CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 - MỨC ĐỘ VẬN DỤNG - Đề số 1


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 - MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí tự nhiên – Mức độ vận dụng – đề số 1 (có lời giải chi tiết) 


Câu 1. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi nhất cho xây dựng cảng biển?

     A. Các bờ biển mài mòn                                               B. Vịnh của sông

     C. Các đảo ven bờ                                                         D. Các vũng, vịnh nước sâu

Câu 2. Những khối núi cao trên 2000m đã

A.  tạo nguồn thủy năng lớn cho nước ta

B.   góp phần đa dạng cảnh quan thiên nhiên Việt Nam

C.  tạo ra các vùng khí hậu tốt, thích hợp cho việc nghỉ dưỡng

D.  gây nhiều trở ngại cho giao lưu giữa đồng bằng – miền núi

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhóm đất nào ở nước ta chiếm diện tích lớn nhất?

     A. nhóm đất feralit trên đá badan                               B. nhóm đất feralit trên các loại đá khác

     C. nhóm đất feralit trên đá vôi                                    D. nhóm đất phù sa sông

Câu 4. Điểm giống nhau cơ bản của địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là:

     A. nghiên theo hướng tây bắc-đông nam                   B. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên

     C. có nhiều khối núi cao, đồ sộ                                   D. đồi núi thấp chiếm ưu thế

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng trời nước ta?

A.  Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới

B.   Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo

C.  Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta

D.  Được xác định bằng hệ tọa độ địa lí trên đất liền

Câu 6. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng:

      A. Nam Trung Bộ           B. Bắc Trung Bộ               C. vịnh Thái Lan               D. vịnh Bắc Bộ

Câu 7. Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

A. đều là những đồng bằng chậu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp. B. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt

C.  bị nhiễm mặn nặng nề.

D.  có hệ thống đê điều chạy dài.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu biểu đồ khí hậu nào dưới đây có lượng mưa lớn tập trung từ tháng IX đến tháng XII?

      A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.                                     B. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt.

     C. Biểu đồ khí hậu Nha Trang.                                   D. Biểu đồ khí hậu Cà Mau.

Câu 9. Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do A. vị trí địa lí và hình thể nước ta.

B.   vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc

C.  lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.

D.  tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.

Câu 10. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho

A.    thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc

B.    địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng

C.    tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

D.    địa hình nước ta ít hiểm trở. 

Câu 11. Quan sát sơ đồ sau:




Ghi chú: 1 hải lí = 1852m

Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoa HD 981 tại vị trí cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí.

Vậy giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép nằm trong bộ phận nào của vùng biển nước ta?

     A. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa               B. Lãnh hải

     C. Nội thủy                                                                    D. Vùng tiếp giáp lãnh hải

Câu 12. Địa hình đồi núi có ý nghĩa gì với phát triển công nghiệp

A.  miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch

B.   sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 triệu Kw

C.  nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn ¾ diện tích lãnh thổ

D.  các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn

Câu 13. Dựa vào Atlat địa Lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào ở nước ta chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất

A. Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.     B. Ven biển Nam Trung Bộ C. Ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh D. Ven biển Thanh Hóa, Nghệ An.

Câu 14. Vào mùa đông, miền Bắc nước ta vẫn còn có những ngày trời nắng, thời tiết ổn định nhiệt độ cao do hoạt động của loại gió nào sau đây?

      A. Gió mùa Đông Bắc                                                  B. Gió mùa Tây Nam

     C. Tín phong bán cầu Bắc                                            D. Tín phong bán cầu Nam

Câu 15. Trong chế độ mưa nước ta, tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ đến muộn hơn so với Bắc Bộ là do nguyên nhân nào sau đây?

A.  Gió tây nam từ Bắc Ân Độ Dương đến Nam Bộ sớm hơn.

B.   Gió mùa Tây Nam hoạt động ở Nam Bộ kết thúc muộn hơn.

C.  Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.

D.  Vị trí Nam Bộ gần xích đạo hơn.

Câu 16. Lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam là do miền Bắc có

     A. lượng mưa lớn hơn                                                  B. mùa mưa kéo dài hơn.

     C. mưa phùn.                                                                 D. nhiều dãy núi cao đón gió

Câu 17. Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là:

A.  đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.

B.   đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

C.  đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m.

D.  các dãy núi chạy theo hướng chính là tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.

Câu 18. Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở Đồng bằng sông Hồng có

A.  diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long

B.   bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.

C.  hệ thống kênh rạch chằng chịt D. địa hình thấp và bằng phẳng hơn.

Câu 19. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi

A. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới B. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua các dãy núi Tây Bắc

C.  áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.

D.  khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.

Câu 20. Vì sao cùng một vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm của Nha Trang lại cao hơn Đà Lạt A. Do Nha Trang nằm gần biển

B.   Do Nha Trang có độ cao địa hình thấp hơn Đà Lạt

C.  Do Nha Trang chịu ảnh hưởng mạnh của giớ font Tây Nam

D.  Do Nha Trang chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bắc bán cầu

Câu 21. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển ở Nam Bộ là do

     A. khí hậu phân mùa mưa- khô rõ rệt.                        B. có sự di chuyển của các dòng hải lưu.

C. có vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng. D. khí hậu cận xích đạo, đất mặn nhiều. Câu 22. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng?

A.  Giao thông vận tải đường thủy phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.

B.   Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.

C.  Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.

D.  Sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 23. Câu hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Bên nắng đốt, bên mưa quây”. Hiện tượng khí hậu trên do tác động của

A.  gió mùa Đông Nam bắt nguồn từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.

B.   gió tây nam bắt nguồn từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.

C.  gió mùa Tây Nam bắt nguồn từ áp cao Chí tuyến Nam.

D.  gió mùa Đông Nam bắt nguồn từ áp cao Chí tuyến Nam.

Câu 24. Căn cứ vào trang 10 và trang 13, 14 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây có hướng vòng cung?

A.  Sông Thái Bình            B. Sông Mã   C. Sông Thu Bồn     D. Sông Đồng Nai.

Câu 25. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn do A. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

B.   địa hình nhiêu đồi núi.

C.  hệ thống đồi núi có sự phân bậc rõ ràng.

D.  hướng núi Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu

Câu 26. Sự khác biệt vê thiên nhiên giữa hai vùng rừng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta là do

     A. hướng các dãy núi và vị trí địa lí.                           B. hướng các dãy núi

     C. gió mùa và hướng các dãy núi.                              D. gió mùa và vị trí địa lí

Câu 27. Lãnh thổ Việt Nam là nơi A. gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm.

B.   giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa

C.  gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm.

D.  các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng

Câu 28. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói vê ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt nước ta.

A.  Gió mùa mùa đông làm cho nên nhiệt độ nước ta bị hạ thấp

B.   Gió mùa mùa đông làm cho biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc

C.  Gió mùa mùa đông làm cho nên nhiệt độ nước giảm dần từ nam ra Bắc

D.  Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian

Câu 29. Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này là

A.  Chế độ nước phân hóa theo mùa

B.   Quy định hướng sông là Tây Bắc - Đông Nam.

C.  Hệ thống sông ngòi dày đặc

D.  Quy định hướng sông là Tây - Đông

Câu 30. Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông là do

A.  địa hình nhiều đồi núi

B.   ảnh hưởng của biển

C.  gió mùa mùa đông

D.  địa hình nhiều đồi núi và gió mùa đông bắc

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn trên 250C?

      A. Hà Nội.                       B. Đà Nẵng.                       C. Sa Pa.                            D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 32. Ở đồng bằng sông Hồng, nơi vẫn được bồi tụ phù sa hàng năm là

     A. khu vực ngoài đê.                                                     B. ô trũng ngập nước

     C. khu vực trong đê.                                                     D. rìa phía tây và tây bắc

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc nước ta phổ biến là

     A. trên 250C                     B. trên 24°C                       C. dưới 18°C                     D. từ 20°C-24°C

Câu 34. Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Có nhiều nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển. B. Được bồi lấp trên những vịnh biển nông, thềm lục địa rộng.

C.  Tác động của các nhân tố ngoại lực như gió, mưa, nước chảy....

D.  Các sông nhỏ, ngắn, dốc; tiếp giáp vùng biển nông.

Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các hệ thống sông nào sau đây có lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta?

A.    Sông Mê Công, sông Mã, sông Đà Rằng.

B.    Sông Hồng, sông Kì Cùng - Bằng Giang, sông Trà Khúc

C.    Sông Cả, sông Thái Bình, sông Đồng Nai.

D.    Sông Thái Bình, sông Đà Rằng, sông Thu Bồn. Câu 36. Cho đoạn thơ:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”

(Trích: Mưa xuân - Nguyễn Bính)

Em hãy cho biết hiện tượng mưa xuân trong đoạn thơ trên ở nước ta là hiện tượng nào sau đây?

      A. Mưa ngâu.                  B. Mưa phùn.                     C. Mưa đá.                         D. Mưa rào

Câu 37. Cho đoạn thơ:

“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông Muốn gửi ra em một chút nắng vàng”

(Trích: Gửi nắng cho em - Bùi Văn Dung)

Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo

      A. mùa.                            B. độ cao.                           C. Bắc - Nam.                   D. Đông - Tây.

Câu 38. So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là

     A. đến muộn và kết thúc muộn hơn.                           B. đến sớm và kết thúc muộn hơn.

     C. đến muộn và kết thúc sớm hơn.                             D. đến sớm và kết thúc sớm hơn.

Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tài nguyên đất của nước ta?

A.  Đất feralit trên đá vôi tập trung chủ yếu ở miền Nam.

B.   Đất feralit trên đá badan có diện tích nhỏ hơn đất feralit trên đá vôi.

C.  Đất feralit trên đá badan tập trung chủ yếu ở miền Bắc

D.  Diện tích nhóm đất feralit lớn hơn nhiều diện tích nhóm đất phù sa.

Câu 40. Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là A. độ cao trung bình địa hình thấp hơn. B. có nhiều cao nguyên xếp tầng hơn.

     C. sự tương phản đông - tây rõ rệt hơn.                     D. có nhiều khối núi cao đồ sộ hơn.

 

ĐÁP ÁN

 

1. D

2. B

3. B

4. A

5. D

6. A

7. A

8. C

9. A

10. C

11. A

12. B

13. A

14. C

15. C

16. C

17. B

18. B

19. B

20. B

21. D

22. B

23. B

24. A

25. A

26. C

27. B

28. B

29. B

30. D

31. D

32. A

33. C

34. A

35. D

36. B

37. C

38. C

39. D

40. A

 

 

 


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.Ở vùng ven biển, dạng địa hình vũng vịnh nước sâu thuận lợi xây dựng các cảng biển nước sâu vì đây là nơi tàu thuyền ra vào thuận lợi, dễ neo đậu, dễ tạo luồng lạch, đảm bảo an toàn khi di chuyển

=> Chọn đáp án D Câu 2.

Những khối núi cao trên 2000m đã góp phần đa dạng cảnh quan thiên nhiên Việt Nam (làm đa dạng địa hình núi nước ta, đa dạng thiên nhiên thông qua sự phân hóa đai cao)

=> Chọn đáp án B Câu 3.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là nhóm đất feralit trên các loại đá khác => Chọn đáp án B 

Câu 4.

Điểm giống nhau cơ bản của địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là nghiêng theo hướng tây bắc-đông nam, tức là cùng có hướng nghiêng cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam (Atlat trang

13) => Chọn đáp án A Câu 5.

Đặc điểm không đúng với vùng trời nước ta là vùng trời Được xác định bằng hệ tọa độ địa lí trên đất liền. Vì Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian

của các đảo (sgk Địa lí 12 trang 15) => Đặc điểm D không đúng => Chọn đáp án D 

Câu 6.

Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng biển Nam Trung Bộ nước ta: quan sát Atlat trang 6-7 dễ thấy khu vực ven bờ Nam Trung Bộ nước ta, các đường đẳng sâu xếp xít nhau, đáy biển dốc, khoảng cách từ bờ biển đến khu vực đường đẳng sâu 200m, 500m ( thậm chí là 1000m, 1500m) rất hẹp => thềm lục địa hẹp

=> Chọn đáp án A Câu 7.

Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là đều là những đồng bằng chậu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp (ĐBSH là đồng bằng chậu thổ do phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp; ĐBSCL là đồng bằng chậu thổ do hệ thống sông Mê Công bồi đắp)

=> Chọn đáp án A Câu 8.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, biểu biểu đồ khí hậu nào dưới đây có lượng mưa lớn tập trung từ tháng IX đến tháng XII là Biểu đồ khí hậu Nha Trang ( Đông Trường Sơn có mưa vào Thu

Đông)=> Chọn đáp án C

Câu 9.

Vị trí Địa lí và hình thể (kéo dài-hẹp ngang-phân hóa đa dạng) của nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau (sgk Địa lí 12 trang 16)

=> Chọn đáp án A Câu 10.

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn do ít bị phân hóa theo độ cao => Chọn đáp án C 

Câu 11.

Dựa vào sơ đồ đã cho, nhận xét thấy giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép nằm trong bộ phận Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của vùng biển nước ta do vùng đặc quyền kinh tế có giới hạn tới 200 hải lí từ đường cơ sở, thềm lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho tới bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa

=> Chọn đáp án A Câu 12.

Địa hình đồi núi đã làm cho sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 triệu Kw, do địa hình chủ yếu là đồi núi, sông ngòi lắm thác ghềnh, độ dốc lớn => thế năng lớn=>trữ năng thủy điện lớn

Chú ý từ khóa: ý nghĩa/với phát triển công nghiệp Câu 13.

Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam trang 9, ở nước ta chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất là khu vực Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, tần suất bão lên tới 1,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng => Chọn đáp án A 

Câu 14.

Vào mùa đông, miền Bắc vẫn có những ngày trời nắng, thời tiết ổn định, nhiệt độ cao là do hoạt động của gió Tín phong Bán cầu Bắc => Chọn đáp án C 

Câu 15.

Tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ đến muộn hơn Bắc Bộ là do hoạt động chậm dần của dải hội tụ nhiệt đới hay dải hội tụ nhiệt đới ở Nam Bộ muộn hơn => Chọn đáp án C 

Câu 16.

Vào giai đoạn mùa ít mưa hơn của cả nước (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), miền Bắc do gió mùa Đông Bắc đi qua biển gây mưa phùn, làm cho mùa khô bớt sâu sắc; trong khi miền Nam chịu tác động sâu sắc của gió Tín phong Bắc bán cầu khô, nóng nên lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam. => Chọn đáp án C

Câu 17.

Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (địa hình đồng bằng và

đồi núi thấp <1000m chiếm 85%) nên sự phân hóa đai cao rất hạn chế => Chọn đáp án B 

Câu 18.

Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở Đồng bằng sông Hồng có bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô (sgk Địa lí 12 trang 33)

=> Chọn đáp án B Câu 19.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi khối khí nhiệt đới từ Ân Độ Dương mạnh lên vượt qua các dãy núi Tây Bắc tràn xuống đồng bằng Bắc Bộ

Chú ý: Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu hút gió mùa Tây Nam, làm gió đổi hướng Đông Nam gây mưa lớn, tạo lên mùa mưa cho Bắc Bộ chứ không phải gây hiện tượng phơn khô nóng, học sinh chú ý tránh nhầm lẫn

Cùng 1 vĩ độ, Đà Lạt có độ cao > 1000m trong khi Nha Trang là thành phố ven biển với độ cao  trung bình <50m nên theo quy luật đai cao, nhiệt độ của Đà Lạt thấp hơn so với Nha Trang (quy luật đai cao: cùng 1 vĩ độ, càng lên cao nhiệt độ càng giảm...)=> Chọn đáp án B 

Câu 21.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển ở Nam Bộ là do ở đây có khí hậu cận xích đạo lại có diện tích đất mặn lớn phù hợp với đặc điểm sinh thái của rừng ngập mặt. => Chọn đáp án D 

Câu 22.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí, gây ra những sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vụ ô nhiễm trên sông Thị Vải - Đồng Nai, sông Tô Lịch - Hà Nội... => Chọn đáp án B 

Câu 23.

Câu hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Bên nắng đốt, bên mưa quây”. Hiện tượng khí hậu trên chỉ hiện tượng vào đầu mùa hạ, Tây Trường Sơn đang mưa lớn do tác động của gió tây nam bắt nguồn từ áp cao Bắc Ân Độ Dương, Đông Trường Sơn chịu ảnh hưởng của hiện tượng phơn khô nóng => Chọn đáp án B


Câu 24.

Căn cứ vào trang 10 và trang 13, 14 của Atlat Địa lí Việt Nam, hệ thống sông có hướng vòng cung là hệ thống sông Thái Bình với các phụ lưu lớn chảy theo hướng vòng cung như sông Cầu, sông

Thương, sông Lục Nam, chảy theo hướng vòng cung của các dãy núi cánh cung vùng Đông Bắc =>Chọn đáp án A 

Câu 25.

Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn do địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng và đồi núi thấp => Chọn đáp án A 

Câu 26.

Sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng rừng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta là do gió mùa và hướng các dãy núi (sgk Địa lí 12 trang 49). Ví dụ: Do Đông Bắc có các cánh cung mở ra về phía Bắc và phía Đông nên hút gió mùa Đông Bắc khiến cho vùng Đông Bắc có mùa đông đến sớm, kết thúc muộn và lạnh nhất; Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ngăn cản cảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới vùng, khiến cho Tây Bắc có mùa đông đến muộn kết thúc sớm.

=> Chọn đáp án C

Câu 27. Lãnh thổ Việt Nam là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa (khi gió mùa mùa hạ dần mạnh lên lấn át các khối không khí lạnh, làm suy yếu các khối không khí lạnh; khi gió mùa Đông Bắc suy yếu, gió Tín Phong Đông Bắc lại mạnh lên tạo những ngày nắng ấm trong mùa đông cho miền Bắc.. .vv...) => Chọn đáp án B 

Câu 28.

Nhận định không đúng khi nói về ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt nước ta là Gió mùa mùa đông làm cho biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc. Vì gió mùa mùa đông làm nhiệt độ miền Bắc hạ thấp, biên độ nhiệt độ của miền Bắc lớn, trong khi miền Nam ít và hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông nên vẫn nóng quanh năm, biên độ nhiệt thấp => Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam chứ không phải giảm dần từ Nam ra Bắc => Chọn đáp án B 

Câu 29.

Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này là Quy định hướng sông là Tây Bắc - Đông Nam vì hướng núi, hướng nghiêng địa hình dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên sông cũng có hướng Tây Bắc - Đông Nam => Chọn đáp án B 

Câu 30.

Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông là địa hình nhiều đồi núi và gió mùa đông bắc. Địa hình nhiều đồi núi gây phân hóa thiên nhiên theo đai cao, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, ở nước ta có đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và cả đai ôn đới gió mùa trên núi với nhiệt độ quanh năm <15 0C. Đặc biệt vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ miền Bắc hạ thấp, có 2-3 tháng nhiệt độ <18 0C, không còn đáp ứng tiêu chuẩn nhiệt đới=> phá vỡ nền tảng nhiệt đới vào mùa đông => Chọn đáp án D

Câu 31.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, biểu đồ khí hậu có nhiệt độ trung bình các tháng luôn trên 250C là TP. Hồ Chí Minh, do gần Xích đạo, nhiệt cao quanh năm.

Ở đồng bằng sông Hồng, nơi vẫn được bồi tụ phù sa hàng năm là khu vực ngoài đê (sgk Địa lí 11 trang 33) => Chọn đáp án A 

Câu 33.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc nước ta phổ biến là mức dưới 180C=> Chọn đáp án C 

Câu 34.

Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do

nguyên nhân chủ yếu là có nhiều nhánh núi đâm ngang ra sát biển => Chọn đáp án A 

Câu 35.

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, các hệ thống sông có lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta là Sông Thái Bình, sông Đà Rằng, sông Thu Bồn, các hệ thống này có chi lưu và phụ lưu nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta (xuất phát và chảy hoàn toàn trên lãnh thổ nước ta) => Chọn đáp án D 

Câu 36.

Hiện tượng mưa xuân trong đoạn thơ đã cho là hiện tượng mưa phùn nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta => Chọn đáp án B 

Câu 37.

Đoạn thơ đã cho thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam và cả theo mùa. Do phân Bắc - Nam nên Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít ngày có nắng, trong khi miền Nam nóng, có nắng quanh năm => Nhân vật “Anh” ở miền Nam muốn gửi nắng ra Bắc vào mùa đông của miền Bắc => Chọn đáp án C 

Câu 38.

So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là đến muộn và kết thúc sớm hơn, mùa đông bớt lạnh hơn do có bức chắn Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, hướng núi vuông góc với hướng gió Đông Bắc, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc => Chọn đáp án C 

Câu 39.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, nhận xét thấy diện tích nhóm đất feralit lớn hơn nhiều diện tích nhóm đất phù sa => Chọn đáp án D 

Câu 40.

Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là độ cao trung bình địa hình thấp hơn: quan sát Atlat trang 13-14 dễ nhận thấy Trường Sơn Nam có nhiều khối núi, cao nguyên cao đồ sộ hơn, nhiều đỉnh cao >2000m còn vùng núi Trường Sơn Bắc chủ yếu là đồi núi thấp => Chọn đáp án A

 


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lên đầu trang