CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 - MỨC ĐỘ VẬN DỤNG - Đề số 2


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 - MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng - đề số 2 (có lời giải chi tiết) 


Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết so sánh nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu của Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh?

A.  Tháng mưa ít nhất của TP. Hồ Chí Minh là tháng 3, Đà Nẵng mưa ít nhất là tháng 6.

B.   Biên độ nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn so với Đà Nẵng.

C.  TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều vào các tháng mùa hạ, Đà Nẵng mưa nhiều vào mùa thu đông.

D.  Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh thấp hơn so với Đà Nẵng.

Câu 2. Vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

     A. Gió mùa Đông Nam.                                               B. Gió mùa Đông Bắc

     C. Độ cao của địa hình.                                                D. Địa hình chắn gió.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ mưa của nước ta?

A.  Huế-Đà Nẵng có lượng mưa cao nhất trong khu vực đồng bằng.

B.   Số tháng và thời gian mùa mưa của miền Bắc trùng với miển Nam

C.  Lượng mưa trung bình năm nước ta khá cao,trung bình 1500-2000m

D.  Chế độ mưa có sự phân mùa thành mùa mưa-khô rõ rệt trên cả nước

Câu 4. Mùa mưa ở miền Nm dài hơn miền Bắc là do

A.  Miền Nam có vị trí địa lí gần khu vực xích đạo hơn

B.   Khoảng cách hài lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn hơn

C.  Hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam

D.  Sự lùi dần từ bắc vào Nam của dải hội tụ nhiệt đới

Câu 5. Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở

     A. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.                          B. thành tạo địa hình caxtơ.

     C. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.                                    D. hiện tượng xâm thực

Câu 6. Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần

     A. áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp.                   B. ngăn chặn nạn du canh, du cư.

     C. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.               D. chống suy thoái và ô nhiễm đất.

Câu 7. Chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân chia khí hậu nước ta thành miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là

     A. nền nhiệt độ.                                                              B. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

     C. cả A và B đều đúng.                                                D. cả A và B đều sai.

Câu 8. Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam vì

     A. có nền nhiệt độ thấp hơn.                                        B. có nền nhiệt độ cao hơn.

     C. có nền địa hình thấp hơn.                                        D. có nền địa hình cao hơn.

Câu 9. Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là A. nắng nóng, trời nhiều mây.    B. nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo.

     C. nắng, ít mây và mưa nhiều.                                    D. nóng ẩm, mưa phùn.

Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của bão ở nước ta?

A.  Tần suất hoạt động nhiều nhất vào tháng 9.

B.   Nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ven biển miền Trung.

C.  Tần suất bão tháng 6 là từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng.

D.  Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 11. Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc- Nam ở nước ta là do

A.  Khoảng cách giữa 2 lầm Mặt Trời lên thiên đỉnh càng về phía bắc càng lớn.

B.   Sự gia tăng bức xạ Mặt Trời và giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía nam.

C.  Gió mùa Tây Nam gây ảnh hưởng khác nhau ở miền bắc và miền nam.

D.  Bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã kết hợp với gió đông bắc hoạt động mạnh từ 160B trở vào.

Câu 12. Sự suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật thể hiện

     A. có các cây họ Đậu, Vang, Dầu, Dâu tằm.             B. rừng thưa khô rụng lá xuất hiện.

     C. có các cây dẻ, re, sa mu, pơ mu.                            D. ở đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hướng tây - đông ở nước ta là?

      A. đồng bằng sông Cửu Long                                     B. Đồng bằng sông Hồng

     C. duyên hải miền Trung                                             D. vùng núi Đông Bắc

Câu 14. Cho biểu đồ

 


A.        Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.

B.         Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.

C.        Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.

D.        Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.

Câu 15. Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là

     A. vĩ độ.                                                                          B. ảnh hưởng của biển.

     C. địa hình.                                                                     D. mạng lưới sông ngòi.

Câu 16. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là.

     A. đất phèn.                     B. đất mặn.                         C. đất xám bạc màu.        D. đất than bùn

Câu 17. Ở trên vùng núi của nước ta, từ độ cao nào sau đất quá trình hình thành đất feralit bị ngừng trệ ?

A.  Trên 2000m      B. Trên 2600m          C. Trên 1000m         D. Trên 1600 - 1700m

Câu 18. Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì A. Nhiêt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.

B.   Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

C.  Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.

D.  Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

Câu 19. Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Đông Nam Bộ nước ta?

      A. Gió mùa Đông Bắc                                                  B. Gió phơn Tây Nam.

     C. Tín phong Bắc bán cầu.                                           D. Gió mùa Tây Nam.

Câu 20. Những nhân tố chủ yếu nào tạo nên sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta?

A. Địa hình, gió mùa, dòng biển B. Vị trí địa lí, địa hình, dòng biển.

C.  Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ, địa hình, gió mùa.

D.  Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ, địa hình, bề mặt đệm.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông nào sau đây?

      A. Sông Đà.                     B. Sông Thái Bình.           C. Sông Hồng.                  D. Sông Cả.

Câu 22. Biểu hiện nào sau đây không chứng minh địa hình của nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?

A.    Địa hình có tính chất già.

B.    Cường độ phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi trên đất đá, sườn dốc rất lớn.

C.    Quá trình bồi tụ ở hạ lưu sông diễn ra nhanh.

D.    Tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi diễn ra nhanh, hình thành địa hình Caxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung lũng khô.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đất liền?

A.  Phú Quốc          B. Ba Bể.       C. Cát Bà       D. Côn Đảo.

Câu 24. Lượng mưa trung bình năm có thể đạt 3500- 4000mm/năm là ở A. vùng ven biển.

B.   những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.

C.  Nam Bộ và Tây Nguyên.

D.  ở vùng vịnh Bắc Bộ.

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tổng lượng mưa từ tháng V-X ở đồng bằng sông

Hồng, khoảng

      A. 800 -1200 mm.                                                         B. 1600 - 2000 mm.

     C. Trên 2000 mm.                                                         D. 1200 -1600 mm.

Câu 26. Phần lớn diện tích lưu vực sông Mê Kông của nước ta thuộc khu vực nào? (Atlat Địa lí Việt Nam trang 10)

A.  Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

B.   Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Câu 27. Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta là vùng biển

      A. Vịnh Thái Lan.          B. Bắc Trung Bộ.              C. Nam Trung Bộ.            D. Vịnh Bắc Bộ.

Câu 28. Dốc sườn đông, thoải sườn tây là đặc điểm của khu vực địa hình

A.  Đông Bắc.         B. Trường Sơn Bắc.             C. Tây Bắc.   D. Trường Sơn Nam.

Câu 29. Đường cơ sở nước ta được xác định là đường 

A. tính từ mực nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

B.   cách đều bờ biển 12 hải lý.

C.  nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.

D.  nối các đảo ven bờ.

Câu 30. Nhân tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là

     A. tiếp giáp vùng biển rộng lớn.                                 B. hoạt động của gió mùa

     C. địa hình kết hợp với gió mùa                                  D. vĩ độ địa lí.

Câu 31. Vị trí địa lí không làm cho tài nguyên sinh vật nước ta

A.  phân hóa sâu sắc theo độ cao

B.   vô cùng phong phú

C.  đa dạng về thành phần loài

D.  mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết rừng ôn đới núi cao có ở vườn quốc gia nào sau đây?

     A. Phong Nha -Kẻ Bàng.                                              B. Ba Bể.

     C. Chư Yang Sin.                                                          D. Hoàng Liên.

Câu 33. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do

A.  có lượng mưa lớn trên địa hình đồi núi bị cắt xẻ mạnh.

B.   lượng mưa lớn, tập trung theo mùa.

C.  phần lớn lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào.

D.  có lượng mưa lớn trên địa hình bị mất lớp phủ thực vật.

Câu 34. Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt ở nước ta 

A. có nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ bắc vào nam.

B.   có nhiệt độ trung bình tháng 1 của tất cả các vùng khí hậu thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng 7.

C.  có biên độ nhiệt thấp hơn so với các vùng năm trong khu vực nhiệt đới.

D.  có sự phân hóa phức tạp theo không gian.

Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi chủ yếu phân bố trên dạng địa hình nào của Tây Bắc?

     A. Đồi trung du.                                                            B. Cánh đồng giữa núi.

     C. Núi thấp.                                                                   D. cao nguyên.

 

ĐÁP ÁN

 

1. C

2. C

3. B

4. C

5. B

6. D

7. C

8. A

9. B

10. C

11. B

12. C

13. C

14. D

15. C

16. A

17. D

18. B

19. C

20. C

21. B

22. A

23. B

24. B

25. D

26. B

27. C

28. D

29. C

30. C

31. A

32. D

33. A

34. D

35. D

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, so sánh đúng là TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều vào các tháng mùa hạ, Đà Nẵng mưa nhiều vào mùa thu đông.

=> Chọn đáp án C

Câu 2. Vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp do nguyên nhân chủ yếu là độ cao địa hình do Tây Bắc là vùng núi cao nhât cả nước, thiên nhiên xuât hiện cả đai ôn đới gió mùa trên núi => Chọn đáp án C

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét không đúng với chê độ mưa của nước ta là Số tháng và thời gian mùa mưa của miền Bắc trùng với miển Nam vì quan sát các biểu đồ khí hậu dễ nhận thây miền Bắc có 6 tháng mùa mưa: tháng 5-10; Miền Nam mùa mưa kéo dài hơn từ tháng 5-11 => Chọn đáp án B

Câu 4. Mùa mưa ở miển Nam dài hơn miền Bắc là do Hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam, gió mùa Tây Nam cả đầu và cuối mùa hạ đều gây mưa lớn cho Nam Bộ => Chọn đáp án C

Câu 5. Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biên đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở thành tạo địa hình caxtơ (sgk Địa lí trang 45), nước tham gia hòa tan đá vôi, thành tạo nên các dạng địa hình độc đáo như hang động, suối cạn, thung khô, núi đá vôi với nhiều hình thù ...

=> Chọn đáp án B

Câu 6. Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần canh tác hợp lí, chống suy thoái và ô nhiễm đất: chống bạc màu, glây, nhiễm phèn, nhiễm mặn, bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,. (sgk Địa lí 12 trang 61)

=> Chọn đáp án D

Câu 7. Chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân chia khí hậu nước ta thành miền khí hậu phía Bắc và phía

Nam là nền nhiệt độ và ảnh hưởng của Gió mùa Đông Bắc. Miền Bắc có nền nhiệt độ trung bình năm thấp hơn phía Nam, lại có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc còn miền Nam nóng quanh năm, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc => Chọn đáp án C

Câu 8. Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam

vì miền Bắc có nền nhiệt độ thấp hơn (do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông) nên chỉ cần tới 600- 700m khí hậu đã mát mẻ, đạt tiêu chuẩn đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

=> Chọn đáp án A

Câu 9. Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo

=> Chọn đáp án B

Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, đặc điểm không đúng với hoạt động của bão ở nước ta là Tần suất bão tháng 6 là từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng vì Tần suất bão tháng 6 (vào khu vực ven biển Quảng Ninh) là từ 0,3 đến 1 cơn bão / tháng.

=> Chọn đáp án C

Câu 11. Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc- Nam ở nước ta là do Sự gia tăng bức xạ Mặt Trời và giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía nam. Càng vào Nam nhiệt độ trung bình năm càng tăng do góc nhập xạ tăng dần, lượng bức xạ Mặt Trời cũng tăng dần; đồng thời, khối khí lạnh phương Bắc càng về phía nam càng giảm sút ảnh hưởng và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh trong khi miền Nam nóng quanh năm => Chọn đáp án B

Câu 12. Sự suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật thể hiện ở việc xuất hiện các cây cận nhiệt đới như dẻ, re, các loài cây ôn đới như pơ mu, sa mu (sgk Địa lí 12 trang 48)

