news
Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ
Đăng bởi: Admin - 10/10/2021
III.CHỦ ĐỀ TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ
*CÁCH TÍNH GIỜ:
1. Đổi tọa độ địa lí sang múi giờ
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: m=(3600 - Kinh tuyến Tây):
150
Ví dụ: Áp dụng: Cho biết
ở kinh tuyến số 1000Đ ,1000T, 1150T, 1760Đ
thuộc múi giờ số mấy? Bài làm
Kinh tuyến 1000Đ thuộc
múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là
7).
Kinh tuyến 1000T thuộc
múi giờ: (3600 - 1000) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.
2. Tính giờ
§ Giờ… ( giờ đã biết) “+”; “-” ( khoảng cách chênh lệch 2
múi giờ)-> “+” khi tính về phía đông, “-” tính về phía tây.
§ Tính giờ các nước = giờ nước ta +/- số múi. Dấu “+” nếu
nước đó ở bên phải nước ta, dấu “-” nếu nước đó ở bên trái nước ta. Tó m lại:
§ Giờ phía Đông = Giờ gốc+ khu vực giờ địa phương( múi giờ)
§ Giờ phía Tây =khu vực giờ địa phương(múi giờ)- giờ gốc
Ví
dụ: Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là 19 giờ
(12 + 7 = 19)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì
lúc đó ở Niu Iooc là 7 giờ (19 - 12 = 7)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì
lúc đó ở Mat-xcơ-va là 15 giờ (12 + 3 = 15)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì
lúc đó ở Niu đê li là 17 giờ (12 + 5 =
17)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì
lúc đó ở Bắc Kinh là 20 giờ (12 + 8 =
20)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì
lúc đó ở Tô ki ô là 21 giờ (12 + 9 = 21)
3. Tính ngày
- Cùng bán cầu không đổi ngày.
- Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật của kinh tuyến 1800
( bán cầu Tây sang bán cầu
Đông lùi 1 ngày và ngược lại).
VD :
Vào lúc 19h ngày 15.2.2006 tại Hà Nội khai mạc SEAGAME 22. Hỏi lúc đó là mấy
giờ, ngày bao nhiêu tại các địa điểm sau:
Xeun:120oĐ; Matxcơva : 300Đ ; Pari
: 200Đ; Lot Angiơ let : 1200T (Biết Hà Nội :1050Đ) Bài làm:
- Hà Nội thuộc múi giờ :(105 : 15)=7
Xeun thuộc múi giờ : 120:15= 8
Khoảng cách chênh lệch giữa Xeun
và HN là 8 – 7 = 1 . - Vì giờ HN lúc đó là 19
giờ ngày 12.5.2006 Giờ của Xeun 19 + 1 =20h
ngày 12.5.2006 .
Lot Angiơ let
thuộc múi giờ : (360- 120) : 15 = 16 Kc
chênh lệch từ HN đến Lot Angiơ let:16 – 7 = 9 .
Giờ của Lot Angiơ let 19 + 9 =28h – 24h = 4h ngày 16.2.2006
VD: Một chiếc máy bay cất cánh tại sân bay
Tân Sơn Nhất lúc 6h chiều ngày 1/3/2006 đến Luân Đôn sau 12h bay, máy bay hạ
cánh.
Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng
là mấy giờ, ngày nào tại các địa điểm sau:
Hướ ng dẫn :
§ Để
biết giờ ở các địa điểm trên, thì ta phải biết giờ ở London.
§ Tân
Sơn Nhất (múi giờ số 7), London (múi số 0) (=24h). Khoảng cách chênh lệch từ
Tân Sơn Nhất và London:0 – 7 =-7h.
§ Khi
máy bay xuất phát thì giờ ở London là: 6- 7 = -1h( 23h ngày 28/2).Lúc đó ở Anh
đang là 23h ngày 28/2.
§ Sau 12h
bay ( 23 + 12 = 35h – 24h = 11h ngày 1/3 ) máy bay đến Anh lúc 11h ngày
1/3/2006
§ Khi
biết giờ ở London thì ta sẽ tính được giờ tương ứng.
Ví dụ: Khi
ở London là 11h thì giờ ở Tokyo là:
London cách Tokyo: 0+9=9 múi giờ.
§ 11+9=20h
ngày 1/3/2006.
§ Tương
tự ta tính giờ các địa điểm còn lại ta được bảng kết quả sau:
Vị trí |
Tokyo |
New Deli |
Xitni |
Washin gton |
LotAng iolet |
Kinh độ |
1350Đ |
750Đ |
1500Đ |
750T |
1200T |
Giờ |
20h |
16h |
21h |
6h |
3h |
Ngày, tháng |
1/3/2006 |
1/3/2006 |
1/3/2006 |
1/3/2006 |
1/3/2006 |
IV.CHỦ
ĐỀ THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ
4.
Nguyên tắc chung khi vẽ biểu đồ
-
Phải đảm bảo tính khoa học (chính xác)
-
Phải đảm bảo tính trực quan (rõ ràng, dễ đọc) -
Phải đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp)
* Lưu ý:
-
Khi vẽ biểu đồ phải đọc kĩ đề bài (yêu cầu) để
xác định đúng loại biểu đồ cần vẽ.
-
Để bảo đảm tính trực quan, các kí hiệu thường sử
dụng khi vẽ biểu đồ:
+ Gạch nền (gạch dọc, chéo, ngang,…..)
+ Dùng các ước hiệu toán học (cộng, trừ, nhân,…)
-
Trong khi làm bài, tuyệt đối không được dùng
viết đỏ và màu vì như thế sẽ bị coi là đánh dấu bài.
-
Tất cả các biểu đồ phải có tên
-
Ghi chú thích cùng trang với biểu đồ.
5.
Cách
nhận dạng biểu đồ
6.
Các
loại biểu đồ
a. Biểu đồ cột:
v Biểu
đồ cột đơn:
*Cách vẽ:
-
Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc. Ghi đơn vị
trục tung (trục dọc) và trục hoành (trục ngang).
-
Bước 2: Chia tỉ lệ trục tung (phải bắt đầu từ số
0) và trục hoành (tùy theo số liệu của đề bài và khổ giấy mà chọn số liệu lớn
hay nhỏ).
-Bước 3: Tính độ cao của các cột cho đúng rồi vẽ lên
giấy.
-
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi tên biểu đồ + Ghi số liệu lên đầu cột.
Vd: cho bảng số liệu sau:
Năng
suất lúa của nước ta qua các năm (đơn vị: tạ/ha)
Năm |
1990 |
1995 |
1999 |
2003 |
2006 |
Năng suất |
31,8 |
36,9 |
41,0 |
46,4 |
48,9 |
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện năng suất lúa của
nước ta từ năm 1990 – 2006.
2/ nhận xét.
v Biểu đồ cột gộp (cột ghép): có 2 trường
hợp sau:
* Loại biểu đồ ghép có cùng đơn vị (các đối tượng cần vẽ có cùng
một đơn vị như: tấn, kg, usd,…)
-
Cách vẽ giống như biểu đồ cột đơn nhưng có 2 cột
dính liền nhau (một năm có 2 cột) - Chỉ có một trục tung.
Vd: cho bảng số liệu sau:
Sản
lượng thủy sản nước ta (đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
2000 |
2002 |
2005 |
Thủy
sản nuôi trồng |
589 |
844 |
1478 |
Thủy sản đánh bắt |
1660 |
1802 |
1987 |
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng thủy sản
của nước ta qua các năm.
2/ Nêu nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự thay
đổi trên
* Loại biểu đồ ghép có đơn vị khác nhau ( các đối tượng cần vẽ
không cùng đơn vị như: tấn và km2, hoặc tấn và kwh,…)
-
Cách vẽ cũng như biểu đồ cột ghép cùng đơn vị.
-
Biểu đồ có 2 trục tung thể hiện 2 đơn vị khác
nhau. Việc chia đơn vị 2 trục tung phải cân đối.
-
Trong trường hợp đặc biệt, khi yêu cầu vẽ biểu
đồ mà số liệu cho nhiều đại lượng khác nhau (từ 3 trở lên) thì chỉ có một cách
thể hiện là phải chuyển tất cả về đại lượng tương đối (%) và vẽ các đường biểu
diễn có cùng đơn vị tính %...
Vd: Cho bảng số liệu dưới đây:
Sản lượng điện và than của nước ta, giai đoạn 1990 –
2005.
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
2005 |
điện (tỉ kwh) |
8,8 |
14,7 |
26,7 |
52,1 |
than (triệu tấn) |
4,6 |
8,4 |
11,6 |
34,1 |
1/ Vẽ biểu thích hợp thể hiện sản lượng điện và than
của nước ta qua các năm 2/ qua biểu đồ rút ra nhận xét.
v Biểu đồ cột chồng: Thể hiện cơ cấu thành
phần của một tổng thể. Có 2 cách chồng, vẽ theo đại lượng tuyệt đối hoặc
tương đối (%).
