CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 - MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU - Đề số 2



CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU – Đề số 2 

(Có lời giải chi tiết)


 

Câu 1. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là

     A. Vùng tiếp giáp lãnh hải.                                          B. Lãnh hải.

     C. Vùng đặc quyền kinh tế.                                          D. Thềm lục địa.

Câu 2. Trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế , nhưng các nước khác 

A. được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.

B.   được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.

C.  được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.

D.  khai thác các tài nguyên vùng biển của Việt Nam.

Câu 3. Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở Đồng bằng sông Hồng có 

A. hệ thống kênh rạch chằng chịt 

B. địa hình thấp và bằng phẳng hơn.

C.  bề mặt đồng bằng bị chia cắt do hệ thống đê

D.  diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 4. Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ

A.  tây sang đông và phân hóa đa dạng.

B.   tây nam xuống đông bắc và phân hóa đa dạng.

C.  tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

D.  bắc xuống nam và phân hóa đa dạng.

Câu 5. Gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là do

A.  động đất, khan hiếm nước

B.   các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất

C.  địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc D. khan hiếm nước, nhiều thiên tai

Câu 6. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là

     A. rừng gió mùa thường xanh.                                    B. Rừng ngập mặn ven biển

     C. rừng rậm nhiệt đới âm lá rộng thường xanh.       D. Rừng gió mùa nửa rụng lá

Câu 7. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố

     A. hải văn và sinh vật biển.                                         B. là vùng biển tương đối kín

     C. là vùng biển rộng                                                     D. nhiệt độ nước biển cao

Câu 8. Đặc điểm sinh vật nhiệt đới của vùng biển Đông là

     A. năng suất sinh học cao.                                           B. ít loài quý hiếm.

     C. nhiều loài đang cạn kiệt.                                         D. tập trung theo mùa

Câu 9. Địa danh nào sau đây đúng với tên gọi của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là các dãy núi trung bình; ở giữa là các dãy núi thấp xen với các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?

     A. Vùng núi Trường Sơn Nam                                    B. Vùng núi Đông Bắc

     C. Vùng núi Tây Bắc                                                    D. Vùng núi Trường Sơn Bắc

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng? 

A. Thấp trũng ở phía tây, cao ở phía đông.

B.   Cao ở phía bắc, thấp dần về phía tây.

C.  Cao ở phía tây, nhiều ô trũng ở phía đông.

D.  Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.

Câu 11. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

A.  Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các nguồn tài nguyên.

B.   Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, khai thác dầu, đặt cáp quang ngầm.

C.  Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.

D.  Cho phép các nước được khai thác các nguồn tài nguyên.

Câu 12. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là

A.  tác động của cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc

B.   thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.

C.  tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.

D.  hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa

Câu 13. Dựa vào Alat địa lý Việt Nam, trang 25, cho biết đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lượt các cửa khẩu

      A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.                 B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.

      C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.                 D. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.

Câu 14. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

A.  có địa hình cao nhất nước ta

B.   gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên

C.  địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích

D.  có ba mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam

Câu 15. Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi

     A. Trường Sơn Nam      B. Đông Bắc                      C. Tây Bắc                        D. Trường Sơn Bắc

Câu 16. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi là do

A.  nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

B.   nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

C.  nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

D.  nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260km.

Câu 17. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí

A.  trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

B.   tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, vùng biển rộng, giàu tài nguyên.

C.  nằm liền kề vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

D.  ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới, có các khối khí hoạt động theo mùa

Câu 18. Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra

     A. gió phơn Tây Nam.                                                  B. gió Mậu dịch Nam bán cầu.

     C. gió mùa Tây Nam.                                                   D. gió Mậu dịch Bắc bán cầu.

Câu 19. Theo giờ GMT, lãnh thổ phần đất liền của nước ta chủ yếu nằm trong

A.  Múi giờ số 9.    B. Múi giờ số 7.        C. múi giờ số 8.        D. múi giờ số 6.

Câu 20. Vai trò chính của biển Đông đối với khí hậu miền Bắc nước ta trong mùa đông là 

A. Tăng độ ẩm cho các khối khí đi qua biển.

B.   Làm giảm nền nhiệt độ.

C.  Mang mưa đến cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.

D.  Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.

Câu 21. Đất feralit nước ta thường bị chua vì

     A. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh.                        B. Có chứa nhiều Fe2Ovà Al2O3

     C. Đất quá chặt, thiếu nguyên tố vi lượng.                D. Mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazơ dễ tan.

Câu 22. Nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn vì:

A.  Nằm trong vùng nội chí tuyến, có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.

B.   Nằm trong khu vực gió mùa châu Á, có các khối khí hoạt động theo mùa

C.  Nằm gần biển Đông, có lượng mưa và độ ẩm lớn.

D.  Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?

     A. Sông Mê Công (Việt Nam).                                   B. Sông Hồng.

     C. Sông Đà Rằng.                                                         D. Sông Đồng Nai.

Câu 24. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện:

A.  làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.

B.   bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.

C.  tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc

D.  tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.

Câu 25. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

A.  Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế với các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo.

B.   Các sông trong vùng cũng có hướng vòng cung.

C.  Hướng nghiêng chung của khu vực là hướng tây bắc - đông nam.

D.  Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.

Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tần suất bão lớn nhất ở nước ta vào tháng nào sau đây?

     A. Tháng IX.                   B. Tháng XI.                      C. Tháng VIII.                  D. Tháng X.

Câu 27. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta:

A.  Thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, xã hội với các nước

B.   Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

C.  Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.

D.  Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.

Câu 28. Biển Đông là biển chung của

      A. 10 nước.                      B. 7 nước.                           C. 8 nước.                          D. 9 nước

Câu 29. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi là:

A.  địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối hẻm vực, trở ngại cho giao thông.

B.   khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.

C.  khí hậu có sự phân hóa phức tạp.

D.  đất trồng cây lương thực bị hạn chế.

Câu 30. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở:

A.  Nam Trung Bộ             B. Bắc Trung Bộ      C. Bắc Bộ      D. Nam Bộ

Câu 31. Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta là 

A. làm khí hậu mang tính dải dương điều hòa hơn.

B.   làm tăng nhiệt độ vào mùa hè.

C.  làm phức tạp thêm thời tiết khí hậu.

D.  làm giảm nhiệt độ vào mùa đông.

Câu 32. Địa hình cao ở rìa phía Tây, tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:

      A. Đồng bằng sông Hồng.                                           B. Đồng bằng sông Cửu Long

            Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.                           D. Đồng bằng ven biển miền Trung

Câu 33. Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên khu vực đồng bằng là:

     A. Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán.                        B. Hạn chế đất trồng cây lương thực

     C. Địa hình chia cắt mạnh                                           D. Ít tài nguyên khoáng sản

Câu 34. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc?

A.  Hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam.

B.   Địa hình thấp và hẹp ngang.

C.  Địa hình thấp ở hai đầu, nhô cao ở giữa

D.  Giới hạn từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

Câu 35. Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là:

     A. Đặc quyền kinh tế      B. nội thủy                         C. tiếp giáp lãnh hải          D. lãnh hải

Câu 36. Đặc điểm không đúng với vị trí địa lí nước ta là:

A.  Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến

B.   Nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới

C.  Nhiều thiên tai: bão, lũ, trượt lở đất.

D.  Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu.

Câu 37. Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành của dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên:

A.  đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.

B.   bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C.  có một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn.

D.  các đồng bằng kéo dài và hẹp ngang.

Câu 38. Khó khăn lớn nhất của khu vực đồi núi nước ta đối với việc phát triển kinh tế - xã hội là

     A. địa hình bị chia cắt mạnh                                        B. các hiện tượng thời tiết cực đoan

     C. dễ xảy ra các thiên tai                                              D. có nguy cơ phát sinh động đất

Câu 39. Khó khăn lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?

     A. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô                B. Chế độ nước của sông ngòi thất thường

C. Nhiều thiên tai: bão, lũ, trượt lở đất              D. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu 

Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đinh lũ trên sông Mê Công vào tháng nào sau đây?

A.  Tháng 10           B. Tháng 9     C. Tháng 1    D. Tháng 12.

Câu 41. Đặc điểm nào sau đây là của vùng núi Trường Sơn Nam? 

A. Có 4 cánh cung lớn.

B.   Gồm các khối núi và cao nguyên.

C.  Có 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc- đông nam.

D.  Gồm các dãy núi song song và so le nhau.

Câu 42. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi nước ta không có đặc điểm nào sau đây? 

A. Có các loài thú có lông dày.

B. Đất chủ yếu là đất mùn thô.

 Không có tháng nào nhiệt độ trên 250C.

D. Hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.

Câu 43. Gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ khối khí nào sau đây?

      A. Cực lục địa phương Bắc.                                        B. Nhiệt đới ẩm Bắc Ân Độ Dương.

     C. Chí tuyến bán cầu Bắc                                             D. Chí tuyến bán cầu Nam.

Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?

      A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                               B. Bắc Trung Bộ.

     C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                      D. Tây Nguyên.

Câu 45. Vào nửa sau mùa đông, miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh ẩm và mưa phùn là do

A. khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta 

B. khối khí lạnh di chuyển qua lục địa Trung Hoa

C.  địa hình nước ta 3/4 là đồi núi.

D.  địa hình ở Trung du - miền núi Bắc Bộ.

Câu 46. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

A.  Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.

B.   Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa

C.  Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

D.  Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.

Câu 47. Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do hoạt động của

A.  gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia

B.   gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam

C.  gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Ben gan

D.  gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc

Câu 48. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở: 

A. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.

B.   Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ

C.  Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.

D.  Rìa đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 49. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là 

A. có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa

B.   có diện tích lớn gần 3,5 triệu km2.

C.  biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

D.  nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa

Câu 50. Thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi nhờ

A.  Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

B.   Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

C. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến 

D. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

 

ĐÁP ÁN

 

1. D

2. B

3. C

4. C

5. C

6. C

7. A

8. A

9. C

10. D

11. A

12. A

13. D

14. C

15. D

16. D

17. C

18. A

19. B

20. D

21. D

22. A

23. B

24. D

25. D

26. A

27. C

28. D

29. A

30. D

31. A

32. A

33. A

34. C

35. A

36. C

37. A

38. A

39. A

40. A

41. B

42. B

43. D

44. D

45. A

46. B

47. B

48. D

49. D

50. D

 

 

 

 

 



HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là thềm lục địa (sgk Địa lí 12 trang 15) => Chọn đáp án D 

Câu 2.

Trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 nước ta

có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế , nhưng các nước khác được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển (sgk Địa lí 12 trang 15) => Chọn đáp án B

Câu 3.

Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở Đồng bằng

sông Hồng có bề mặt đồng bằng bị chia cắt do hệ thống đê => Chọn đáp án C 

Câu 4.

Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao,.

thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng (sgk Địa lí 12 trang 29)=> Chọn đáp án

C

Câu 5.

Nguyên nhân chính gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là do địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc (sgk Địa lí 12 trang 34)=> Chọn đáp án C

Câu 6.

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh (sgk Địa lí 12 trang 46)=> Chọn đáp án C 

Câu 7.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn ( nhiệt độ, độ muối, sóng, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển => Chọn đáp án A

Câu 8.

Đặc điểm sinh vật nhiệt đới của vùng biển Đông là sinh vật phong phú, năng suất sinh học cao 8 => Chọn đáp án A 

Câu 9.

Địa danh đúng với tên gọi của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là các dãy núi trung bình; ở giữa là các dãy núi thấp xen với các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi là vùng núi Tây Bắc (Atlat trang 13 và sgk Địa lí 12 trang 30)=> chọn đáp án C 

Câu 10.

Đặc điểm đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng là Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển (sgk Địa lí 12 trang 33) =>Chọn đáp án D 

Câu 11.

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi là Có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, trong đó có thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các nguồn tài nguyên.

=> Chọn đáp án A 

Câu 12.

Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là tác động của cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc làm cho sóng to, gió lớn ảnh hưởng cực đoan tới thời tiết đất liền, hạn chế ngày ra khơi của ngư dân => Chọn đáp án A

Câu 13.

Dựa vào Alat địa lý Việt Nam, trang 25, cho biết đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lượt các cửa khẩu Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.=> Chọn đáp án D 

Câu 14.

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng (sgk Địa lí 12 trang 30)=> Chọn đáp án C 

Câu 15.

Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc (sgk trang 30 và Atlat trang 13)=> Chọn đáp án D 

Câu 16.

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi là do nước ta nằm

9 tiếp giáp Biển Đông nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào với chiều dài bờ biển trên 3260km, các khối khí qua biển được cung cấp nhiệt ẩm, làm cho thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt giàu sức sống (sgk Địa lí 12 trang 16) => Chọn đáp án D

Câu 17.

Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí liền kề vành đai sinh khoáng châu Á - Thái

Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải (sgk Địa lí 12 trang 16)=> Chọn đáp án C 

Câu 18.

Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió phơn Tây Nam gây ra (sgk Địa lí 12 trang 42)

=> Chọn đáp án A 


Câu 19.

Theo giờ GMT, lãnh thổ phần đất liền của nước ta chủ yếu nằm trong múi giờ số 7 => Chọn đáp án B


Câu 20.

Vai trò chính của biển Đông đối với khí hậu nước ta trong mùa đông là làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô thông qua việc tăng nhiệt, ẩm cho các khối khí qua biển, gây mưa phùn cho ven biển và đồng bằng bắc bộ cuối mùa đông (sgk Địa lí 12 trang 36)=> Chọn đáp án D 

Câu 21.

Đất feralit nước ta thường bị chua vì Mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazơ dễ tan (sgk Địa lí 12 trang 46)=> Chọn đáp án D 

Câu 22.

Nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn vì Nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn, một năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh (sgk Địa lí 12 trang 40)

=> Chọn đáp án A 

Câu 23.

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta là hệ thống sông Hồng, chiếm 21,91% tổng diện tích lưu vực sông ở nước ta => Chọn đáp án B Câu 24.

Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện ở chỗ hình thành địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô (sgk Địa lí 12 trang 45)

10 => Chọn đáp án D 

Câu 25.

Đặc điểm không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc là địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích vì vùng núi Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp (sgk Địa lí 12 trang 3 và Atlat trang 13)=> Chọn đáp án D 

Câu 26.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tần suất bão lớn nhất ở nước ta vào tháng 9 : từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng => Chọn đáp án A 

Câu 27.

Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta:

Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội n hập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài (sgk Địa lí 12 trang 17)=> chọn đáp án C 

Câu 28.

Biển Đông là biển chung của 9 nước.: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia,

Xingapo, Indonexia, Philippin, Bruney. (Atalat trang 4)=> Chọn đáp án D 

Câu 29.

Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi là địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối hẻm vực, trở ngại cho giao thông (sgk Địa lí 12 trang 34)

=> Chọn đáp án A 

Câu 30.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở Nam bộ, riêng Nam Bộ chiếm 300 nghìn ha rừng ngập mặn trong tổng số 450 nghìn ha rừng ngập mặn cả nước (sgk Địa lí 12 trang 38)=> Chọn đáp án D 

Câu 31.

Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta là làm khí hậu mang tính hải dương, điều hòa hơn,  vì thế thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi (sgk Địa lí 12 trang 16)

=> Chọn đáp án A 

Câu 32.

Địa hình cao ở rìa phía Tây, tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Hồng (sgk Địa lí 12 trang 33 và Atlat trang 13) => Chọn đáp án A 

Câu 33.

Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên khu vực đồng bằng là chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán...(sgk Địa lí 12 trang 35)

=> Chọn đáp án A

Đặc điểm không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc là Địa hình thấp ở hai đầu, nhô cao ở giữa. Vì

Trường Sơn Bắc có địa hình cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa (sgk Địa lí 12 trang 30 và Atlat trang

13)=> Chọn đáp án C 

Câu 35.

Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là vùng đặc quyền kinh tế, rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở (sgk Địa lí 12 trang 15) => Chon đáp án A 

Câu 36.

Đặc điểm không đúng với vị trí địa lí nước ta là Nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới vì nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán (sgk Địa lí

12 trang 16).. .còn động đất ít xảy ra hơn và hầu như không chịu ảnh hưởng của sóng thần => Chọn đáp án C 

Câu 37.

Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành của dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông (sgk Địa lí 12 trang 33)

=> Chọn đáp án A 

Câu 38.

Khó khăn lớn nhất của khu vực đồi núi nước ta là địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây cản trở giao thông, cho khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế

=> Chọn đáp án A 

Câu 39.

Khó khăn lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô và Xói mòn, rửa trôi đất ở đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và hạ lưu các sông lớn vào mùa mưa (sgk Địa lí 12 trang 55)

=> Chọn đáp án A 

Câu 40.

Đỉnh lũ sông Mê Công rơi vào tháng 10 (29000 m3/s) (xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 10)=> Chọn đáp án A 

Câu 41.

Đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam là gồm các khối núi và cao nguyên (sgk Địa lí 12 trang 32 và Atlat trang 14)=> Chọn đáp án B 

Câu 42.

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta không có đặc điểm “đất chủ yếu là đất mùn thô” vì đất mùn thô là đặc trưng của đai ôn đới gió mùa trên núi; còn đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi chủ yếu là đất feralit có mùn và đất mùn => Chọn đáp án B

Câu 43.

Gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam (sgk Địa lí 12 trang 42) => Chọn đáp án D 

Câu 44.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên=> Chọn đáp án D 

Câu 45.

Vào nửa sau mùa đông, miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh ẩm và mưa phùn là do khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển (được cung cấp thêm ẩm) vào nước ta => Chọn đáp án A 

Câu 46.

Đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (sgk Địa lí 12 trang 45)=> Chọn đáp án B 

Câu 47.

Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do hoạt động của gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Bán cầu nam (sgk Địa lí 12 trang 42) => Chọn đáp án B

Câu 48.

Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở Rìa đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Trong đó, bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ còn đồi trung du rộng nhất ở rìa phía bắc và phá tây đồng bằng sông Hồng (sgk Địa lí 12 trang 32) => Chọn đáp án D 

Câu 49.

Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chính vì thế, biển Đông là kho dự trữ nhiệt ẩm khổng lồ, làm cho các khối khí di chuyển qua biển trở nên ấm, ẩm hơn, cung cấp lượng ẩm dồi dào cho đất liền => Chọn đáp án D 

Câu 50.

Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc biệt là do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt, ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi (sgk Địa lí 12 trang 16)

=> Chọn đáp án D


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lên đầu trang