=> Chọn đáp án C

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hướng tây - đông ở nước ta duyên hải miền Trung => Chọn đáp án C 

Câu 14. Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét đúng với biểu đồ là Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn sông Hồng và tháng đỉnh lũ của sông Mê Công (tháng 10) muộn hơn sông Hồng (tháng 8)

=> Chọn đáp án D

Câu 15. Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là do ảnh hưởng của gió kết hợp với địa hình. Những nơi địa hình đón gió ẩm thường trở thành trung tâm mưa lớn. Ví dụ như Huế, Đà Nẵng là trung tâm mưa lớn do đón gió Đông Bắc qua biển => Chọn đáp án C 

Câu 16. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là đất phèn (xem Atlat trang 11)

=> Chọn đáp án A

Câu 17. Ở vùng núi của nước ta, từ độ cao trên 1600-1700m, quá trình hình thành đất feralit bị ngừng trệ, hình thành đất mùn (sgk Địa lí 12 trang 52)

=> Chọn đáp án D

Câu 18. Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì dãy Hoàng Liên

Sơn cao đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới vùng phía tây => Chọn đáp án B

Câu 19. Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Đông Nam Bộ nước ta là gió Tín phong Bắc Bán Cầu khô nóng (sgk Địa lí 12 trang 41)

=> Chọn đáp án C

Câu 20. Những nhân tố chủ yếu tạo nên sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta là Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ, địa hình, gió mùa. Chính những nhân tố này tạo nên sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc - Nam (Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ); phân hóa theo độ cao (địa hình); phân hóa theo mùa (gió mùa)

=> Chọn đáp án C

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Sông Thái Bình.

=> Chọn đáp án B

Câu 22. Biểu hiện không chứng minh địa hình của nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới âm gió mùa là Địa hình có tính chất già. Vì các biểu hiện của địa hình vùng nhiệt đới âm là xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng ( được trình bày cụ thể trong các ý B, C, D) (sgk Địa lí 12 trang 45). Địa hình già hay được trẻ lại do các vận động tạo núi, các điều kiện cổ địa lí...trong lịch  sử hình thành lãnh thổ

=> Chọn đáp án A

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, vườn quốc gia nằm trên đất liền là vườn quốc gia Ba Bể

( Bắc Kạn)

=> Chọn đáp án B

Câu 24. Lượng mưa trung bình năm có thể đạt 3500- 4000mm/năm là ở những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao (sgk Địa lí 12 trang 40) ví dụ như Huế, khối núi Kon Tum

=> Chọn đáp án B

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tổng lượng mưa từ tháng V-X ở đồng bằng sông Hồng, khoảng 1200 -1600 mm.

=> Chọn đáp án D

Chú ý: quan sát bản đồ tổng lượng mưa tháng V-X để rút ra nhận xét

Câu 26. Phần lớn diện tích lưu vực sông Mê Kông của nước ta thuộc khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (Atlat trang 10)

=> Chọn đáp án B

Câu 27. Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta là vùng biển Nam Trung Bộ (quan sát Atlat trang 67, dễ nhận thấy vùng biển Nam Trung Bộ có các đường đẳng sâu xếp xít nhau, thềm lục địa hẹp, dốc, đổ mau xuống độ sâu 2000m)

=> Chọn đáp án C

Câu 28. Dốc sườn đông, thoải sườn tây là đặc điểm của khu vực địa hình Trường Sơn Nam: sườn

Đông dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. Tương phản với địa hình núi ở phía Đông là bề mặt cao nguyên badan, có các bậc độ cao 500-800-1000m và các bán bình nguyên

(thoải) (sgk Địa lí 12 trang 32)

=> Chọn đáp án D

Câu 29. Đường cơ sở nước ta được xác định là đường nối các mũi đất xa nhất với các đảo venbờ.

Đường cơ sở của nước ta nối liền các điểm từ Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang đến đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị => Chọn đáp án C

Câu 30. Nhân tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là do địa hình kết hợp với gió mùa. Những sườn đón gió âm qua biển đều là những trung tâm mưa nhiều: Huế nằm ở sườn đón gió Đông Bắc qua biển của dãy Bạch Mã nên lượng mưa trung bình năm lớn; Móng Cái nằm ở sườn đón gió Đông Nam qua biển của dãy Đông Triều nên cũng có mưa lớn.

Những nơi địa hình song song với hướng gió như cực Nam Trung Bộ song song với cả gió Tây Nam và gió Đông Bắc nên mưa ít; hoặc những thung lũng khuất gió như thung lũng sông Mã cũng mưa ít => Chọn đáp án C

Câu 31. Vị trí địa lí không làm cho tài nguyên sinh vật nước ta phân hóa sâu săc theo độ cao. Vì tài nguyên sinh vật nước ta phân hóa theo độ cao do địa hình nhiều đồi núi, địa hình phân hóa độ cao => khí hậu, đất phân hóa độ cao => tài nguyên sinh vật phân hóa độ cao => Chọn đáp án A

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, rừng ôn đới núi cao có ở vườn quốc gia Hoàng

Liên, nơi có đai ôn đới núi cao hay ôn đới gió mùa trên núi => Chọn đáp án D

Câu 33. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do có lượng mưa lớn trên địa hình đồi núi bị căt xẻ mạnh, tạo thành nhiều khe rãnh, dòng chảy => Chọn đáp án A

Câu 34. Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt ở nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian, cụ thể là nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam; Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, miền khí hậu phía nam có mùa khô sâu sắc do gió Tín phong Đông Bắc hoạt động mạnh => Chọn đáp án D

Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất feralit trên đá vôi chủ yếu phân bố trên dạng địa hình cao nguyên của Tây Bắc (cao nguyên Sơn La, Mộc Chậu...) => Chọn đáp án D

 

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết)

Câu 1. Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã

A.  tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền

B.   tạo ra sự phân hóa rõ rệt về thiên nhiên từ Đông sang Tây

C.  làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao địa hình

D.  làm cho thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất

Câu 2. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì:

A.  ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ trong đại Cổ sinh đã làm cho lãnh thổ nước ta nâng lên.

B.   lãnh thổ được hình thành sớm và được nâng lên trong các pha uốn nếp trong vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh.

C.  hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo.

D.  lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo. 


Câu 3. Đầu tháng 10/2017, các thiên tai sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại lớn nhất cho những địaphương nào ở nước ta

      A. Quảng Bình, Quảng Trị                                          B. Lạng Sơn, Cao Băng.

     C. Hòa Bình, Yên Bái.                                                 D. Hà Giang, Tuyên Quang.

Câu 4. Dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta được hình thành do sự hội tụ giữa hai luồng gió nào sau đây?

A.  Gió Tín phong bán cầu Nam và gió mùa Đông Nam.

B.   Gió tây nam TBg và Tín phong bán cầu Bắc C. Gió tây nam TBg và Tín phong bán cầu Nam.

D. Gió Tín phong bán cầu Bắc và Tín phong bán cầu Nam 

Câu 5. Cho câu thơ:

“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quây”

(Trích: Sợi nhớ sợi thương - Phan Huỳnh Điểu)

Hãy cho biết lần lượt tên các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn trong câu thơ trên?

A.  Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa Đông Nam.

B.   Gió mùa Tây Nam và gió phơn Tây Nam.

C.  Gió mùa Đông Nam và Tín phong bán cầu Bắc.

D.  Gió phơn Tây Nam và gió mùa Tây Nam.

Câu 6. Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên là 

A. dễ xảy ra hiện tượng lũ ống và lũ quét.

B.   nguy cơ phát sinh động đất ở các đứt gãy.

C.  thường xuyên bị cháy rừng về mùa khô.

D.  dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô.

Câu 7. Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có

     A. quãng đường đi dài.                                                 B. tầng ẩm rất dày.

     C. sự đổi hướng liên tục.                                              D. tốc độ rất lớn.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết cặp trạm khí hậu nào sau đây thể hiện sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta?

      A. Đồng Hới và Đà Nẵng.                                           B. Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh.

     C. Cà Mau và TP. Hồ Chí Minh.                                 D. Hà Nội và Sa Pa.

Câu 9. Hướng núi tây bắc và vòng cung địa hình nước ta quy định bởi

     A. Hình dạng lãnh thổ đất nước                                  B. Cường độ vận động nâng lên

     C. Đặc điểm vị trí địa lý nước ta                                 D. Hướng của các mảng nền cổ

Câu 10. Nguyên nhân gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do

A. Chịu tác động của gió mùa đông bắc đi qua lục địa Trung Quốc 

B. Tác động của gió tín phong bán cầu Bắc

C.  Đây là khu vực thung lũng khuất gió.

D.  Chịu tác động của gió phơn tây nam.

Câu 11. Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất

trong năm là

     A. điểm cực Bắc.                                                           B. điểm cực Nam.

      C. điểm cực Đông.                                                        D. điểm cực Tây.

Câu 12. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là

     A. địa hình và sự phân bố thổ nhưỡng.                      B. khí hậu và sự phân bố địa hình.

C. hình dáng lãnh thổ và khí hậu. D. hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình. 

Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm nào sau đây?

A.  Có 6 thang bậc địa hình, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

B.   Có các thung lũng sông đan xen khu vực đồi núi thấp và trung bình, sơn nguyên Đồng Văn ở độ cao trên 1500m.

C.  Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, địa hình có tính phân bậc

D.  Chủ yếu là khu vực núi cao hiểm trở cao nhất là núi Phia Booc, chiều dài thực tế của lát cắt là

600km

Câu 14. Hiện nay (tháng 1 năm 2018) tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có những ngày có hiện tượng tuyết và đóng băng. Vì sao xứ sở nhiệt đới lại có hiện tượng này?

A.  Mẫu Sơn nằm ở vĩ độ cao và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

B.   Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vĩ độ cao cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

C.  Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

D.  Do biến đổi khí hậu và sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc

Câu 15. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, 16 và kiến thức đã học cho biết nhận định nào sau đây chính xác nhất?

A.  Có nhiều thành phần dân tộc, trong đó người thiểu số chỉ sống ở các khu vực miền núi.

B.   Cơ cấu dân số đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” với tỉ lệ giới tính nam nhiều hơn nữ.

C.  Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trong đó đồng bằng sông Hồng có mật độ cao nhất và nhiều đô thị lớn nhất.

D.  Tỉ lệ thành thị có sự biến động theo thời gian và nước ta hiện có trên 800 đô thị.

Câu 16. Đặc điểm cơ bản nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A.  có cấu trúc địa chất phức tạp và tương phản giữa hai sườn Đông- Tây của Trường Sơn.

B.   có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc

C.  có mối quan hệ mật thiết với Vân Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự suy yếu ảnh hướng của gió mùa Đông Bắc

D.  có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

Câu 17. Đâu không phải đặc điểm của dòng biển mùa đông trong biển Đông?

     A. Hoạt động chủ yếu vào mùa đông.                        B. Hướng đông bắc - tây nam.

     C. có tính chất lạnh.                                                      D. Xuất phát ở khu vực xích đạo.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt từ C đến D đi qua các dạng địa hình nào sau đây?

A.  Núi cao, bán bình nguyên, đồng bằng.

B.   Núi cao, cao nguyên, đồi núi thấp và đồng bằng.

C.  Núi trung bình, bán bình nguyên, đồng bằng.

D.  Núi trung bình, cao nguyên, đồi núi thấp và đồng bằng.

Câu 19. So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta

A.    Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí

B.    Phong phú về thể loại, đa dạng loại hình, rất khó khăn trong khai thác

C.    Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng hạn chế về tiềm năng.

D.    Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt. 

Câu 20. Đâu không phải là dạng địa hình do biển tạo nên?

     A. Tam giác chậu.                                                         B. Các khe rãnh xói mòn

     C. Vịnh cửa sông.                                                         D. Bãi cát phẳng

Câu 21. Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ 

A. có đồng bằng bị thu hẹp và đất đai màu mỡ.

B.   có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.

C.  không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

D.  chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác

Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14 và kiến thức đã học hãy cho biết tháng 4 năm 2009, Hiệp hội hang đông Hoàng gia Anh đã phát hiện và công nhận hang động đá vôi (Caxtơ) nào của Việt Nam là hang động lớn nhất thế giới tại thời điểm đó?

     A. Hang Sơn Đoòng.      B. Hang Cắc Cớ.               C. Hang Phong Nha         D. Hang Kẻ Bàng

Câu 23. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì:

A.  hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo.

B.   lãnh thổ được hình thành sớm và được nâng lên trong các pha uốn nếp trong vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh.

C.  lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo.

D.  ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ trong đại Cổ sinh đã làm cho lãnh thổ nước ta nâng lên.

 

ĐÁP ÁN

 

1. A

2. C

3. C

4. B

5. D

6. D

7. B

8. D

9. D

10. C

11. B

12. D

13. D

14. A

15. C

16. C

17. D

18. B

19. D

20. B

21. B

22. A

23. C

 

 

 

 

 

 

 


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 


Câu 1. Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền, khiến cho vùng phía Tây của nước ta vẫn có tính ẩm, vẫn có mưa do các khối khí từ biển vào, không bị khô hạn như các khu vực ở Bắc Phi, Tây Nam Á => Chọn đáp án A 

Câu 2. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp do hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo (chính các vận động tạo núi trong lịch sử hình thành lãnh thổ (sgk Địa lí 12 trang 24) đã khiến nước ta có nhiều đồi núi, đồng thời địa hình nước ta phải trải qua quá trình bào mòn lâu dài

( do nhiệt độ cao, mưa nhiều...) nên đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp) => Chọn đáp án C 

Câu 3. Đầu tháng 10/2017, các thiên tai sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại lớn cho những địa phương ở miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa,

Nghệ An => Chọn đáp án C

Câu 4. Dải hội tụ nhiệt đới đầu mùa hạ được hình thành do gió tây nam TBg (xuất phát từ vịnh Bengan) kết hợp với gió Tín phong Bắc bán cầu.

=> Chọn đáp án B

Câu 5. Dựa vào câu thơ đã cho, có thể xác định được thời kì được nhắc đến là mùa hạ khi Tây

Trường Sơn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ có hướng Tây Nam gây mưa lớn (mưa quây);

Đông Trường Sơn hay duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của hiện tượng phơn khô nóng (nắng đốt) => các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn trong câu thơ trên lần lượt là Gió phơn Tây Nam và gió mùa Tây Nam.

=> Chọn đáp án D

Câu 6. Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên là dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô do ở vùng núi đá vôi, nước tham gia vào phản ứng hòa tan đá vôi, dòng chảy trên mặt bị hạn chế

=> Chọn đáp án D

Câu 7. Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có tầng ẩm rất dày. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa chủ yếu cho hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX cho Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 42) => Chọn đáp án B

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cặp trạm khí hậu thể hiện sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta là: Hà Nội và Sa Pa vì 2 trạm khí hậu này nằm trong cùng miền khí hậu, vĩ độ không chênh lệch nhiều nhưng độ cao chênh lệch lớn; Hà Nội nằm trên đồng bằng sông Hồng với độ cao trung bình <50m còn Sa Pa nằm ở độ cao >1500m => Chọn đáp án D

Câu 9. Hướng núi tây bắc và vòng cung địa hình nước ta quy định bởi Hướng của các mảng nền cổ.

Ví dụ, hướng núi vòng cung của vùng núi Đông Bắc do chịu ảnh hưởng của mảng nền cổ Hoa Nam,

Trung Quốc; hướng núi Tây Bắc - Đông Nam của Tây Bắc do chịu ảnh hưởng của mảng nền cổ Vân

Nam Trung Quốc

=> Chọn đáp án D

Câu 10. Nguyên nhân gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do đây là thung lũng khuất gió nm kẹp giữa dãy Đông Triều và dãy Cai Kinh (xem Atlat trang 9 và trang 13) => Chọn đáp án C

Câu 11. Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất là điểm cực Nam.

Vận dụng kiến thức Địa lí 10, do hoạt động biểu kiến của Mặt Trời nên mọi địa điểm trong cả nước có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong 1 năm. Càng về gần Xích Đạo, 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm càng cách xa nhau

=> Chọn đáp án B

Câu 12. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình. Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, địa hình lại chia cắt lớn nên sông ngòi chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dộ dốc lớn

=> Chọn đáp án D

Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm Chủ yếu là khu vực núi cao hiểm trở cao nhất là núi Phia Booc, chiều dài thực tế của lát cắt là 600km. Vì Đồi núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu là núi thấp và núi trung bình chứ không phải núi cao hiểm trở, chiều dài thực tế của lát cắt cũng khoảng 312km chứ không phải 600km (1cm , trên bản đồ ứng với 30km thực tế - xem thước tỉ lệ dưới cuối bản đồ)

=> Chọn đáp án D



Câu 14. Hiện nay (tháng 1 năm 2018) tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có những ngày có hiện tượng tuyết và đóng băng. ở vùng nhiệt đới lại có hiện tượng này do Mẫu Sơn nằm ở vĩ độ cao và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc khiến Mẫu Sơn là 1 trong những nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta, cùng với đó là xu hướng biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết cực đoan hơn, mùa đông lạnh hơn =>Chọn đáp án A

Câu 15. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, 16 và kiến thức đã học, nhận định chính xác nhất là Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trong đó đồng bằng sông Hồng có mật độ cao nhất và nhiều đô thị nhất, chính xác hơn là nhiều đô thị lớn nhất (xem Atlat trang 15 dễ nhận thấy mật độ đô thị DDBSSH khá dày, nhiều đô thị lớn so với cả nước) => Chọn đáp án C  Câu 16. Đặc điểm cơ bản nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là có mối quan hệ mật thiết với Vân Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự suy yếu ảnh hướng của gió mùa Đông Bắc(sgk nâng cao) => Chọn đáp án C

Câu 17. Đặc điểm của dòng biển mùa đông trong biển Đông không phải là Xuất phát ở khu vực xích đạo. Các dòng biển vào mùa Đông trong biển Đông thường xuất phát tư chí tuyến hoặc từ vùng biển phía Bắc; các dòng biển mùa hè thường xuất phát từ khu vực Xích Đạo

=> Chọn đáp án D

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt từ C đến D đi qua các dạng địa hình Núi cao (khu vực núi Hoàng Liên Sơn), cao nguyên ( Mộc Chậu), đồi núi thấp (phía nam sông Mã) và đồng bằng (đồng bằng sông Mã) (quan sát Lát cắt C - D ở góc dưới bên trái bản đồ trang 13) => Chọn đáp án B

Câu 19. So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt.

=> Chọn đáp án D

Câu 20. Các khe rãnh xói mòn không phải là dạng địa hình do biển tạo ra mà là địa hình do nước chảy trên bề mặt đất tạo ra => Chọn đáp án B

Câu 21. Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.


=> Chọn đáp án B

Do Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc gió Tây Nam gặp bức chắn địa hình gây ra hiện tượng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Đông Trường Sơn Bắc. Ngược lại, vào Thu Đông, gió Đông Bắc qua biển gặp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Bắc nên mưa lớn

Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14 và kiến thức đã học, tháng 4 năm 2009, Hiệp hội hang đông Hoàng gia Anh đã phát hiện và công nhận hang động đá vôi (Caxtơ) Sơn Đoòng của

Việt Nam là hang động lớn nhất thế giới tại thời điểm đó => Chọn đáp án A

Câu 23. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo. Loài trừ các đáp án còn lại vì các đáp án còn lại đều có phần địa hình được nâng lên (làm cho địa hình cao hơn và trẻ hóa) => Chọn đáp án C 


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com
- Apps CHplay: idialy.com
- youtube.idialy.com
- facebook.idialy.com
- tiktok.idialy.com
- nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn
- trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn.
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Lên đầu trang