HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - THỦY QUYỂN

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - THỦY QUYỂN

 
Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - THỦY QUYỂN

II. CHỦ ĐỀ THỦY QUYỂN

Câu 1. Nêu nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn nước và ý nghĩa của vòng tuần hoàn đó?

Trả lời

-Nước từ Đại dương, sông hồ bốc hơi do nhiệt độ cao hơi nước bốc lên cao gặp nhiệt độ thấp thành mây, mây theo gió vào lục địa cho mưa , mưa rơi xuống thành dòng chảy (một phần thấm xuống đất tạo mạch nước ngầm) một phần tụ lại ở hồ đầm, . rồi sau đó lại chảy ra biển thành một vòng tuần hoàn.

Tóm lại vòng tuần hoàn của nước là do các nguyên nhân nhiệt độ (nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời), gió, địa hình, đất, khí áp.

 

 

-Ý nghĩa của vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất:

+ Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất.

+ Phân phối, điều hòa lại nguồn nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt và vùng khô hạn thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất.

+ Tác động sâu sắc đến khí hậu, chế độ thủy văn làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái Đất.

+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, cho nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp…

Câu 2. Nêu sự giống nhau giữa vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất. Trình bày và giải thích sự thay đổi độ muối ở đại dương theo vĩ độ?

Trả lời -Sự giống nhau giữa 2 vòng tuần hoàn nước là:

+ Đều là các vòng tuần hoàn khép kín

+ Đều có 2 quá trình: bốc hơi và nước rơi

+ Đều có tác nhân chính là bức xạ Mặt Trời

-    Độ muối trung bình của nước biển là 35‰ nhưng có sự thay đổi theo vĩ độ.

+ Dọc Xích Đạo, độ muối là 34,5‰.

+ Vùng chí tuyến, độ muối lên tới 36,8‰.

+ Gần hai cực, độ muối chỉ còn 34‰.

-    Khu vực xích đạo, do có lượng mưa lớn và là nơi có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển nên độ muối không cao.

-    Khu vực chí tuyến có nhiệt độ cao, độ bốc hơi lớn. Đồng thời có sự thống trị của khối không khí chí tuyến và áp cao cận chí tuyến mưa rất ít nên độ mặn cao tới 36,8‰.

-    Khu vực gần cực nhiệt độ thấp quanh năm, độ bốc hơi kém và có nhiều băng tan nên độ muối thấp.

Câu 3. Vì sao sông Von-ga có mùa lũ không trùng với mùa mưa?

Trả lời

-                        Sông chảy trong vùng ôn đới lạnh nên có nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan.

Mùa lũ vào mùa xuân do băng tuyết tan.

-                        Mùa mưa vào mùa hè nhưng do nhiệt độ cao, nước bốc hơi lên mạnh nên mực nước sông không cao.

Câu 4. Tại sao mực nước lũ ở các sông miền Trung nước ta thường lên rất nhanh?

Trảlời  

-  Lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn

-  Hình thái sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc

-  Sông trong nội địa, diện tích lưu vực nhỏ

-  Rừng đầu nguồn nhiều nơi bị tàn phá

 

 

-  Yếu tố khác: nhiều hồ thủy điện xả lũ cùng lúc, bão, áp thấp…

Câu 5. Giải thích vì sao sông A-ma-dôn đầy nước quanh năm và lưu lượng nước trung bình lớn nhất thế giới?

Trả lời

Sông A-ma-dôn đầy nước quanh năm và có lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới do:

+ Lưu vực sông nằm trong khu vực xích đạo, mưa rào quanh năm (đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo).

+ Diện tích lưu vực lớn nhất thế giới (7 170 000 km 2), chiều dài thứ nhì thế giới là 6437 km.

+ Có 500 phụ lưu nằm hai bên đường Xích đạo cung cấp nước.

+ Nguyên nhân khác : chảy qua vùng đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, trong lưu vực sông còn nhiều rừng nên khả năng điều tiết lớn…

Câu 6. Tại sao chế độ nước sông Mê Kông điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng?

Trả lời - Giải thích:

+ Chế độ mưa, diện tích lưu vực: Sông Hồng ngắn hơn sông Mê Kông, diện tích lưu vực của sông Hồng nhỏ hơn diện tích lưu vực sông Mê Kông; lưu vực sông Hồng nằm gần trọn một chế độ khí hậu mưa mùa, trong khi đó lưu vực sông Mê Kông nằm ở các chế độ khí hậu khác nhau. Do đó, lưu vực sông Hồng nhận được lượng mưa trong cùng thời gian, trong khi đó lưu vực sông Mê Kông nhận được lượng mưa rải đều trong năm nên chế độ nước của sông Mê Kông điều hoà hơn sông Hồng (sông Hồng và sông Mê Kông đều nhận nguồn tiếp nước là nước mưa)

+ Địa thế: Sông Hồng dốc hơn sông Mê Kông (lòng sông Hồng chảy thẳng, sông Mê Kông chảy uốn khúc quanh co…) nên nước ở sông Hồng lên nhanh, rút nhanh hơn sông Mê Kông.

+ Thảm thực vật: Thảm thực vật ở lưu vực sông Hồng bị tàn phá nhiều, trong khi đó ở lưu vực sông Mê Kông thảm thực vật còn khá lớn (phần trung lưu chảy qua nước Lào diện tích rừng còn nhiều), vì vậy khi nước mưa rơi xuống trong thời gian ngắn được đổ dồn xuống lòng sông Hồng, còn ở lưu vực sông Mê Kông nước mưa xuống tới mặt đất, một phần bị lớp thảm thực vật giữ lại, một phần theo các rễ cây thấm xuống đất nên dòng sông Mê Kông điều hoà hơn sông Hồng.

+ Hồ, đầm: Sông Mê Kông có biển Hồ có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.

+ Hình thái mạng lưới sông dạng lông chim, mạng lưới kênh rạch chằng chịt; Sông Mê

Kông có 8 cửa sông đổ nước ra biển còn sông Hồng có 3 cửa sông đổ ra biển…

 

 

Câu 7. Ở lưu vực của sông nước ta, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao?

Trả lời

Thực vật ở lưu vực sông cũng góp phần điều hòa chế độ nước của sông. Khi nước mưa rơi xuống, một phần lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán cây, phần còn lại khi xuống tới bề mặt đất một phần được lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên các mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt. Rừng phòng hộ thường được trồng ở đầu nguồn các con sông để ngăn bớt nước dồn xuống sông khi

có mưa lớn, tăng nguồn nước ngầm để cung cấp nước cho sông vào mùa khô

Câu 8. Vì sao "sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long ?

Trả lời

Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do hệ thống sông Cửu Long mang lại trong mùa mưa. "sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long vì:

-    Sông Cửu Long dài, diện tích lưu vực lớn, dạng lông chim nên tập trung nước, tổng lượng nước lớn, có hồ Tônlêxap điều tiết nước, nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài trong nhiều tháng.

-    Từ lâu đời, người dân đã thích ứng với mùa lũ. Mùa lũ mang lại nhiều lợi ích như: tôm, cá, phù sa ngọt, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất,.... Đã từ lâu, các tập quán sản xuất, ngành nghề, giống cây trồng và nếp sống của người dân được định hình.

-    Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, nền vật liệu vụn bở, lượng nước tập trung quá lớn trong mùa lũ và tác động của thủy triều, nên ở đồng bằng sông Cửu Long khó có thể đắp đê dọc theo các hệ thống sông, chỉ có thể đắp đê bao theo từng vùng.

Câu 9. Việc xây dựng các đập thủy điện trên sông có tác động như thế nào đến kinh tế xã hội và môi trường – tự nhiên nước ta?

Trả lời

-    Tích cực: tạo năng lượng điện với giá rẻ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các hồ chứa sử dụng được tổng hợp tài nguyên nước (ngăn lũ, tưới ruộng, nuôi thủy sản, du lịch), giải quyết được một phần việc làm cho người lao động

-    Tiêu cực: giải quyết nhiều vấn đề phức tạp như việc tái định cư dân chúng sống trong vùng hồ chứa, các đập thủy điện gây phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới, ...Việc xây đập tại vị trí địa lý không hợp lý hoặc không đảm bảo chất lượng có thể gây ra những thảm hoạ như vỡ đập….

Câu 10. Trình bày quy luật hoạt động của dòng biển trên Trái Đất?

Trả lời

-                        Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo chảy về hướng tây, khi gặp lục

địa thì chuyển hướng chảy về phía cực.

-                        Các dòng lạnh thường xuất phát khoảng 30-400 thuộc khu vực bờ đông của các đại dương rồi chảy về xích đạo.

 

 

-                        Dòng nóng và dòng lạnh tạo thành hệ thống hoàn lưu trên các đại dương: BBC hướng chảy thuận chiều kim đồng hồ, NBC ngược lại.

-                        Ở BCB còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực chảy men theo bờ tây các đại dương về xích đạo.

-                        Vùng gió mùa có các dòng biển đổi chiều theo mùa.

-                        Các dòng nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương

Câu 11. Giải thích vì sao khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất ( triều cường) còn khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất vuông góc thì dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém)?

Trả lời

-Khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng nhau thì dao động thủy triều lớn nhất vì lúc thẳng hàng nhau nó sẽ tập trung lực hấp dẫn lên thủy triều trên Trái đất, khiến cho thủy triều chịu sự hấp dẫn mạnh mẽ của Mặt Trời và Mặt trăng.

-Khi Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời ở vị trí vuông góc thì sự dao động thủy triều nhỏ nhất vì ở vị trí vuông góc lực hấp dẫn sẽ bị phân tán và triệt tiêu lẫn nhau khiến cho dao động thủy triều chịu sự tác động yếu cùa lực hấp dẫn dẫn đến triều kém.

Câu 12. Nguyên nhân sinh ra sóng thần và dấu hiểu nhận biết sóng thần?

Trả lời -Nguyên nhân:

+Do động đất tại đáy biển từ sự va chạm của mảng lục địa và mảng đại dương.

+Lở đất dưới đáy biển khiến nước bị chuyển dịch dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại sự thăng bằng.

+Núi lửa phun ngầm dưới biển khiến nước bị chuyển chỗ...và có bão lớn.

- Dấu hiện thực tế cảnh báo sóng thần sắp đến có thể quan sát bằng mắt thường:

+Có hiện tượng nước biển lùi về sau một cách đáng chú ý.

+ Nghe âm thanh như tiếng huýt sáo.

+ Có vệt sáng đỏ ở đường chân trời.

+ Cảm thấy có hiện tượng động đất.

+ Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước, có cảm giác như nước đang bị sôi..

+ Nước có mùi trứng thối như khí hydro sulfua hoặc có mùi xăng, dầu.

+ Sự di chuyển của các loài động vật gần đó.

+….. 




THỦY QUYỂN

Câu 1: Địa hình và sinh vật ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ nước sông:

-Địa hình:ở miền núi nước sông cháy nhanh hơn đồng bằng.Sau mỗi trận mưa to nước dồn về các dòng suối và sông.

-Sinh vật:Khi nước mưa rơi xuống,một lượng nước khá lớn giữ lại ở tán cây.Phần còn lại rơi xuống mặt đất ,một phần bị thân mục giữ lại, một phần len lõi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hòa dòng chảy của các dòng sông,giảm lũ lụt.

Câu 2: Phân biệt đặc điểm vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn trên TĐ?

-Vòng tuần hoàn nhỏ:

+Nước tham gia vào hai qá trình:nước rơi và bốc hơi

+Nước từ biển hoặc ao,hồ,sông,suối bốc hơi lên tạo thành mây và gây mưa

-Vòng tuần hoàn lớn:

+Nước tham gia vào 3-4 qá trình :bốc hơi,nước rơi,ngấm, tạo dòng chảy.

+Nước biển bốc hơi tạo thành mây,mây được gió đưa vào đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết, mưa rơi và tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ và một phần thấm xuống đất tạo thành nước ngầm,nguồn nước từ lục địa lại chảy ra biển,rồi nước lại bốc hơi.

Câu 3: Giải thích và chứng minh nhận định “chế độ nước sông và sự phân bố nhóm đất chính trên thế giới có sự thay đổi theo vĩ độ”.

*Chế độ nước sông và sự thay đổi theo vĩ độ vì:

-Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều nhân tố,trong đó chế độ nước mưa và băng tuyết là các nhân tố tác động chủ yếu.

-Mà chế độ mưa và băng tuyết lại thay đổi theo vĩ độ nên chế độ nước sông có sự thay đổi theo vĩ độ cụ thể

+Ở vùng vĩ độ thấp (hay miền khí hậu nóng) và nơi có địa hình thấp của vùng vĩ độ tb,nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm của nơi đó.

Vd:sông Amazon thuộc khu vực Xđ (mưa quanh năm) nên sông đầy nước quang năm.

+ ở nơi sâu trong lục địa của vùng vĩ độ tb (hay miền ôn đới lạnh) và vùng vĩ độ cao , nước sông do băng tuyết tan cung cấp nên vào mùa xuân, sông nhiều nước và thường có lũ.

Vd: Sông Yenisei thuộc khu vực ôn đới lạnh, mùa đông đóng băng nên thường có lũ lớn vào mùa xuân,…

*Các nhóm đất chính trên thế giới có sự thay đổi theo vĩ độ vì:

-Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật mà:

+Khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và ẩm) lại thay đổi theo vĩ độ

+Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào Khí hậu (chủ yếu nhiệt độ, ẩm) nên các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ

Vd:                  Vĩ độ                                                   Nhóm đất chính

                        66033’-900                                           -Đài nguyên   

                                                                                    -Potzon

                        23027’ -66033’                                    - nâu và xám

                                                                                    -đen

                                                                                    -đỏ vàng cận nhiệt ẩm

                                                                                    -đỏ nâu

                                                                                    -Xám

                        00-23027’                                             -đỏ,nâu đỏ

                                                                                    -đỏ vàng(feralit)

Câu 4: Độ ẩm tưởng đối ở vùng cực và XĐ đều cao nhưng XĐ mưa nhiều hơn ở vùng cực vì:

-Độ ẩm tương đối bằng tỉ lệ giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bảo hòa.

+độ ẩm tương đối phụ thuộc vào t0 và lượng mưa và độ ẩm

+ở Xđ mặc dù t0 cao nhưng do độ ẩm tuyệt đối cao nên độ ẩm tương đối lón.Ở cực mặc dù độ ẩm tuyệt đối thấp nhưng do t0 thấp nên độ ẩm bão hòa thấp -> độ ẩm tương đối cao.

Tuy nhiên: ở Xđ mưa nhiều do bề mặt đệm chủ yếu là đại dương,diện tích rùng nhiều,áp thấp nên lượng mưa lón. Ở cực mặc dù,độ ẩm tương đối cao nhưng do t0 thấp , hơi nước không bốc hơi được nên mưa ít.

Câu 5: Ở khu vực mũi Hảo Vọng (Nam Phi) lại có sóng rất lớn nhất là vào mùa hạ vì:

-Khái niệm và nguyên nhân gây ra sóng

-Mũi Hảo Vọng nằm trong khu vực thịnh hành của gió Tây thổi từ biển vào.Địa hình dạng bán đảo nhô ra nên là nơi tập trung năng lượng của sóng

-Vào mùa hạ,có áp thấp trên lục địa phi nên càng hút gió mạnh từ biển thổi vào bờ.

Câu 6: Các vòng tuần hoàn của nước diễn ra mạnh nhất ở Xđ vì:

Khu vực Xđ có diện tích đại dương lớn,có t0 tb năm cao nên quá trình bốc hơi,ngưng tụ diễn ra mạnh ,gây mưa lớn.

Câu 7: Quy luật hoạt động của dòng biển:

-Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên đường Xđ,chảy về hướng Tây khi gặp lục điạ thì chuyển hướng chảy về phía cực.

- Dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 300-400 thuộc khu vực gần bờ phía Đông của các đại dương rồi chảy về phía Xđ.

-Các dòng biển nóng kết hợp với dòng biển lạnh tạo thành hệ thống hoàn lưu.Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở BBC theo chìu kim đồng hồ, ở NBC thì ngược lại.

-Ở BBC còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực , men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xđ

-ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

-Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương.

Câu 8: Ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu ven bờ

-Vùng ven biển có dòng biển nóng đi qa thì mưa nhiều, khí hậu ấm áp do t0 tăng, lượng ẩm lớn;nơi có dòng biển lạnh đi qa thường khô hạn do t0 thấp , hơi nước khó bốc lên.

-Sự đối xứng của dòng biển nóng và lạnh ở 2 bờ đại dương tạo nên sự khác nhau về kiểu khí hậu.

Câu 9: Vì sao xích đạo không có bão?

Vì: -Sự hình thành bão do phối hợp các đk

+Có nhiễu động xoái thuận ban đầu

+Lực Coriolit đủ lớn

+t0 nước biển không dưới 260C

-ở Xđ, lực coriolit bằng 0, không thể hìh thành xoái nên không hình thành bão.

Câu 10: C/m sự phân bố mưa trên TĐ vừa mang tính địa đới vừa mang tính phi địa đới?

-Sự phân bố mưa mang tính địa đới

+Khu vực Xđ: mưa nhiều do t0 cao,khí áp thấp.

+khu vực chí tuyến: mưa ít do áp cao

+khu vực ôn đới: mưa tương đối nhiều do áp thấp

+ Ở hai cực: mưa rấy ít do t0 thấp khí áp cao

-Sự phân bố mưa mang tính phi địa đới

+Từ Xđ đến vòng cực nửa cầu nam mưa nhiều hơn vì có diện tích đại dương lớn hơn.Từ vòng cực trở lên nửa cầu Bắc mưa nhiều hơn do là Bắc Băng Dương.

+Càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm.

+Bờ đông và bờ Tây lục địa có lượng mưa khác nhau do hoạt động của dòng biển và hoàn lưu khí quyển.

+Ở vùng núi: càng lên cao lượng mưa càng tăng nhưng tới một độ cao nào đó sẽ không còn mưa.Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

Câu 11:Trong quá trình tuần hoàn nước đã làm biến đổi sâu sắc bề mặt địa hình TĐ ntn?

-Nước có tác động hòa tan nhiều loại khoáng vật.Tại những nơi đá dễ hòa tan,nứt nẻ như đá vôi ,thạch cao …nước ngấm xuống rồi chảy ngầm, hòa tan và tạo nên dạng địa hình độc đáo như địa hình caxto.

-Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu với tốc độ nhanh và tạo thành những dạng địa hình phổ biến trên TĐ: khe răng,thung lũng sông,…Mài mòn của sóng biển hình thành hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ…

-Nước ngầm và dòng chảy sông ngòi ra biển và đại dương cuốn theo vật liệu từ nơi này đến nơi khác, kết qả là bồi tụ nên nhiều dạng địa hình mới: đồng bằng châu thổ,bãi cát ven biển, nón phóng vật.

Câu 12: Vì sao “Vòng tuần hoàn của nước thực chất là sự trao đổi nhiệt,ẩm giữa đại dương và lục địa”?

Vì: -Khi nước từ đại dương chuyển thành hơi nước nó hấp thụ một nhiệt rất lớn trên bề mặt đại dương-> khi chuyển vào lục địa gặp đk thuận lợi thành mưa, nó lại tỏa ra một nhiệt lượng bằng lượng nhiệt đã hấp thụ ở đại dương.

-Thông qa hiện tượng bốc hơi và ngưng tụ nước đã vận chuyển 1 lượng nhiệt vào lục địa -> nên vòng tuần hoàn nước giữa đại dương và lục địa là 1 qá trình trao đổi nhiệt ẩm (vì để bốc hơi 1 gam nước cần phải cần 600 calo, khi nước rơi sẽ trả lại chúng một lượng nhiệt như vậy cho khí quyển.

Câu 13:Những biểu hiện khác biệt giữa sông ngòi ở miền núi và sông ngòi ở đồng bằng?Tại sao có sự khác biệt đó?

-Sông ngòi ở miền núi:

+Lòng sông hẹp, độ dốc lớn,nhiều thác ghềnh và nước chảy mạnh

+Nước sông dâng lên , xuống rất nhanh

+Qá trình xâm thực xảy ra mạnh

-Sông ngòi ở đồng bằng:

+Lòng sông rộng, độ dốc nhỏ, uốn khúc quanh co và nước chảy chậm

+Nước sông dâng lên,xuống chậm

+Qá trình bồi tụ xảy ra mạnh

*Có sự khác biệt vì:

-Đặc điểm của địa hình: miền núi địa hình cao,dốc, nhấp nhô.Còn miền đồng bằng thấp,thoải,tương đối bằng phẳng.

-Đất đá miền núi rắn chắc,khó thấm nước.Còn ở đồng bằng đất đá vụn vỡ,dễ thấm nước.

-Chế độ mưa và nguồn nước cung cấp cho sông ngòi ở các địa hình đó khác nhau.

-Chiều rộng lòng sông và lớp phủ thực vật hai miền đó khác nhau.

Câu 14: Phân tích tác động của địa hình tới lượng mưa trên TĐ?

-Độ cao: Càng lên cao lượng mưa càng tăng do t0 giảm hơi nước dễ ngưng tụ, nhưng đến độ cao nhất định nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều,sẽ không còn mưa

-Hướng sườn: Sườn đón gió mưa nhiều,sườn khuất gió mưa ít, khô ráo.

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Học sinh giỏi Học sinh giỏi 10 HSG 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang