HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - TRÁI ĐẤT

Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - TRÁI ĐẤT

  
Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 10 - TRÁI ĐẤT


V.CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT

Câu 1. Giải thích hiện tượng địa lí được đề cập đến trong câu ca dao Việt Nam sau "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Trả lờ i

-    Hiện tượng được đề cập đến trong câu ca dao: ngày đêm dài ngắn theo mùa. Tháng 5 ngày dài hơn đêm, tháng 10 đêm dài hơn ngày.

-    Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong suốt quá trình chuyển động quanh Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất mà thường xuyên thay đổi vị trí trong năm.

-    Cụ thể ở nước ta thuộc vùng nội chí tuyến BBC:

+ Vào tháng 5 (nằm trong khoảng thời gian 21/3 – 23/9), BBC ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối nằm ở sau cực Bắc, trước cực Nam nên các địa điểm ở BBC có diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối tức là có ngày dài hơn đêm

“chưa nằm đã sáng”.

+ Vào tháng 10 (nằm trong khoảng thời gian 23/9 – 21/3), BBC chếch xa Mặt Trời, đường phân chia sáng tối nằm ở trước cực Bắc, sau cực Nam nên các địa điểm ở BBC có diện tích được chiếu sáng nhỏ hơn diện tích khuất trong bóng tối tức là có đêm dài hơn ngày “chưa cười đã tối”.

Câu 2. Giả sử trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và Trái Đất vẫn luôn tự quay quanh trục, chuyển động quanh Mặt Trời. Khi đó, hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào? Giải thích?

Trả lời

Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo, khi đó:

*Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất:

-    Trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm luân phiên nhau

-    Mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Độ dài ngày và đêm của tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều là 24giờ.

-    Những địa phương cùng nằm trên một đường kinh tuyến sẽ có ngày và đêm cùng một lúc.

*Giải thích:

-    Do Trái Đất hình khối cầu.

-    Do trục Trái Đất luôn thẳng đứng và TĐ luôn tự quay quanh trục, chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một hướng.

-    Do trục Trái Đất trùng với đường phân sáng tối, nên tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều có phần diện tích được chiếu sáng và che khuất bằng nhau

-    Những địa phương cùng nằm trên một đường kinh tuyến sẽ được chiếu sáng và che khuất cùng một lúc

 

 

Câu 3. Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay không? Vì sao?

Trả lời

-      Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì không có sự thay đổi mùa như hiện nay.

-      Giải thích: vì khi đó góc nhập xạ tại các địa điểm trên cùng một vĩ tuyến không thay

đổi, do đó sẽ không có sự thay đổi về thời tiết và khí hậu nên không có sự thay đổi mùa.

Câu 4. Tại sao vào mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tổng bức xạ ở cực cao hơn ở xích đạo nhưng nhiệt độ không khí ở đây vẫn thấp?

Trả lời

-Tổng bức xạ ở cực cao hơn ở xích đạo chủ yếu do thời gian chiếu sáng ở cực dài hơn ở xích đạo (vào mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tại cực có 6 tháng ngày, xích đạo chỉ có 3 tháng ngày).

-Nhiệt độ không khí ngoài việc phụ thuộc vào tổng bức xạ Mặt Trời (được quy định bởi sự chi phối của góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng), còn phụ thuộc vào tính chất của bề mặt đệm.

+ Ở xích đạo: do chủ yếu là đại dương và rừng rậm nên không khí có nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt nhiều hơn.

+ Ở cực: do chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi hầu hết lượng bức xạ của Mặt Trời.

Câu 5. Hãy cho biết khu vực nào trên Trái Đất trong một năm: Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần, 1 lần, không lần nào? Ở nước ta có hiện tưởng này không, vì sao?

Trả lời -Các khu vực:

+ Tại 23027’B và 23027’N Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm.

+ Từ 23027’B tới 23027’N Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm.

+ Ngoại chí tuyến: Mặt Trời không lên thiên đỉnh.

-Việt Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm vì nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến.

Câu 6. Giả sử trái đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở trái đất có ngày, đêm không ?

Trả lời

Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Như vậy sẽ có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm. Khi đó, bề mặt Trái Đất ko có sự sống. Vì 6 tháng ngày lượng nhiệt nhận được quá lớn, mọi sinh vật không thể tồn tại. Còn 6 tháng đêm quá lạnh, mọi sinh vật cũng ko thể tồn tại.

 

 

Câu 7. Hãy cho biết lực nào đã làm lệch hướng chuyển động của các vật thể như các

khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay… và bị lệch như thế nào?

Trả lời

 

Do ảnh hưởng của lực Criôlít: BBC:Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát. NBC:Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát. 


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Học sinh giỏi Học sinh giỏi 10 HSG 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang