích hợp để tập trung các khu công nghiệp, thành phố. Các khu công nghiệp, thành phố thích hợp phân bố ở nơi có mặt bằng xây dựng lớn như khu vực đồng bằng => Chọn đáp án A

Câu 37. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế,

các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài. (sgk Địa lí 12 trang 16-17). Đáp án D bao quát nhất

=> Chọn đáp án D

Câu 38. Biển Đông ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên ở Việt Nam: Tài nguyên, thiên tai, địa hình bờ biển, khí hậu, sinh vật (sgk Địa lí 12 trang 36-39). Đáp án B bao quát nhất

=> Chọn đáp án B

Câu 39. Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu của nước ta không bao gồm “Làm tăng tính chất nóng và khô của khí hậu nước ta.” Mà ngược lại biển Đông làm giảm tính chất lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè, mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn cho nước ta => Chọn đáp án C

Câu 40. Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông Sông Hồng - Sông Thái Bình ( sgk Địa lí 12 trang 33)

=> Chọn đáp án A

Câu 41. Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có vài sông nhỏ đổ ra biển, là nơi thuận lợi cho nghề làm muối (sgk Địa lí 12 trang 38)

=> Chọn đáp án D

Câu 42. Nhận định không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH là Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng vì đây là thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồi núi với phát triển kinh tế xã hội

=> Chọn đáp án B

Câu 43. Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là Động đất. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 64)

=> Chọn đáp án B

Câu 44. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ tiếp giáp với Biển

Đông, các khối khí qua biển được tăng độ ẩm (sgk Địa lí 12 trang 36)

=> Chọn đáp án D

Câu 45. Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung có sự phân chia làm ba giải giáp biển là cồn cát, đầm phá (sgk Địa lí 12 trang 34)

=> Chọn đáp án D

Câu 46. Biểu hiện chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng: Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, cao nguyên.

=> Chọn đáp án D

Câu 47. Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác,... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi ( sgk Địa lí 12 trang 47)

=> Chọn đáp án D

Câu 48. Thuận lợi không phải là thế mạnh của khu vực đồi núi Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông vì khu vực đồi núi địa hình chia cắt, lắm sông suối, hẻm vực, khó khăn cho giao thông đi lại

=> Chọn đáp án C

Câu 49. Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả Tạo thành các dãy núi ở phía Tây. Việc tạo núi là do nhân tố nội sinh, do các vận động tạo núi trong lịch sử hình thành lãnh thổ chứ không phải do quá trình ngoại sinh như xâm thực

=> Chọn đáp án B

Câu 50. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nhiệt độ cao, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt (sgk Địa lí 12 trang 16)

=> Chọn đáp án A



................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lên đầu trang