* Cách
chồng nối tiếp theo số liệu tuyệt đối.
Cách vẽ:
-
Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc. Ghi đơn vị
trục tung (trục dọc) và trục hoành (trục ngang).
-
Bước 2: tính số liệu các cột rồi thể hiện lên
giấy và dùng ký hiệu phân biệt các thành phần trong cột.
Vd: Cho bảng số liệu:
Giá
trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế (đơn vị: tỉ đồng)
Năm/Thành
phần kinh tế |
1996 |
2005 |
Nhà
nước
|
74.161 |
249.085 |
Ngoài
nhà nước |
35.682 |
308.854 |
KV có
vốn đầu tư nước ngoài |
39.589 |
433.110 |
lưu ý:
-
Chiều cao của các cột khác nhau tùy theo số liệu
tổng cộng của mỗi năm.
-
Thể hiện các thành phần trong một cột theo thứ
tự trong bảng số liệu và chồng từ dưới lên.
-
Bước 3: hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi tên biểu đồ
+ Lập bảng chú giải
+ Ghi số liệu các phần và tổng số.
*
Cách chồng nối tiếp theo số liệu tương đối (%)
Cách vẽ giống như biểu đồ chồng nối tiếp theo số liệu
tuyệt đối nhưng cần lưu ý như sau:
-
Đơn vị trục tung và số liệu là %
-
Độ cao giữa các cột bằng nhau (nếu nhiều năm) vì
tất cả các cột đều là 100%. Độ rộng các cột phải bằng nhau.
b. Biểu đồ đường
(còn gọi là biểu đồ đồ thị hoặc đường biểu diến).
-
Cách vẽ:
+ Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc. Ghi đơn vị
trục tung và trục hoành.
+ Bước 2: Chia tỉ lệ trục tung và trục hoành
+ Bước 3: Chấm tọa độ các mốc
biểu diễn căn cứ vào số liệu của đề bài. Nối các điểm chấm bằng các đoạn thẳng
để thành đường biểu diễn.
+ Bước 4: hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi tên biểu đồ
+ Ghi số liệu lên các điểm chấm
+ Lập bảng chú giải nếu là nhiều đường biểu diễn.
Vd: Cho bảng số liệu sau:
Sản
lượng điện của nước ta (đơn vị: tỉ kwh)
Năm |
1990 |
1995 |
1999 |
2005 |
Sản lượng điện |
8,8 |
14,7 |
26,7 |
52,1 |
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc
độ tăng trưởng sản lượng điện nước ta qua các năm. Qua biểu đồ hãy nêu nhận
xét.
Nhữ ng điể
m lưu ý k hi v ẽ biể u đ ồ đườ ng
-
Biểu đồ được vẽ trên một hệ trục tọa độ. Trục
tung thể hiện giá trị của đại lượng (đơn vị theo giá trị tuyệt đối), hoặc thể
hiện tốc độ tăng trưởng (đơn vị theo giá trị tương đối %).
Trục hoành là năm.
-
Chia khoảng các năm trên trục tung rõ ràng, đúng
tỉ tệ.
-
Chọn năm đầu tiên trên trục tung (ngay góc tọa
độ)
-
Nếu có nhiều đối tượng khác nhau thì phải chuyển
về cùng giá trị tương đối (%) lấy năm đầu tiên làm năm gốc = 100%.
c. Biểu đồ tròn
v Biểu đồ tròn không
tính bán kính: Cách vẽ:
- Bưới
1: Vẽ một hay nhiều hình tròn (tối đa 3) theo yêu cầu của đề bài. Một đường
tròn tương ứng với 100%.
- Bước
2: Chọn kim đồng hồ 12 giờ làm chuẩn sau đó thể hiện các thành phần % theo thứ
tự của bảng số liệu theo chiều kim đồng hồ.
- Bước
3: Chọn ký hiệu thích hợp thể hiện các thành phần - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi tên biểu đồ
+ Lập bảng chú giải + Ghi số liệu % vào biểu đồ.
VD: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động của nước ta phân theo thành thị và
nông thôn (đôn vị:%)
Năm |
Tổng |
Nông thôn |
Thành thị |
1996 |
100 |
79,9 |
20,1 |
2005 |
100 |
75,0 |
25,0 |
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động
thành thị và nông thôn của nước ta 2/ Nhận xét và giải thích.
v Biểu đồ tròn tính bán kính: chỉ tính bán
kính khi quy mô của các đối tượng khác nhau (giá trị tổng khác nhau).
-Cách vẽ giống như biểu đồ tròn đơn nhưng thêm phần
tính bán kính.
-Tính bán kính đơn
giản như sau:
S 2
R2 x R1
S1
+Với S2/S1 là tỉ số giữa giá trị tổng cộng lớn/ tổng
cộng nhỏ + Với R1 ta cho một giá trị bất kì sau đó thế vào công thức tính R2.
-Vẽ biểu đồ với kích thước bán kính vừa tính.
Vd:
Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế (đơn vị: tỉ đồng)
Năm/Thành
phần kinh tế |
1996 |
2005 |
Nhà
nước
|
74.161 |
249.085 |
Ngoài
nhà nước |
35.682 |
308.854 |
KV có vốn đầu tư nước ngoài |
39.589 |
433.110 |
1/ Vẽ biểu đồ thích hợpthể hiện cơ cấu giá trị sản
xuất công nghiệp của nước ta 2 năm
1996 và 2005
2/ Qua biểu đồ, hãy nhận xét và giải thích.
Nhữ ng điể
m lưu ý k hi v ẽ biể u đ ồ tròn:
- Nếu
đề bài cho số liệu tuyệt đối phải đổi sang số liệu tương đối %.
- Lấy
số liệu % nhân với 3,60 ra độ sau đó đặt thước đo độ vẽ các phần từ
kim đồng hồ 12 giờ và vẽ theo chiều kim đồng hồ theo thứ tự.
- Phải
ghi số % vào các cung tròn của từng phần và dùng kỹ hiệu phân biệt chúng. tránh
không được gạch chồng lên số liệu %.
- Nếu
vẽ nhiều biểu đồ tròn thì kí hiệu giữa các đối tượng giống nhau và chỉ lập 1
bảng chú giải để tránh mất thời gian.
- nếu
vẽ nhiều biểu đồ tròn thì tâm các biểu đồ phải cùng năm trên một đường thẳng để
dễ nhận xét và thẩm mỹ.
d. Biểu đồ kết hợp: - cách
vẽ:
+ Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc với 2 trục tung. ghi
đơn vị trục tung.
+ Chia tỉ lệ trục tung và trục hoành.
+ Vẽ biểu đồ cột
+ Vẽ biểu đồ đường
+ Hoàn thiện biểu đồ.
Vd: cho bảng số liệu sau:
Diện
tích và sản lượng lúa nước ta qua các năm:
Năm |
1990 |
1995 |
2005 |
Diện tích (nghìn ha) |
6402 |
6765 |
7666 |
Sản lượng (nghìn tấn) |
19225 |
24946 |
32530 |
1/Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và
đường thể hiện diện tích và sản lượng lúa của nước ta qua các năm.
2/ Qua biểu đồ, nhận xét và giải thích.
Nhữ ng điể
m lưu ý k hi vẽ biể u kế t hợ p:
- chia
tỉ lệ 2 trục tung sao cho cân đối tránh để biểu đồ cột và đường cách xa nhau
quá.
- chia
tỉ lệ năm trên trục hoành cho đúng để thể hiện đúng sự phát triển. e. Biểu
đồ miền: - Cách vẽ:
+ Nếu đề bài cho số liệu tuyệt đối phải đổi sang
tương đối %
+ Vẽ khung biểu đồ (hình chữ nhật hoặc hình vuông).
Cạnh đứng thể hiện 100%.
Cạnh nằm ngang thể hiện các năm.
+ Vẽ ranh giới các miền (giống như đồ thị)
+ Ghi số liệu tương ứng (vẽ miền nào ghi số liệu tại
miền ấy: trong và giữa miền)
+ Kí hiệu phân biệt các miền trên biểu đồ
+ Ghi tên biểu đồ và chú thích. Vd: Cho bảng số
liệu sau:
Cơ
cấu giá trị xuất nhập khẩu (đơn vị:%)
Năm |
1992 |
1995 |
1999 |
2005 |
Xuất khẩu |
50,4 |
40,1 |
49,6 |
46,9 |
Nhập khẩu |
49,6 |
59,9 |
50,4 |
53,1 |
1/ Vẽ biểu thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu
qua các năm
2/ Nêu nhận xét và giải thích
Nhữ ng điể
m lưu ý k hi v ẽ biể u đ ồ miề n:
- Chia
khoảng cách năm cho đúng tỉ lệ
- Chọn
năm đầu và năm cuối ngay cạnh đầu và cạnh cuối (cạnh đứng) của biểu đồ.
- Vẽ
từng tự các miền từ dưới lên, theo thứ tự hợp lí của bảng số liệu.
................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí