CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 - MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU - Đề số 5



CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

Mức độ thông hiểu - đề số 5

(có lời giải chi tiết) 

Câu 1. Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực

A.  Bắc Bộ.             B. Bắc Trung Bộ.     C. Nam Trung Bộ.   D. Nam Bộ.

Câu 2. Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là 

A. củng cố đê chắn sóng vùng ven biển.

B.   huy động sức dân phòng tránh bão.

C.  tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.

D.  có các biện pháp phòng tránh hợp lý khi bão đang hoạt động.

Câu 3. Điểm khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là

A.  gồm các mạch núi song song và so le có hướng tây bắc- đông nam.

B.   vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên.

C.  hướng núi vòng cung.

D.  địa hình cao hơn.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Hà Nội thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

     A. Trung và Nam Bắc Bộ.                                           B. Bắc Trung Bộ.

     C. Tây Bắc Bộ.                                                              D. Đông Bắc Bộ.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết các vùng nào sau đây có diện tích đất feralit trên đá badan lớn nhất nước ta?

A.  Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B.   Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

C.  Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

D.  Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 6. Nước ta không nằm ở

A.  phía Đông bán đảo Đông Dương.

B.   trung tâm khu vực chậu Á gió mùa

C.  gần đường giao thông hàng hải từ An Độ Dương qua Thái Bình Dương.

D.  trên bán đảo Trung An.

Câu 7. Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do

     A. trên biển, bão gây sóng to.                                      B. lượng mưa trong bão thường lớn.

     C. bão là thiên tai bất thường.                                     D. bão thường có gió mạnh.

Câu 8. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do 

A. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông.

B.   được sự điều tiết của các hồ nước

C.  nguồn nước ngầm phong phú.

D.  mạng lưới sông ngòi dày đặc

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về nhiệt độ trung bình năm ở nước ta?

     A. Cao trên 200C (trừ các vùng núi cao).                   B. Tăng dần từ Bắc vào Nam.

     C. Giảm dần từ Bắc vào Nam.                                    D. Có sự phân hóa theo không gian.

Câu 10. Đặc điểm không đúng với vùng núi Tây Bắc là

A.  có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Chậu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình- Thanh Hóa

B.   địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng đông bắc- tây nam

C.  xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông như: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

D.  nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

Câu 11. Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta là 

A. thực hiện các dự án trồng rừng theo kế hoạch.

B.   duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.

C.  xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

D.  giao đất, giao rừng cho người dân tránh tình trạng du canh du cư.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là

A.  hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.

B.   địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

C.  vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.

D.  vị trí địa lí nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông.

Câu 13. Căn cứ và Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào ở nước ta chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất

A.  Ven biển Nam Trung Bộ

B.   Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng.

C.  Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình 

D. Ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết Đà Lạt thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

      A. Nam Trung Bộ           B. Nam Bộ                         C. Tây Nguyên                  D. Bắc Trung Bộ

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Hồng?

     A. Sông Gâm                   B. Sông Chảy                    C. Sông Mã                       D. Sông Lô

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các hệ thống sông sau đây, hệ thống sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất?

     A. Sông Đồng Nai          B. Sông Hồng                    C. Sông Cả                        D. Sông Mã

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết lượng mưa cao nhất ở Đồng Hới vào tháng nào?

     A. Tháng 6                       B. Tháng 10                       C. Tháng 11                       D. Tháng 8

Câu 18. Ở Đồng bằng sông Hồng, vùng đất không được phù sa bồi đắp hàng năm là 

A. vùng đất ở rìa phía Tây và Tây Bắc 

B. vùng đất ngoài đê

 C. vùng đất ven biển                                                     

D. vùng đất trong đê

Câu 19. Ở nước cảnh quan rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thay thế cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc của vùng nhiệt đới là do nguyên nhân chủ yếu nào?

A.  Có lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao quanh năm

B.   Lượng mưa, ẩm lớn do biển Đông và gió mùa đem lại

C.  3/4 diện tích là đối núi

D.  Gió mùa Tây Nam mang mưa lớn cho cả nước trong mùa hạ

Câu 20. Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất trồng, đồi trọc ở vùng đồi núi của nước ta là

A.  đẩy mạnh trồng cây lương thực

B.   đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại

C.  áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi

D.  áp dụng tổng thể các biện pháp nông – lâm kết hợp

Câu 21. Nguyên nhân gây ngập lụt ở Trung Bộ là do

A.  để sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao

B.   triều cường, nhiều sông lớn

C.  mưa lớn, triều cường, nhiều sông lớn

D.  mưa bão lớn, triều cường, lũ nguồn về

Câu 22. Các nhánh núi lan sát ra biển vì vậy có nhiều đoạn bờ biển khúc khuỷu, nhiều mũi đất và đèo là đặc điểm của vùng

     A. Ven biển miền Trung                                               B. Tây Bắc

     C. Trường Sơn Bắc                                                       D. Đông Bắc

Câu 23. Khu vực nào lượng mưa lớn nhất nước ta?

      A. Đồng bằng sông Hồng                                            B. Huế - Đà Nẵng

      C. Đồng bằng sông Cửu Long                                    D. Hoàng Liên Sơn

Câu 24. Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng?

A.  Do phong hóa mạnh các loại đá mẹ

B.   Do rửa trôi mạnh các chất bazo

C.  Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người

D.  Tích tụ mạnh các chất oxit sắt và oxit nhôm

Câu 25. Biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là A. hình thành các thung khô, suối cạn.

B.   hình thành dạng địa hình caxtơ.

C.  hiện tượng đất lở, đá trượt.

D.  hiện tượng chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

Câu 26. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là A. quá trình phân bậc địa hình. B. quá trình xâm thực- bồi tụ.

      C. quá trình tác động của con người.                         D. quá trình phong hóa hóa học

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ nước ta từ Huế trở ra Bắc chủ yếu là

     A. dưới 180C                   B. từ 180C đến 200C         C. trên 200C                       D. trên 240C

Câu 28. Cao nguyên nào sau đây không thuộc nhóm cao nguyên badan?

A.  Đắk Lắk.           B. Di Linh.    C. Mơ Nông.             D. Tà Phình.

Câu 29. Nguyên nhân nào dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam? 

A. Miền Bắc có nhiều núi cao hơn và có vĩ độ cao hơn miền Nam.

B.   Miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão, frông cực và dòng biển lạnh.

C.  Miền Bắc gần chí tuyến và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc

D.  Miền Bắc gần chí tuyến hơn và địa hình cao hơn so với miền Nam.

Câu 30. Vùng trời của một quốc gia có chủ quyền được quy định như thế nào?

A.  Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của thềm lục địa

B.   Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế và không gian trên các đảo.

C.  Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền và không gian trên các đảo.

D.  Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.

Câu 31. Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao?

      A. Cánh cung Ngân Sơn.                                             B. Hoàng Liên Sơn.

      C. Phanxipăng.                                                              D. Trường Sơn.

Câu 32. Ba đỉnh núi cao nhất của nước ta được sắp xếp theo thứ tự độ cao giảm dần là

     A. Pusilung, Phanxipăng, Puxailaileng.                     B. Phanxipăng, Puxailaileng, Pusilung.

     C. Phanxipăng, Pusilung, Puxailaileng.                     D. Puxailaileng, Pusilung, Phanxipăng.

Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học cho biết vùng có lượng mưa thấp nhất nước ta là vùng nào và cho biết nguyên nhân tại sao?

A.  Thung lũng thượng nguồn sông Mã (nam Tây Bắc) , do khuất gió, xa biển và phơn tây nam.

B.   Ninh Thuận- Bình Thuận, do địa hình song song với hướng gió và ảnh hưởng của dòng biển lạnh hoạt động mạnh.

C.  Mường Xén (Nghệ An) do khuất gió, xa biển và chịu tác động của phơn tay nam khô nóng.

D.  Thung lũng sông Ba (sông Đà Rằng), do khuất gió và xa biển 

Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên nước ta?

A.  Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc là đới rừng nhiệt đới gió mùa

B.   Mỗi năm các đồng bằng nước ta lấn ra biển hàng trăm mét.

C.  Đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi là đất mùn thô.

D.  Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích cả nước.

Câu 35. Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A.  Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

B.   Thềm lục địa phía bắc và phía nam nông, mở rộng.

C.  Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.

D.  Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

Câu 36. Đặc điểm không phải của địa hình bán bình nguyên là

A.  thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ

B.   phần nhiều là của thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy

C.  nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

D.  bề mặt phủ ba dan

Câu 37. Ở độ cao 2400 - 2600 nước ta có kiểu khí hậu nào dưới đây?

     A. Nhiệt đới gió mùa.                                                   B. Ôn đới gió mùa trên núi.

     C. Xích đạo.                                                                   D. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy sắp xếp độ cao của các dãy núi giảm dần?

A.  Tây Côn Lĩnh, Yên Tử, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca

B.   Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca, Yên Tử.

C.  Tây Côn Lĩnh, Yên Tử, Pu Tha Ca, Kiều Liêu Ti.

D.  Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Yên Tử, Pu Tha Ca

Câu 39. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta? 

A. Tính chất cận xích đạo gió mùa. 

B. Nóng quanh năm.

C. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.                               

D. Rừng cận xích đạo gió mùa

Câu 40. Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ

     A. mưa mùa.                    B. sinh vật.                         C. gió mùa.                        D. đất đai

Câu 41. Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây là đặc điểm sinh vật ở độ cao nào ở vùng núi nước ta?

     A. 1000m- 1600m.                                                        B. trên 2600m.

     C. 900- 1000m.                                                             D. 1600m- 1700m đến 2600m.

Câu 42. Ngập lụt nghiêm trọng nhất ở Đồng bằng sông Hồng là do 

A. do mưa lũ và triều cường.

B.   mức độ đô thị hóa cao, diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn.

C.  mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

D.  mức độ đô thị hóa cao, diện mưa bão rộng, triều cường.

Câu 43. Khu vực từ Đà Nẵng trở vào, về mùa đông có thời tiết đặc trưng là

      A. lạnh lắm.                     B. nóng, khô.                     C. lạnh, khô.                      D. nóng, ẩm.

Câu 44. Địa điểm nào sau đây có mùa đông tương đối ấm, mùa hạ nóng, mưa vào thu - đông?

     A. Lạng Sơn                    B. Huế.                               C. Hà Nội.                         D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 45. Đâu là phát biểu chưa đúng khi nói về thiên tai ở nước ta?

A. Chỉ diễn ra ở miền Bắc. 

B. Hoạt động ngày càng phức tạp. 

C. Hậu quả mang lại ngày càng lớn. 

D. Bão gây thiệt hại nặng nề nhất.

Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào sau đây của nước ta có nhiệt độ trung bình năm từ 240C trở lên?

      A. Đồng bằng sông Hồng.                                           B. Bắc Trung Bộ.

     C. Nam Trung Bộ.                                                        D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 47. Gió Tây khô nóng (gió Lào) tác động mạnh nhất đến khu vực nào của nước ta?

      A. Vùng núi Tây Bắc.                                                   B. Đồng bằng sông Hồng.

      C. Ven biển Bắc Trung Bộ.                                         D. Ven biển Nam Trung Bộ.

Câu 48. Ngoài khơi, các đảo của nước ta còn kéo dài và mở rộng đến khoảng kinh, vĩ độ bao nhiêu?

     A. 06050’B và 117020’Đ                                              B. 08o34’B và 117020’Đ

     C. 06050’B và 109020’Đ                                              D. 23o23’B và 117020’Đ

Câu 49. Nguyên nhân gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do ?

     A. Mức độ đô thị hóa cao                                             B. Có đê bao bọc

     C. Triều cường                                                              D. Diện mưa bão rộng

Câu 50. Ba dải địa hình cùng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vùng núi Tây Bắc là: 

A. Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên đá vôi, các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào.

B.   Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, Phanxipăng, các cao nguyên đá vôi.

C.  Các cao nguyên đá vôi, Hoàng Liên Sơn, Phanxipăng.

D.  Hoàng Liên Sơn, Phanxipăng, các dãy núi dọc biên giới Việt Lào.

 

ĐÁP ÁN

 

1. C

2. C

3. A

4. A

5. B

6. B

7. B

8. A

9. C

10. B

11. C

12. A

13. C

14. C

15. C

16. D

17. B

18. D

19. B

20. D

21. D

22. A

23. B

24. D

25. D

26. B

27. C

28. D

29. C

30. D

31. B

32. C

33. B

34. B

35. C

36. B

37. D

38. B

39. D

40. A

41. D

42. B

43. B

44. B

45. A

46. D

47. C

48. A

49. C

50. A

 

 

 

 

 


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực Nam Trung Bộ. Quan sát Atlat trang 6 -7 dễ nhận thấy khu vực vùng biển Nam Trung Bộ, các đường đẳng sâu xếp xít nhau, thềm lục địa hẹp, biển sâu, dốc mau xuống độ sâu 2000m)=> Chọn đáp án C 

Câu 2.

Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là tăng cường các thiết bị nhăm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão, từ đó có các biện pháp phòng tránh bão kịp thời=> Chọn đáp án C 

Câu 3.

Điểm khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là Trường Sơn Bắc có các mạch núi song song và so le có hướng tây bắc- đông nam => Chọn đáp án A

Câu 4.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Hà Nội thuộc vùng khí hậu Trung và Nam

Bắc Bộ => Chọn đáp án A 

Câu 5.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, các vùng có diện tích đất feralit trên đá badan lớn nhất nước ta Đông Nam Bộ, Tây Nguyên (chú ý xem kĩ bảng chú giải để xác định màu biểu thị đất feralit trên đá badan)=> Chọn đáp án B 

Câu 6.

Đặc điểm vị trí địa lí của nước ta không phải là nằm ở trung tâm khu vực chậu Á gió mùa mà nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa chậu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới (sgk Địa lí 12 trang 16-40) => Chọn đáp án B 

Câu 7.

Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do bão thường kèm theo mưa lớn, dễ gây lụt úng, lũ ống, lũ quét, xói mòn...=> Chọn đáp án B 

Câu 8.

Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do ở miền Bắc có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông nên mùa khô không sâu sắc bằng miền Nam => Chọn đáp án A

Câu 9.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét thầy nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam => Nhận xét C không đúng => Chọn đáp án C 

Câu 10.

Đặc điểm không đúng với vùng núi Tây Bắc là địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng đông bắc- tây nam. Vì vùng núi Tây Bắc có các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chứ không phải đông bắc- tây nam (xem các đặc điểm vùng núi Tây Bắc sgk Địa lí 12 trang 30 và Atlat trang 13)=> Chọn đáp án B 

Câu 11.

Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta là xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, ban hàng Sách đỏ Việt Nam (sgk Địa lí 12 trang 60)=> Chọn đáp án C 

Câu 12.

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông, đón gió mùa Đông Bắc => Chọn đáp án A 

Câu 13.

Căn cứ và Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất ở nước ta là Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, tần suất bão 1,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng => Chọn đáp án C

Câu 14.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, Đà Lạt thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên => Chọn đáp án C

Câu 15.

Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 10, sông Sông Mã không thuộc hệ thống sông Hồng =>Chọn đáp án C 

Câu 16.

Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất là sông Mã 5,31% tổng diện tích các lưu vực sông => Chọn đáp án D 

Câu 17.

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, lượng mưa cao nhất ở Đồng Hới vào tháng 10 => Chọn đáp án B

Câu 18.

Ở Đồng bằng sông Hồng, vùng đất không được phù sa bồi đắp hàng năm là vùng đất trong đê. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước => Chọn đáp án D 

Câu 19.

Ở nước ta cảnh quan rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thay thế cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc của vùng nhiệt đới là do nguyên nhân chủ yếu là giáp biển Đông nên có lượng mưa, ẩm lớn do biển Đông và gió mùa đem lại. Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt và ẩm đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật của nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống... (sgk Địa lí 12 trang 16)=> Chọn đáp án B 

Câu 20.

Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất trống, đồi trọc ở vùng đồi núi của nước ta là áp dụng tổng thể các biện pháp nông - lâm kết hợp (sgk Địa lí 12 trang 61)=> Chọn đáp án D 

Câu 21.

Nguyên nhân gây ngập lụt ở Trung Bộ là do mưa bão lớn, triều cường hay nước biển dâng và lũ nguồn về (sgk Địa lí 12 trang 63)=> Chọn đáp án D 

Câu 22.

Các nhánh núi lan sát ra biển vì vậy có nhiều đoạn bờ biển khúc khủy, nhiều mũi đất và đèo là đặc điểm của vùng ven biển miền Trung (xem Atlat trang 13-14)=> Chọn đáp án A 

Câu 23.

Khu vực lượng mưa lớn nhất nước ta là khu vực Huế- Đà Nẵng - Quảng Nam, lượng mưa trung bình >2800mm (Atlat trang 9)=> Chọn đáp án B 

Câu 24.

Quá trình đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng là quá trình tích tụ mạnh các chất oxit sắt và oxit nhôm (sgk Địa lí 12 trang 46)=> Chọn đáp án D 

Câu 25.

Biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là hiện tượng chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.(sgk Địa lí 12 trang 45)=> Chọn đáp án D 

Câu 26.

Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là quá trình xâm thực- bồi tụ (sgk Địa lí 12 trang 45)=> Chọn đáp án B 

Câu 27.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ nước ta từ Huế trở ra Bắc chủ yếu là trên 200C => Chọn đáp án C 

Câu 28.

Cao nguyên không thuộc nhóm cao nguyên badan là Tà Phình. Tà Phình là cao nguyên đá vôi thuộc vùng núi Tây Bắc => Chọn đáp án D

Câu 29.

Nguyên nhân dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam là Miền Bắc gần chí tuyến và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ của miền Bắc nhìn chung thấp hơn miền Nam. Vì thế chỉ cần lên tới độ cao 600 - 700m là nhiệt độ đã thấp, không có tháng nào trên 250C tương đương 9001000m ở miền Nam => Chọn đáp án C 

Câu 30.

Vùng trời của một quốc gia có chủ quyền bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo. (sgk Địa lí 12 trang 15)=> Chọn đáp án D 

Câu 31.

Dãy núi Hoàng Liên Sơn ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao vì chỉ có dãy Hoàng Liên

Sơn mới có các bề mặt cao trên 2600m => Chọn đáp án B 

Câu 32.

Ba đỉnh núi cao nhất của nước ta được sắp xếp theo thứ tự độ cao giảm dần là Phanxipăng (3143m), Pusilung (3076m), Puxailaileng (2711m) => Chọn đáp án C 

Câu 33.

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học vùng có lượng mưa thấp nhất nước ta là vùng Ninh Thuận- Bình Thuận, do địa hình song song với hướng gió và ảnh hưởng của dòng biển lạnh hoạt động mạnh. => Chọn đáp án B 

Câu 34.

Nhận định không đúng với thiên nhiên nước ta là “mỗi năm các đồng bằng nước ta lấn ra biển hàng trăm mét”. Vì các đồng bằng chậu thổ nước ta hằng năm lấn ra biển từ vài trục đến gần trăm mét (shk Địa lí 12 trang 45) 

Câu 35.

Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm “đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phăng“ vì đường bờ biển Nam Trung Bộ của nước ta khúc khuỷu (Atlat trang 13-14) => Chọn đáp án C

Câu 36.

Đặc điểm không phải của địa hình bán bình nguyên là “phần nhiều là của thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy” vì đây là đặc điểm của đồi trung du => Chọn đáp án B 

Câu 37.

Ở độ cao 2400 - 2600 nước ta có kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi ( sgk Địa lí 12 trang

52)=> Chọn đáp án D

Chú ý: trên 2600m mới là khí hậu ôn đới gió mùa trên núi; 600-700m ở miền Bắc và 900-1000m ở miền Nam đến 2600m là kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi 

Câu 38.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, các dãy núi giảm dần theo độ cao : Tây Côn Lĩnh (2419m), Kiều Liêu Ti (2402m), Pu Tha Ca (2274m), Yên Tử (1068m).=> Chọn đáp án B 

Câu 39.

Đặc điểm không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta là Rừng cận xích đạo gió mùa vì đây là đặc điểm của sinh vật, không phải đặc điểm của khí hậu. => Chọn đáp án D 

Câu 40.

Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ mưa mùa. Do nguồn cung cấp nước chính cho các lưu vực sông ở Việt Nam là nước mưa, chế độ mưa ảnh hưởng lớn và chi phối chế độ nước sông, mùa lũ thường trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô => Chọn đáp án A 

Câu 41.

Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây là đặc điểm sinh vật ở độ cao 1600m- 1700m đến 2600m

(sgk Địa lí 12 trang 52)=> Chọn đáp án D 

Câu 42.

Ngập lụt nghiêm trọng nhất ở Đồng bằng sông Hồng là do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn (sgk Địa lí 12 trang 63) => Chọn đáp án B 

Câu 43.

Khu vực từ Đà Nẵng trở vào, về mùa đông có thời tiết đặc trưng là nóng, khô. Chính xác hơn là dải ven biển từ

Đà Nẵng trở vào phía nam có thời tiết nóng ẩm còn Tây Nguyên và Nam Bộ có thời tiết nóng khô=> Chọn đáp án B 

Câu 44.

Địa điểm có mùa đông tương đối ấm, mùa hạ nóng, mưa vào thu - đông là Huế ( Huế đón gió Đông

Bắc qua biển nên mưa nhiều vào Thu Đông)=> Chọn đáp án B 

Câu 45.

Phát biểu chưa đúng khi nói về thiên tai ở nước ta là “Chỉ diễn ra ở miền Bắc” vì mọi miền trên cả nước đều chịu ảnh hưởng của các thiên tai, mỗi vùng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn của 1 hay nhiều loại thiên tai. Ví dụ Duyên hải Nam Trung Bộ ảnh hưởng nặng nề của bão, Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán và xâm nhập mặn => Chọn đáp án A 

Câu 46.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực của nước ta có nhiệt độ trung bình năm từ 24oC trở lên là Nam Bộ nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.=> Chọn đáp án D 

Câu 47.

Gió Tây khô nóng (gió Lào) tác động mạnh nhất đến khu vực Ven biển Bắc Trung Bộ của nước ta=> Chọn đáp án C 

Câu 48.

Ngoài khơi, các đảo của nước ta còn kéo dài và mở rộng đến khoảng kinh độ 101 Đ tới 11720’ Đ, vĩ độ 6050’B (sgk Địa lí 12 trang 13)=> Chọn đáp án A 

Câu 49.

Đồng bằng sông Hồng có dân cư thành thị tập trung đông đúc, hệ thống đê điều bao bọc, mưa tập trung với diện rộng, vì vậy vấn đề thoát nước ở vùng gặp khó khăn, gây nên tình trạng ngập lụt kéo dài.

Triều cường là nguyên nhân ngập lụt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. (sgk Địa lí 12 trang 63) 

Câu 50.

Ba dải địa hình cùng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vùng núi Tây Bắc là Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên đá vôi, các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào (xem sgk Địa lí 12 trang 30 và Atlat trang 13) => Chọn đáp án A

 



................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lên đầu trang