HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý - Phần 8 - Khối 12
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 04/11/2021
II - ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾCâu 15.
1. Phân biệt các khái niệm: tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng theo chiều sâu.
2. Dùa vµo Atlat §Þa lÝ ViÖt Nam vµ kiÕn thøc ®· häc, h·y nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch vÒ sù t¨ng trëng GDP cña níc ta trong giai ®o¹n 2000 - 2007.
Gợi ý trả lời
1. Phân biệt khái niệm
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc gia (GNI) trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Ví dụ: GDP của nước ta năm 1995 là 20,8 tỉ USD, năm 2005 là 53,1 tỉ USD và năm 2008 là 88,2 tỉ USD, trong vòng 24 năm tăng gấp 4,2 lần, tốc độ tăng bình quân là 7,5%. Còn GDP/người cũng tăng từ 289 USD năm 1995 lên 638 USD năm 2005 và 1024 USD năm 2008, gấp 3,5 lần). Điều đó được thể hiện qua năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống của người dân được tăng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kì phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
- Chất lượng tăng trưởng là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng trưởng kinh tế đạt được do tăng thêm nhiều vốn, tăng lao động và tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là phương thức tăng trưởng chủ đạo của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
- Tăng trưởng theo chiều sâu là tăng trưởng đi liền với tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp lí… Đây là phương thức tăng trưởng phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển.
2. NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch vÒ sù t¨ng trëng GDP cña níc ta giai ®o¹n 2000 - 2007
Dùa vµo biÓu ®å GDP vµ tèc ®é t¨ng trëng qua c¸c n¨m, ta cã b¶ng sè liÖu sau:
GDP vµ tèc ®é t¨ng trëng cña níc ta, giai ®o¹n 2000 - 2007
N¨m | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 |
GDP (ngh×n tØ ®ång) | 441,6 | 481,3 | 535,7 | 613,4 | 715,3 | 839,2 | 974,3 | 1143,7 |
Tèc ®é t¨ng trëng (%, lÊy n¨m 2000 = 100%) | 100,0 | 109,9 | 121,3 | 138,9 | 162,0 | 190,0 | 220,6 | 259,0 |
* NhËn xÐt
- GDP cña níc ta liªn tôc t¨ng trong giai ®o¹n 2000 – 2007: t¨ng ®îc 702,1 ngh×n tØ ®ång (gÊp 2,6 lÇn).
- NÒn kinh tÕ t¨ng trëng liªn tôc víi tèc ®é kh¸ cao.
* Gi¶i thÝch
- §©y lµ kÕt qu¶ cña c«ng cuéc §æi míi ®Êt níc ®îc b¾t ®Çu tõ n¨m 1986.
- C¸c nguyªn nh©n kh¸c (®êng lèi chÝnh s¸ch, thu hót ®Çu t,...).
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta nói chung và trong nội bộ từng ngành nói riêng đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Gợi ý trả lời
Căn cứ vào các biểu đồ: cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (trang 17), biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (trang 18, 21) có thể thấy cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
Dựa vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế, có thể có bảng sau đây:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
(Đơn vị: %)
Năm | 1990 | 1995 | 1998 | 2000 | 2002 | 2005 | 2007 |
Nông, lâm, thủy sản | 38,7 | 27,2 | 25,8 | 24,5 | 23,0 | 21,0 | 20,3 |
Công nghiệp và xây dựng | 22,7 | 28,8 | 32,5 | 36,7 | 38,5 | 41,0 | 41,5 |
Dịch vụ | 38,6 | 44,0 | 41,7 | 38,8 | 38,5 | 38,0 | 38,2 |
Tổng cộng | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rõ:
Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt trong giai đoạn 1990 - 2007. Cụ thể là:
- Khu vực công nghiệp và xây dựng có tỉ trọng tăng nhanh, từ 22,7% lên 41,5% và đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu.
- Khu vực nông, lâm, thuỷ sản có tỉ trọng giảm rõ rệt từ 38,7% xuống còn 20,3%.
- Khu vực dịch vụ không ổn định, song vẫn chiếm tỉ trọng cao.
Như vậy, cơ cấu ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.
2. Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành
- Đối với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp:
+ Xu hướng chung là giảm tỉ trọng của nông nghiệp, tăng tỉ trọng của thủy sản.
Dẫn chứng: từ năm 2000 đến 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp giảm từ 79% xuống còn 70%, thủy sản tăng từ 16,3% lên 26,4%.
+ Trong ngành nông nghiệp: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, tuy còn chậm. Riêng dịch vụ nông nghiệp ít có ý nghĩa vì tỉ trọng nhỏ.
Dẫn chứng: từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt giảm từ 78,2% xuống còn 73,9%, ngành chăn nuôi tăng từ 19,3% lên 24,4%, ngành dịch vụ nông nghiệp dao động trong khoảng dưới 3%.
+ Trong trồng trọt giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
Dẫn chứng: Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng từ 24% lên 25,6%, ngành trồng trọt giảm từ 60,7% xuống còn 56,5%.
- Đối với công nghiệp, trong 3 nhóm ngành thì tỉ trọng nhóm ngành khai thác có xu hướng giảm, công nghiệp chế biến có xu hướng tăng, đặc biệt những ngành có thị trường tiêu thụ cao ở trong và ngoài nước (cơ khí, giày da, dệt - may, chế biến lương thực, thực phẩm…).
Dẫn chứng: từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của nhóm ngành khai thác giảm từ 15,7% xuống còn 9,6%, công nghiệp chế biến tăng từ 78,7% lên 85,4%. Nhóm ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (năm 2007 đạt 40,5%).
- Trong khu vực dịch vụ một số ngành khá phát triển như du lịch, vận tải, thông tin liên lạc,…
Dẫn chứng: doanh thu từ dịch vụ du lịch tăng từ 8 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên 56 nghìn tỉ đồng năm 2007…
Câu 17. Cho bảng số liệu dưới đây:
Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta
(Đơn vị : tỉ đồng)
N¨m | Tæng sè | Trång trät | Ch¨n nu«i | DÞch vô |
1990 | 20.666,5 | 16.393,5 | 3.701,0 | 572,0 |
1995 | 85.507,6 | 66.793,8 | 16.168,2 | 2.545,6 |
1997 | 99.352,3 | 77.358,3 | 19.287,0 | 2.707,0 |
2000 | 129.140,5 | 101.043,7 | 24.960,2 | 3.136,6 |
2005 | 183.342,4 | 134.754,5 | 45.225,6 | 3.362,3 |
2007 | 236.935,0 | 175.007,0 | 57.803,0 | 4.125,0 |
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành trong giai đoạn 1990 - 2007.
2. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về ngành nông nghiệp của nước ta.
Gợi ý trả lời
1. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành, giai đoạn 1990 - 2007
N¨m | Tổng số | Trồng trọt | Chăn nuôi | Dịch vụ |
1990 | 100,0 | 79,3 | 17,9 | 2,8 |
1995 | 100,0 | 78,1 | 18,9 | 3,0 |
1997 | 100,0 | 77,9 | 19,4 | 2,7 |
2000 | 100,0 | 78,2 | 19,3 | 2,5 |
2005 | 100,0 | 73,5 | 24,7 | 1,8 |
2007 | 100,0 | 73,9 | 24,4 | 1,7 |
- Vẽ biểu đồ miền
Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành,
giai đoạn 1990 - 2007
2. Nhận xét về ngành nông nghiệp nước ta
* Nhận xét chung
- Ngành nông nghiệp của nước ta đã có sự phát triển nhanh.
- Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nhưng chưa mạnh.
* Tình hình phát triển
- Giá trị sản xuất của ngành tăng liên tục (chứng minh).
- Giá trị sản xuất tăng ở cả trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (chứng minh).
- Về tốc độ tăng trưởng: từ năm 1990 đến năm 2007, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (15,6 lần), tiếp đến là ngành trồng trọt (10,67 lần), dịch vụ nông nghiệp tăng chậm nhất (7,2 lần).
* Cơ cấu
- Cơ cấu nông nghiệp còn nhiều hạn chế: trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ còn nhỏ, nhất là dịch vụ (dẫn chứng).
- Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiêp theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi (số liệu chứng minh).
- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn còn chậm và chưa thật sự ổn định.
Câu 18. Căn cứ vào bảng số liệu sau đây:
GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Thành phần kinh tế | 2000 | 2007 |
TỔNG SỐ | 273.666 | 461.344 |
Kinh tế Nhà nước | 111.522 | 179.718 |
Kinh tế ngoài Nhà nước | 132.546 | 220.301 |
Kinh tế tập thể | 23.351 | 30.201 |
Kinh tế tư nhân | 21.117 | 50.727 |
Kinh tế cá thể | 88.078 | 139.373 |
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | 29.598 | 61.324 |
1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2007.
2. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời
1. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta
(Đơn vị: %)
Năm Thành phần kinh tế | 2000 | 2007 |
TỔNG SỐ | 100,0 | 100,0 |
Kinh tế Nhà nước | 40,8 | 38,9 |
Kinh tế ngoài Nhà nước Trong đó: - Kinh tế tập thể - Kinh tế tư nhân - Kinh tế cá thể | 48,4
9,8 7,7 32,0 | 47,8
6,5 10,9 30,2 |
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | 10,8 | 13,3 |
- Vẽ biểu đồ:
+ Tính bán kính vòng tròn: lấy bán kính thể hiện GDP năm 2000 là 1 đơn vị, bán kính vòng tròn năm 2005 bằng 1,3 đơn vị.
+ Vẽ biểu đồ hình tròn có bán kính như đã tính toán.
|
|
Biểu đồ quy mô và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta,
năm 2000 và năm 2007
2. Nhận xét
- Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi rõ rệt.
+ Kinh tế Nhà nước tỉ trọng tuy có giảm từ 40,8% năm 2000 còn 38,9% năm 2007 nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế bởi vì nắm giữ các ngành kinh tế then chốt.
+ Kinh tế ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm từ 48,4% năm 2000 còn 47,8% năm 2007. Trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước kinh tế cá thể đóng vai trò quan trọng nhất (trên 30%).
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng nhanh nhất. Tỉ trọng năm 2000 là 10,8% tăng lên 13,8% vào năm 2005. Điều đó cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này trong giai đoạn đổi mới của đất nước.
- Kết luận: Sự chuyển biến trên là tích cực phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và xu thế hội nhập.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta.
Gợi ý trả lời
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta có nhiều chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất có quy mô lớn.
- Trên phạm vi cả nước đã nổi lên các vùng kinh tế phát triển năng động như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng này cùng với các trung tâm kinh tế lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ của đất nước.
Dẫn chứng: Năm 2007, so GDP cả nước thì tỉ trọng của Đông Nam Bộ là 32,3%, Đồng bằng sông Hồng 23%, Đồng bằng sông Cửu Long 17,6%. Như vậy, riêng 3 vùng này đã chiếm 72,9% GDP của cả nước.
- Các khu kinh tế động lực (khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu) cũng đã được hình thành và có tác động lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng.
Dẫn chứng:
+ Dọc bờ biển Việt Nam đã hình thành 14 khu kinh tế ven biển, tập trung nhiều nhất khu vực Duyên hải miền Trung (10/14 khu kinh tế ven biển). Các khu kinh tế ven biển được hình thành trên cơ sở sự phát triển đa ngành, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là các vùng nghèo ven biển, tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tại các tỉnh biên giới Việt Nam đã hình thành 17 khu kinh tế cửa khẩu. Các khu kinh tế cửa khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng giao lưu, buôn bán; cải thiện chất lượng cuộc sống củangười dân địa phương; cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực biên giới.
- Các vùng kinh tế trọng điểm đã được hình thành: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự ra đời và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước.
Dẫn chứng: 3 vùng kinh tế trọng điểm chỉ chiếm 22,3 % diện tích, 41,6% dân số so với cả nước nhưng chiếm tới 61,9% GDP của nước ta (năm 2007). Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm có GDP/người cao nhất cả nước: Bà Rịa - Vũng Tàu trên 50 triệu đồng/người, Hà Nội (vùng KTTĐPB), TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương (VKTTĐPN) từ trên 20 đến 50 triệu đồng/người.
- Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Dẫn chứng:
+ Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ chuyên trồng và chế biến cây công nghiệp. Giá trị sản xuất cây công nghiệp của 3 vùng chiếm khoảng trên 70% cả nước.
+ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chuyên môn hóa sản xuất lương thực, thực phẩm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,7% cả nước.
- Trong công nghiệp: nhiều trung tâm công nghiệp được hình thành và phát triển, hàng trăm khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao ra đời đã đem sức sống không chỉ riêng cho ngành công nghiệp, mà còn cho cả nền kinh tế Việt Nam.
Dẫn chứng: Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, nước ta có 2 trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng), 4 trung tâm công nghiệp lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), hàng chục trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình và nhỏ.
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày:
1. Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
2. Các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới tiêu biểu cho từng vùng nụng nghiệp sinh thái của nước ta.
Gợi ý trả lời
1. Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với nền nông nghiệp nhiệt đới
a) Thuận lợi
- Khí hậu và nguồn nước.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá (dẫn chứng).
+ Nguồn nước phong phú.
+ Thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới:
· Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm.
· Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, luân canh, xen canh.
· Có sự chuyển dịch từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.
· Tập đoàn cây trồng và vật nuôi đa dạng với nguồn gốc cả nhiệt đới, cận nhiệt lẫn ôn đới do có mùa đông lạnh.
· Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
· Có sự phân hoá.
· Về cơ bản, đảm bảo nguồn nước cho cây trồng.
- Địa hình và đất đai
+ Địa hình và đất đai đa dạng, tạo điều kiện để:
· Có hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
· Đa dạng cây trồng, vật nuôi.
b) Khó khăn
- Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Các tai biến thiên nhiên, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra: lũ lụt, hạn hán, bão… Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khí hậu, đất đai...
- Tính mùa vụ trở nên khắt khe.
2. Các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới tiêu biểu cho từng vùng nụng nghiệp sinh thái
- Trung du miền núi Bắc Bộ
+ Cây công nghiệp gốc cận nhiệt và ôn đới: chè, trẩu, sở, hồi, thảo quả.
+ Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô (40% sản lượng cả nước), sắn (35% cả nước)…
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, thuốc lá, lạc...
+ Cây ăn quả: lê, táo, đào, mận, xoài, bưởi...
+ Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, ngựa.
+ Thuỷ sản nước mặn.
- Đồng bằng sông Hồng
+ Cây lương thực: lúa cao sản, lúa chất lượng cao.
+ Cây thực phẩm: rau, đặc biệt là rau vụ đông.
+ Cây công nghiệp: đay, cói…
+ Cây ăn quả: vải, nhãn…
+ Chăn nuôi: lợn, bò sữa (ở ven đô), gia cầm, thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
- Bắc Trung Bộ
+ Cây lương thực: lúa ở đồng bằng ven biển.
+ Cây công nghiệp: lạc, dừa, sở, chè, cà phê,...
+ Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm.
+ Thuỷ sản nước mặn, nước nợ.
- Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Cây lương thực: lúa, ngô.
+ Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, dừa.
+ Cây công nghiệp hàng năm: bông, mía, lạc, thuốc lá.
+ Chăn nuôi: trâu, bò thịt, lợn, gia cầm.
+ Thuỷ sản nước mặn, nước lợ.
- Tây Nguyên
+ Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm.
+ Chăn nuôi bò thịt, bò sữa.
- Đông Nam Bộ
+ Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, điều, hồ tiêu...
+ Cây công nghiệp hàng năm: đậu tương, mía, lạc, thuốc lá…
+ Chăn nuôi: bò sữa ở ven đô, gia cầm.
+ Thuỷ sản nước mặn.
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Cây lương thực: lúa chất lượng cao, lúa cao sản (trên 50% sản lượng lúa và hầu hết sản lượng gạo xuất khẩu cả nước).
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: mía, đay, cói.
+ Cây công nghiệp lâu năm: dừa.
+ Cây ăn quả nhiệt đới: xoài, nhãn, chôm chôm, măng cụt...
+ Thuỷ sản (đặc biệt là tôm), gia cầm (chủ yếu là vịt).
Câu 21.
1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và kiến thức đã học, hãy tìm sự khác nhau về chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa:
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
b) Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Cho biết nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Gợi ý trả lời
1. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp
a) Giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- Khác nhau chủ yếu về sản phẩm chuyên môn hóa:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi, quế…), cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, thuốc lá), cây dược liệu, cây ăn quả… Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.
+ Tây Nguyên chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn có chè là cây cận nhiệt ở Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.
- Ngoài ra còn khác biệt về quy mô. Mặc dù đều trồng chè nhưng diện tích chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn. Chăn nuôi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng phát triển hơn.
b) Giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng sông Hồng có ưu thế về tập đoàn cây trồng vụ đông, đặc biệt là rau, cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cà chua, su hào, bắp cải, khoai tây…), chăn nuôi lợn, gia cầm…
- Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là cây trồng nhiệt đới, thủy sản (nước mặn, nước lợ, nước ngọt), chăn nuôi vịt…
- Cùng là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.
2. Giải thích
Sự khác biệt về chuyên môn hóa sản xuất giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên, giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long là do:
- Sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.
- Sự khác biệt về quy mô đất đai.
Câu 22. Cho bảng số liệu dưới đây:
Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long,
năm 2008
(Đơn vị: nghìn ha)
Các loại đất | Tây Nguyên | Đồng bằng sông Cửu Long |
Tổng diện tích | 5464,0 | 4060,2 |
Đất sản xuất nông nghiệp | 1626.9 | 2560.6 |
Đất lâm nghiệp | 3122.5 | 336.8 |
Đất chuyên dùng và đất ở | 185,5 | 344,1 |
Đất chưa sử dụng | 529,1 | 818,7 |
Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, so sánh và giải thích sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở hai vùng nêu trên.
Gợi ý trả lời
1. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2008
(Đơn vị: %)
Các loại đất | Tây Nguyên | Đồng bằng sông Cửu Long |
Tổng diện tích | 100,0 | 100,0 |
Đất sản xuất nông nghiệp | 29,8 | 63,1 |
Đất lâm nghiệp | 57,1 | 8,3 |
Đất chuyên dùng và đất ở | 3,4 | 8,5 |
Đất chưa sử dụng | 9,7 | 20.2 |
- Vẽ biểu đồ:
+ Tính bán kính: Lấy bán kính thể hiện diện tích đất của Đồng bằng sông Cửu Long là 1 đơn vị thì bán kính năm của Tây Nguyên bằng 1,2 đơn vị.
+ Vẽ biểu đồ hình tròn, bán kính khác nhau như đã tính toán.
Đồng bằng sông Cửu Long Tây Nguyên
Biểu đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên
và đồng bằng sông Cửu Long, năm 2008
2. So sánh sự khác nhau
- Quy mô đất đai: Tây Nguyên có quy mô lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 1,34 lần).
- Cơ cấu sử dụng đất:
+ Đất nông nghiệp: tỉ trọng đất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long trong cơ cấu cao hơn Tây Nguyên (63,1% so với 29,8%).
+ Đất lâm nghiệp của Tây Nguyên có tỉ trọng cao hơn: 57,1% so với 8,3%.
+ Đất chuyên dùng và đất ở, đất chưa sử dụng của Đồng bằng sông Cửu Long đều cao hơn Tây Nguyên (8,5% so với 3,4%, 20,2% so với 9,7%).
- Giải thích:
+ So với Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lương thực nên tỉ trọng đất nông nghiệp cao. Đất chuyên dùng và đất ở cũng có tỉ trọng cao hơn vì đây là vùng đồng bằng, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển hơn Tây Nguyên. Đất chưa sử dụng còn nhiều do diện tích đất phèn, đất mặn cần cải tạo lớn.
+ So với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên có tỉ trọng đất lâm nghiệp cao hơn vì diện tích rừng còn nhiều. Đây là vùng có diện tích rừng lớn nhất nước ta.
Câu 23. Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây dựa vào bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây
(Đơn vị: tỉ đồng)
Loại cây | Năm 2000 | Năm 2007 |
Cây lương thực | 55 163,1 | 65 194,0 |
Cây rau đậu | 6 332,4 | 10 174,5 |
Cây công nghiệp | 21 782,0 | 29 579,6 |
Cây ăn quả | 6 105,9 | 8 789,0 |
Cây khác | 1 474,8 | 1637,7 |
Tổng số | 90 858,2 | 115 374,8 |
Gợi ý trả lời
a) Cơ cấu ngành trồng trọt
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta phân theo nhóm cây
(Đơn vị: %)
Loại cây | Năm 2000 | Năm 2007 |
Cây lương thực | 60,7 | 56,5 |
Cây rau đậu | 6,9 | 8,8 |
Cây công nghiệp | 23,9 | 25,6 |
Cây ăn quả | 6,7 | 7,6 |
Cây khác | 1,8 | 1,5 |
Tổng số | 100,0 | 100,0 |
- Nhận xét:
+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực luôn chiếm cao nhất: năm 2007 là 56,5% vì dân số nước ta đông, việc phát triển sản xuất lương thực nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Nguyên nhân khác: điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước) thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội (dân đông, có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây lương thực…).
+ Cây công nghiệp có tỉ trọng lớn thứ 2 chiếm 25,6% (năm 2007). Nguyên nhân là do việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Tiếp theo là đến rau đậu, cây ăn quả và các cây khác. Tuy nhiên, tỉ trọng của các loại cây này còn nhỏ (chiếm 17,9% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt).
b) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch rõ rệt:
+ Các cây có tỉ trọng tăng: rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong số này, tăng nhanh nhất là rau đậu (tăng 1,9%) do nhu cầu lớn của thị trường.
+ Cây lương thực và các loại cây khác có tỉ trọng giảm, trong đó cây lương thực giảm nhanh nhất (giảm 4,2%), cây khác giảm ít hơn (0,3%).
- Giải thích:
+ Ngành trồng trọt có xu hướng đa dạng hóa cây trồng.
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các cây có sự khác nhau: cây công nghiệp, cây rau đậu và cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng nhanh nên tỉ trọng tăng trong cơ cấu. Trong khi đó, cây lương thực và cây khác có tốc độ tăng trưởng chậm nên tỉ trọng giảm.
Câu 24. Căn cứ vào bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lương thực của nước ta qua các năm
Năm | Diện tích cây lương thực (nghìn ha) | Trong đó: lúa (nghìn ha) | Sản lượng lương thực (nghìn tấn) | Trong đó: lúa (nghìn tấn) |
2000 | 8.399 | 7.666 | 34.539 | 32.530 |
2005 | 8.383 | 7.302 | 39.622 | 35.832 |
2007 | 8.305 | 7.207 | 40.240 | 35.942 |
Kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Phân tích cơ cấu và tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các năm.
2. Giải thích tại sao trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên không ngừng.
Gợi ý trả lời
1. Cơ cấu và tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các năm
a) Cơ cấu cây lương thực
- Cây lương thực nước ta gồm có lúa và hoa màu, trong đó lúa giữ vai trò chủ đạo.
Diện tích và sản lượng lúa so với diện tích và sản lượng lương thực
của nước ta qua các năm
Năm | Diện tích | Sản lượng | ||
Nghìn ha | % | Nghìn tấn | % | |
2000 | 7.666 | 91,3 | 32.530 | 94,2 |
2005 | 7.392 | 87,4 | 35.832 | 90,4 |
2007 | 7.207 | 86,8 | 35.942 | 89,3 |
- Nhận xét:
+ Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa so với diện tích và sản lượng lương thực cả nước luôn ở mức rất cao (trên 85%).
+ Từ năm 2000 đến năm 2007, tỉ lệ này có xu hướng giảm do sự gia tăng của diện tích trồng hoa màu (quan trọng nhất là ngô).
b) Tình hình phát triển
- Diện tích gieo trồng cây lương thực nói chung và lúa nói riêng có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian 2000 - 2007.
+ Cây lương thực giảm 94 nghìn ha.
+ Lúa giảm 459 nghìn ha.
Diện tích gieo trồng lúa giảm mạnh hơn diện tích gieo trồng cây lương thực nói chung, chứng tỏ diện tích trồng hoa màu có xu hướng tăng (từ 773 nghìn ha lên 1098 nghìn ha).
- Năng suất cây lương thực đặc biệt là năng suất lúa tăng khá nhanh.
+ Cây lương thực tăng từ 41,1 tạ/ha lên 48,5 tạ/ha.
+ Lúa tăng từ 42,4 tạ/ha lên 49,9 tạ/ha.
- Năng suất lúa luôn cao hơn năng suất hoa màu.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh và liên tục (tăng 5708 nghìn tấn). Trong số này, lúa tăng 3412 nghìn tấn, hoa màu tăng 2296 nghìn tấn.
- Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh.
+ Từ 444 kg/người năm 2000 tăng lên 472,5 kg/người năm 2007.
+ Từ chỗ sản xuất lương thực không đảm bảo nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với quy mô trung bình mỗi năm khoảng vài triệu tấn.
2. Trong những năm qua sản lượng lương thực của nước ta tăng lên không ngừng vì:
- Đường lối phát triển nông nghiệp.
+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu .
+ Chương trình lương thực là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.
+ Các chính sách khuyến nông: khoán 10, luật ruộng đất mới đã được ban hành.
- Đầu tư
+ Chương trình khai hoang cải tạo đất.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới hóa, công tác bảo vệ thực vật).
+ Giống mới có năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái.
+ Đầu tư xây dựng 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhu cầu (trong và ngoài nước).
Câu 25. Lúa là cây trồng chiếm ưu thế trong cơ cấu lương thực của nước ta. Dựa vào bảng số liệu đã cho, vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
1. Nhận xét về tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta.
Diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân sản lượng lúa
theo đầu người, giai đoạn 2000 - 2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Diện tích (nghìn ha) | 7666 | 7329 | 7207 |
Năng suất (tạ/ha) | 42,43 | 48,89 | 49,87 |
Sản lượng (nghìn tấn) | 32530 | 35832 | 35942 |
Bình quân theo đầu người (kg) | 419,0 | 431,1 | 422,0 |
2. Giải thích tại sao diện tích trồng lúa giảm trong khi diện tích gieo trồng cây công nghiệp lại tăng mạnh.
Gợi ý trả lời
1. Nhận xét về tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta
a) Tình hình phát triển
- Diện tích lúa giảm chậm: năm 2007 giảm 459 nghìn ha so với năm 2000. Diện tích lúa giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng (sang đất đô thị, đất chuyên dùng...) hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng (trồng rau, đậu, cây ăn quả,...).
- Năng suất lúa tăng khá nhanh: từ năm 2000 đến 2007 tăng được 7,44 tạ/ha, tăng gần 1,2 lần. Năng suất lúa tăng do thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp.
- Sản lượng lúa tăng nhanh: từ năm 2000 đến năm 2007 tăng được 3412 nghìn tấn. Sản lượng lúa vẫn tăng trong khi diện tích lúa giảm là do năng suất tăng nhanh hơn.
- Trong giai đoạn 2000 - 2007 do tốc độ tăng sản lượng lúa và tốc độ tăng dân số đạt mức xấp xỉ nhau nên sản lượng lúa bình quân theo đầu người tăng chậm, từ 419 người/kg lên 422 người/kg.
b) Phân bố
- Lúa có phạm vi phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta, phân bố cả ở đồng bằng, trung du và miền núi.
- Lúa tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng châu thổ (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long). Điều đó phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa nước là ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc, đất phù sa màu mỡ.
- Phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ và được thể hiện thông qua tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực của từng vùng.
+ Tỉ lệ rất cao (trên 90%) gồm tất cả các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng (Hà Tây cũ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định).
+ Tỉ lệ cao (trên 80% đến 90%) phân bố ở Đồng bằng sông Hồng (Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội), rải rác ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Bình Định).
+ Tỉ lệ trung bình (trên 70% đến 80%): phần lớn các tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung, một số tỉnh vùng thấp của Trung du và miền núi Bắc Bộ (Quảng Ninh, Bắc Giang), Đông Nam Bộ (Tây Ninh).
+ Tỉ lệ thấp (từ 60% - 70%): phần lớn các tỉnh thuộc Đông Bắc (Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ), rải rác ở Duyên hải miền Trung (Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận).
+ Tỉ lệ rất thấp (dưới 60%) gồm các tỉnh thuộc vùng núi cao của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh thuộc Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Trên cả nước nổi lên 2 vùng trọng điểm có diện tích và sản lượng lúa cao nhất cả nước:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất.
Dẫn chứng : các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang.
+ Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 (tất cả các tỉnh đều có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 80%).
2. Giải thích
- Diện tích gieo trồng lúa giảm chủ yếu là do:
+ Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.
+ Xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất: diện tích đất trồng lúa chuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cư.
+ Các lí do khác (hiệu quả kinh tế không thật cao,..).
- Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng mạnh do:
+ Nước ta có tiềm năng phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm ở trung du, miền núi và cao nguyên. Những tiềm năng này mới được khai thác một phần.
+ Có nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động).
+ Việc đảm bảo lương thực đã giúp cho việc chuyển một phần diện tích cây lương thực sang trồng cây công nghiệp.
+ Những chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.
+ Sự hoàn thiện công nghệ chế biến và nâng cao năng lực các cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp trên thị trường quốc tế.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu các cây công nghiệp có giá trị kinh tế.
Câu 26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
2. Giải thích tại sao cây công nghiệp lâu năm có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta.
Gợi ý trả lời
1. Tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta
a) Diện tích (khai thác từ biểu đồ cột ở Bản đồ cây công nghiệp)
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2007
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Cây công nghiệp hàng năm | 778 | 861 | 846 |
Cây công nghiệp lâu năm | 1.451 | 1.633 | 1.821 |
Tổng số | 2.229 | 2.494 | 2.667 |
Tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng nhanh, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Dẫn chứng (năm 2007 so với năm 2000, tổng diện tích cây công nghiệp tăng 438 nghìn ha, gấp1,2 lần, trong đó diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn ha, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 370 nghìn ha).
b) Cơ cấu
- Cơ cấu cây công nghiệp nước ta đa dạng gồm cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều) và cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Trong số đó, các cây công nghiệp nhiệt đới có diện tích và sản lượng lớn nhất.
Diện tích thu hoạch và sản lượng một số cây công nghiệp nhiệt đới
của cả nước, năm 2007
Cây công nghiệp | Diện tích thu hoạch (nghìn ha) | Sản lượng (nghìn tấn) |
Cà phê | 489 | 916 |
Cao su | 378 | 606 |
Điều | 303 | 312 |
- Căn cứ vào thời gian thu hoạch, cây công nghiệp nước ta được phân thành 2 nhóm: cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm.
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2000 - 2007
(Đơn vị: %)
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Cây công nghiệp hàng năm | 34,9 | 34,5 | 31,7 |
Cây công nghiệp lâu năm | 65,1 | 65,5 | 68,3 |
Tổng số | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta, cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng (năm 2000 là 65,1%, năm 2007 là 68,3%). Ngược lại, diện tích cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và đang có xu hướng giảm (tương ứng là 34,9% và 31,7%).
Giải thích
- Thị trường tiêu thụ (trong nước, ngoài nước).
- Thế mạnh trong nước để trồng và chế biến cây công nghiệp lâu năm.
2. Cây công nghiệp lâu năm có tỉ trọng cao nhất trong diện tích cây công nghiệp ở nước ta vì:
a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển cây công nghiệp lâu năm
- Thế mạnh về tự nhiên:
+ Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.
+ Nguồn nước dồi dào từ các hệ thống sông, hồ có thể đảm bảo nhu cầu nước tưới cho cây công nghiệp.
+ Khí hậu nhiệt đới nhưng lại có sự phân hóa đa dạng (theo chiều Bắc - Nam và theo độ cao) nên có thể đa dạng hóa các loại cây công nghiệp lâu năm, bao gồm cả các cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt lẫn ôn đới.
- Thế mạnh về kinh tế - xã hội:
+ Dân cư đông, lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng nhiều loại cây công nghiệp.
+ Công nghiệp chế biến ngày càng được phát triển mạnh.
+ Nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo hơn cũng tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm.
+ Nhu cầu của thị trường về các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ngày càng tăng.
+ Chính sách phát triển của Nhà nước: đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung và cây công nghiệp lâu năm nói riêng.
b) Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội và môi trường
- Về kinh tế:
+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Tạo tiền đề để đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp và phân bố lại sản xuất công nghiệp.
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, trong đó cao su, cà phê thuộc nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD.
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và các vùng nói riêng.
- Xã hội:
+ Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống và thay đổi tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc ít người.
+ Góp phần phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước.
+ Giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng.
- Môi trường: điều hòa khí hậu, chống xói mòn, hạn chế hạ thấp mực nước ngầm, bảo vệ môi trường sinh thái (về cơ bản, trồng cây công nghiệp lâu năm được coi như trồng rừng).
Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Nhận xét và giải thích sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta .
2. Giải thích tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Gợi ý trả lời
1. Nhận xét và giải thích sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta
- Các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu) phân bố chủ yếu ở miền núi, trung du vì thích hợp với các loại đất feralit, đất phù sa cổ.
+ Các cây công nghiệp nhiệt đới phân bố chủ yếu ở miền Nam do ở đây có khí hậu nóng quanh năm.
Cụ thể:
· Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước) vì ở đây có đất đỏ badan - loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng,...
· Cao su tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ (Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh), Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk) vì đây là loại cây ưa nhiệt ẩm và không chịu được gió bão, thÝch hîp víi ®Êt feralit trªn ®¸ badan vµ ®Êt x¸m.
· Hồ tiêu: Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Đông Nam Bộ (Bình Dương, Đồng Nai).
· Điều: Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông).
· Dừa tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau), Duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Định) do thích hợp với đất mặn.
+ Các cây công nghiệp cận nhiệt như chè trồng chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái), ngoài ra còn trồng ở các vùng cao nguyên phía Nam như Lâm Đồng.
- Các cây công nghiệp hàng năm được trồng nhiều ở cả miền núi và đồng bằng do thích hợp với nhiều loại đất khác nhau:
+ Mía được trồng ở nhiều nơi: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ do thích hợp với khí hậu nhiệt đới và nhiều loại đất khác nhau.
+ Lạc, thuốc lá chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ do thích hợp với đất xám, đất bạc màu, đất feralit trên đá vôi.
+ Bông được trồng ở một số tỉnh có mùa khô kéo dài như Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Sơn La, Điện Biên.
+ Ngoài ra còn có các cây công nghiệp khác như đay (Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long), cói (ven biển), dâu tằm (Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng).
- Trên cả nước đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp do có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, nhất là điều kiện khí hậu, đất đai. Đồng thời đây cũng là những địa bàn nhận được nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.
+ Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và hàng năm lớn nhất nước ta. Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng của phần lớn các tỉnh đều đạt trên 50%. Các cây trồng chính: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá… trong đó cao su là cây trọng điểm. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp của một số tỉnh cao nhất cả nước: Bình Phước (310 000 ha), Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh.
+ Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn thứ 2 với các cây trồng chính: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè… trong đó quan trọng nhất là cây cà phê. Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt trên 50%. Một số tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lớn: Đắc Lắc (255 nghìn ha), Gia Lai, Đắc Nông, Lâm Đồng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 của cả nước, với các cây trồng chính: chè, hồi, trẩu, lạc, thuốc lá, trong đó chè là cây công nghiệp quan trọng nhất. Một số tỉnh có diện tích gieo trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ cao từ trên 30 - 50% diện tích tích gieo trồng (Hà Giang, Bắc Giang). Còn lại phần lớn có diện tích gieo trồng chiếm tỉ lệ trung bình (trên 20 - 30%).
- Các vùng khác có diện tích cây công nghiệp không lớn.
2. Giải thích
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta vì:
- Tạo điều kiện khai thác hợp lí tiềm năng của từng vùng.
- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội:
+ Gắn chặt các vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến trước hết nhằm mục đích đưa công nghiệp phục vụ đắc lực cho nông nghiệp, từng bước thực hiện công nghiệp hóa nông thôn, đưa nông thôn xích lại gần thành thị.
+ Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.
+ Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị của nông sản và thu nhập cho người nông dân.
+ Thu hút lao động, tạo thêm việc làm cho người dân, giảm lao động thuần nông, giảm tính mùa vụ trong nông nghiệp (giảm tỉ lệ thiếu việc làm, giảm thời gian nhàn rỗi).
+ Phát triển mô hình nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến có nghĩa là thực hiện liên kết nông - công nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, còn công nghiệp chế biến lại làm tăng giá trị của nông phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển, cơ cấu giá trị sản xuất và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta.
2. Giải thích tại sao ở nước ta phải đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính.
Gợi ý trả lời
1. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển, cơ cấu giá trị sản xuất và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta
a) Tình hình phát triển
Giá trị sản xuất và tỉ trọng của ngành chăn nuôi
trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta, giai đoạn 2000 - 2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Giá trị sản xuất (tỉ đồng) | 18.505 | 26.108 | 29.196 |
Tỉ trọng trong nông nghiệp (%) | 19,3 | 24,7 | 24,4 |
Nhận xét:
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng gần 108 nghìn tỉ đồng (hơn 1,8 lần).
- Tốc độ tăng trưởng chưa cao.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp hiện vẫn đang ở mức thấp, tuy có xu hướng tăng, nhưng còn chậm: năm 2000 mới đạt 19,3% và tăng lên 24,4% năm 2007.
Giải thích:
- Ngành chăn nuôi của nước ta ngày càng phát triển là do:
+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo.
+ Nhu cầu của thị trường (trong nước và ngoài nước) ngày càng lớn.
+ Chính sách khuyến khích ngành chăn nuôi phát triển của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp…
- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi còn nhỏ, tốc độ phát triển chưa cao là do:
+ Hình thức chăn nuôi còn lạc hậu, chủ yếu theo lối quảng canh.
+ Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa ổn định vững chắc.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
+ Các nguyên nhân khác (dịch bệnh…).
b) Cơ cấu giá trị sản xuất
Ngành chăn nuôi của nước ta có cơ cấu khá đa dạng bao gồm các phân ngành: chăn nuôi gia súc (gia súc lớn, gia súc nhỏ), chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của từng ngành trong cơ cấu có sự khác nhau.
Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta, giai đoạn 2000 - 2007
(Đơn vị: %)
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Gia súc | 66,0 | 71,0 | 72,0 |
Gia cầm | 18,0 | 14,0 | 13,0 |
Sản phẩm không qua giết thịt | 16,0 | 15,0 | 15,0 |
Nhận xét:
- Chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.
Dẫn chứng: tỉ trọng của đàn gia súc chiếm trên 2/3 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
- Cơ cấu có sự thay đổi, nhưng chậm.
+ Tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc tăng 6%.
+ Tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm giảm 5%.
+ Tỉ trọng sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt giảm 1%.
Giải thích:
- Ngành chăn nuôi gia súc có tỉ trọng lớn nhất và ngày càng tăng do cơ cấu đàn gia súc đa dạng, phân bố rộng rãi khắp cả nước, mục đích chăn nuôi có sự thay đổi.
- Tỉ trọng giá trị của ngành chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt giảm trong giai đoạn 2000 – 2007, chủ yếu là do tác động của dịch bệnh đối với đàn gia cầm (ảnh hưởng tới số lượng và thị trường tiêu thụ).
c) Phân bố
* Phân bố đàn gia súc
- Nhận xét chung: đàn gia súc chủ yếu của nước ta là trâu, bò, lợn được nuôi ở khắp các vùng trong cả nước (vì đây là những vật nuôi phổ biến ở nước ta từ lâu đời). Tuy nhiên, mức độ tập trung theo lãnh thổ có sự khác nhau.
- Cụ thể:
+ Đàn trâu phân bố tập trung ở các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có số lượng đàn trâu lớn như Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Giải thích: Trâu được nuôi để lấy thịt, sức kéo... Trâu ưa ẩm, chịu rét được, dễ thích nghi với các điều kiện chăn thả trong rừng ở các tỉnh phía Bắc.
+ Đàn bò tập trung ở các tỉnh Duyên hải miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận). Ngoài ra, bò còn được nuôi nhiều còn phát triển ở hai tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai, Đắk Lắk.
Giải thích: Bò được nuôi để lấy thịt, sữa là chủ yếu. Bò thích hợp với nơi ấm, khô, giàu thức ăn.
+ Đàn lợn phân bố ở khắp nơi, nhưng tập trung ở Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, còn nuôi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An). Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù có nguồn lương thực dồi dào, nhưng đàn lợn không đông.
Giải thích: Với mục đích lấy thịt, mỡ, tận dụng phân để bón ruộng, lợn được nuôi nhiều ở những vùng có khả năng đảm bảo nguồn thức ăn và có nhu cầu lớn. Đàn lợn ở Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế do ngành chăn nuôi này ở đây chưa được chú trọng phát triển (nguồn thực phẩm chủ yếu là thủy sản và gia cầm).
* Phân bố đàn gia cầm
- Nhận xét chung: Nuôi rộng rãi trong cả nước, nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và trung du.
Dẫn chứng: Các tỉnh nuôi nhiều gia cầm nhất (trên 9 triệu con) gồm Bắc Giang (Trung du Bắc Bộ), Hà Nội (Đồng bằng sông Hồng), Thanh Hóa, Nghệ An (Bắc Trung Bộ).
- Trong số các loại gia cầm thì gà và vịt là hai vật nuôi quan trọng nhất ở nước ta, nhưng sự phân bố không giống nhau.
+ Đàn gà: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Trung du Bắc Bộ do nhu cầu của thị trường lớn.
+ Đàn vịt: Đồng bằng sông Cửu Long do có diện tích mặt nước lớn, nguồn thức ăn dồi dào.
2. Phải đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính vì:
a) Chăn nuôi có vai trò rất quan trọng
- Góp phần đảm bảo sự cân đối, hợp lí giữa các phân ngành trong sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng (đạm, mỡ, đường, vitamin) trong thức ăn hằng ngày từ thịt, cá, trứng, tạo nguồn năng lượng cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm (thịt hộp, sữa, hàng thủy sản đông lạnh) và các ngành công nghiệp nhẹ (giày da, dệt…).
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
- Cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt, phá thế độc canh cây lúa trong sản xuất nông nghiệp để phát triển toàn diện, góp phần tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu, tích lũy vốn cho nền kinh tế.
b) Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành này
- Nguồn thức ăn dồi dào.
- Giống gia súc ngày càng được cải thiện cho năng suất cao.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ chăn nuôi ngày càng phát triển.
- Thị trường ngày càng mở rộng.
- Nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển …
c) Hiện nay, vị thế của ngành chăn nuôi còn thấp kém
Tỉ trọng của ngành chăn nuôi còn nhỏ so với ngành trồng trọt (24,4% so với 73,9% năm 2007).
Câu 29. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Chứng minh rằng ngành thủy sản của nước ta ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
2. Nhận xét và giải thích sự phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta trong những năm gần đây.
Gợi ý trả lời
1. Chứng minh
- Tỉ trọng đóng góp của ngành thủy sản trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng tăng (năm 2000 chỉ đạt 16,3%, đến năm 2007 đã tăng lên 26,4%, tăng 10,1%).
- Thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương ven biển. Tỉ trọng đóng góp của ngành thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của một số tỉnh đạt trên 50% (Cà Mau, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng). Mức đóng góp từ trên 30 - 50% gồm Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang.
- Thủy sản trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2007, xuất khẩu thủy sản đạt 3,74 tỉ USD, chiếm 7,7% tổng giá trị hàng xuất khẩu của nước ta.
- Các vai trò khác:
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, cung cấp phụ phẩm cho ngành chăn nuôi và nguồn thực phẩm giàu năng lượng, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho nhân dân.
+ Góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động nông thôn đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
+ Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thủy sản phong phú của nước ta.
2. Nhận xét và giải thích sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a) Nhận xét
* Tình hình phát triển
- Giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2007 (từ 26.620 tỉ đồng lên 89.387 tỉ đồng, tăng gấp 3,4 lần). Đây là ngành có tốc độ tăng nhanh nhất trong 3 ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh (từ 16,3% lên 26,4% trong thời gian trên).
- Sản lượng thủy sản :
Dựa vào biểu đồ sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm trong Atlat có thể nhận xét:
Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 | |||
Nghìn tấn | % | Nghìn tấn | % | Nghìn tấn | % | |
Nuôi trồng | 589,6 | 26,2 | 1487,0 | 42,8 | 2123,3 | 50,6 |
Đánh bắt | 1660,9 | 73,8 | 1987,9 | 57,2 | 2074,5 | 49,4 |
Tổng số | 2250,5 | 100,0 | 3474,9 | 100,0 | 4197,8 | 100,0 |
Tổng sản lượng thuỷ sản tăng nhanh (so với năm 2000 thì năm 2007 tăng 1947,3 nghìn tấn, gấp 1,9 lần).
Trong đó:
- Thuỷ sản đánh bắt tăng 413,6 nghìn tấn, tăng gần 1,25 lần.
- Thuỷ sản nuôi trồng tăng 1533,7 nghìn tấn, tăng 3,6 lần.
- Tốc độ tăng trưởng thủy sản nuôi trồng cao hơn thủy sản đánh bắt.
- Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, thuỷ sản đánh bắt có xu hướng giảm nhanh tỉ trọng (năm 2000 chiếm 73,8%, năm 2007 còn 49,4%). Thuỷ sản nuôi trồng có tỉ trọng tăng nhanh và đã vượt tỉ trọng thủy sản đánh bắt (từ 26,2% năm 2000 tăng lên 50,5% năm 2007).
* Phân bố:
- Thủy sản khai thác phân bố chủ yếu ở vùng duyên hải của cả nước và ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn: Kiên Giang (315.157 tấn), Bà Rịa - Vũng Tàu (220.322 tấn), Cà Mau, Bình Thuận, Bình Định...
- Thuỷ sản nuôi trồng tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều có sản lượng lớn, trong đó lớn nhất là các tỉnh: An Giang (263.914 tấn), Đồng Tháp (230.008 tấn), Cà Mau, Cần Thơ,...
Ngoài Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An) cũng có sản lượng thủy sản nuôi trồng đáng kể.
- Nhìn chung, ngành thuỷ sản phát triển mạnh và phân bố chủ yếu ở 4 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Sản lượng thủy sản của 4 vùng này chiếm tới hơn 90% sản lượng thủy sản cả nước.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta. Ở đây phát triển cả thủy sản đánh bắt và nuôi trồng. Các tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước đều tập trung trong vùng: Kiên Giang (339,9 nghìn tấn), An Giang (315,7 nghìn tấn), Cà Mau (287, 4 nghìn tấn), Đồng Tháp (246 nghìn tấn ).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có sản lượng thủy sản lớn thứ 2 ở nước ta, trong đó đặc biệt phát triển đánh bắt thuỷ sản. Hai tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất trong vùng là Bình Thuận (161,7 nghìn tấn) và Bình Định (117,7 nghìn tấn).
+ So với các vùng nói trên thì ngành thủy sản của Đồng bằng sông Hồng có sản lượng còn khiêm tốn. Sự phát triển của ngành chủ yếu tập trung ở 3 tỉnh ven biển là Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định.
+ Bắc Trung Bộ có sản lượng thủy sản đứng hàng thứ 4, tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
b) Giải thích
- Ngành thủy sản của nước ta có bước phát triển mạnh là do:
+ Thị trường ngày càng được mở rộng cả ở trong và ngoài nước (EU, Hoa Kì,...).
+ Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cả nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
+ Các nguyên nhân khác (cơ sở vật chất kÜ thuật, trang thiết bị đánh bắt, chính sách, lao động,…).
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt do:
+ Những năm gần đây nước ta đẩy mạnh việc nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu.
+ Nguồn thuỷ sản gần bờ đã suy giảm nghiêm trọng, trong khi đánh bắt thuỷ sản xa bờ chưa phát triển.
- Ngành thủy sản phát triển không đồng đều giữa các vùng do có sự phân hóa về các điều kiện phát triển.
+ Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất do hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, đặc biệt là về tự nhiên (là vùng duy nhất có 3 mặt giáp biển với trữ lượng cá biển chiếm 50% trữ lượng cả nước, có ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước,…).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư trường lớn là ngư trường cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, có nhiều bãi tôm, bãi cá nên hoạt động đánh bắt hải sản phát triển mạnh.
+ Đồng bằng sông Hồng có ngư trường Quảng Ninh - Hải Phòng thuận lợi cho đánh bắt hải sản. Diện tích mặt nước ao hồ, vùng cửa sông ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ.
+ Các vùng còn lại ít thuận lợi cho sự phát triển ngành thủy sản hơn.
Câu 30. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Nhận xét diễn biến diện tích rừng của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007.
2. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở nước ta.
Gợi ý trả lời
1. Nhận xét diễn biến diện tích rừng của nước ta
Diện tích và cơ cấu diện tích rừng của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007
Năm | Diện tích rừng tự nhiên | Diện tích rừng trồng | Tổng diện tích | |||
Nghìn ha | % | Nghìn ha | % | Nghìn ha | % | |
2000 | 9444,2 | 86,5 | 1471,4 | 13,5 | 10915,6 | 100,0 |
2005 | 9529,4 | 76,7 | 2889,1 | 23,3 | 12418,5 | 100,0 |
2007 | 10188,2 | 80,0 | 2551,4 | 20,0 | 12739,6 | 100,0 |
- Trong giai đoạn 2000 - 2007, diện tích rừng của nước ta có xu hướng tăng dần: tăng 1824 nghìn ha (tăng gần 1,2 lần).
- Cả diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên của nước ta đều tăng:
+ Diện tích rừng tự nhiên tăng 744 nghìn ha (tăng 1,1 lần).
+ Diện tích rừng trồng tăng 1080 nghìn ha (tăng 1,7 lần).
- Trong cơ cấu diện tích rừng của nước ta, tỉ trọng của rừng tự nhiên vẫn chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm: từ 86,5% năm 2000 xuống còn 80,0% năm 2007; tỉ trọng rừng trồng tăng từ 13,5% năm 2000 lên 20,0% năm 2007.
2. Tình hình phát triển và phân bố của sản xuất lâm nghiệp
a) Tình hình phát triển
Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trong
nông, lâm, ngư nghiệp năm 2000 và năm 2007
Năm | 2000 | 2007 |
Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá thực tế) | 7675,7 | 12187,9 |
Tỉ trọng trong nông, lâm, ngư nghiệp (%) | 4,7 | 3,6 |
- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng khá nhanh trong giai đoạn 2000 – 2007: tăng được 4512,2 tỉ đồng (gần 1,6 lần).
- Tỉ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nhỏ và đang có xu hướng giảm: từ 4,7% năm 2000 xuống 3,6% năm 2007.
b) Sự phân bố
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh có sự chênh lệch lớn:
+ Các tỉnh có giá trị sản xuất cao chủ yếu là các tỉnh miền núi, có diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn. Các tỉnh có giá trị cao nhất cả nước là: Nghệ An (440 tỉ đồng), Bắc Giang (390 tỉ đồng), Thanh Hóa (360 tỉ đồng), Yên Bái (350 tỉ đồng)... Đây cũng là các tỉnh có diện tích rừng nguyên liệu lớn ở nước ta.
+ Các tỉnh có giá trị sản xuất thấp chủ yếu là các tỉnh đồng bằng, có diện tích và tỉ lệ che phủ rừng thấp như các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 31. Ngành công nghiệp của nước ta tuy phát triển tương đối nhanh, nhưng lại phân bốkhông đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Chứng minh có sự phân hoá trong sản xuất công nghiệp giữa các vùng nước ta.
2. Giải thích nguyên nhân tạo ra sự phân hoá đó.
Gợi ý trả lời
1. Sự phân hoá giữa các vùng trong sản xuất công nghiệp
a) Sự phát triển và phân bố công nghiệp không đều giữa các vùng lãnh thổ
* Các vùng tập trung công nghiệp cao và phát triển nhanh ở nước ta:
- Đông Nam Bộ: là vùng có nền công nghiệp phát triển nhất trong cả nước.
Dẫn chứng:
+ Có nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước: so với cả nước, Đông Nam Bộ có 1/2 số trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng; có 3/4 trung tâm công nghiệp có quy mô lớn từ trên 40 - 120 nghìn tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước: TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta (trên 10%); có 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu trong khoảng từ 2,5 - 10% (so với 5 tỉnh của cả nước). Tính chung cả vùng, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt 53,2%.
+ Cơ cấu ngành đa dạng và hoàn chỉnh nhất cả nước, trong đó có những ngành mà các vùng khác không có như khai thác dầu khí, nhiệt điện chạy bằng tuốc bin khí, luyện kim màu…
- Đồng bằng sông Hồng (kể cả Quảng Ninh): đứng sau Đông Nam Bộ về giá trị sản xuất, nhưng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
Dẫn chứng:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước thấp hơn Đông Nam Bộ:
· Cao nhất là từ trên 2,5 đến 10%: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.
· Từ trên 1 - 2,5%: Hưng Yên, Hải Dương.
· Còn lại ở mức dưới 1%.
· Tính chung, giá trị sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận so với cả nước chiếm 24,49%.
+ Mức độ tập trung công nghiệp của vùng vào loại cao nhất cả nước:
· Hà Nội là trung tâm lớn nhất với quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng.
· Từ trên 40 - 120 nghìn tỉ đồng: Hải Phòng.
· Từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng: Bắc Ninh, Phúc Yên.
· Còn lại là các trung tâm có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng: Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình.
+ Cơ cấu ngành tương đối đa dạng với các ngành chuyên môn hóa là công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hóa chất.
- Đồng bằng sông Cửu Long: đứng thứ 3 nhưng giá trị sản xuất công nghiệp và mức độ tập trung công nghiệp thấp hơn nhiều so với Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Dẫn chứng:
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng so với toàn quốc năm 2007 là 9,13%. Trong đó:
· Có 3 tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp trong khoảng từ trên 1 đến 2,5%: Cần Thơ, Long An, Cà Mau.
· Có 5 tỉnh từ 0,5 đến 1%. Còn lại là dưới 0,5%.
+ Số lượng trung tâm công nghiệp ít, quy mô nhỏ hơn:
· Có 2 trung tâm công nghiệp quy mô từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng: Cần Thơ và Cà Mau.
· 4 trung tâm công nghiệp có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Giá, Sóc Trăng.
· Còn lại là các điểm công nghiệp.
+ Trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm ưu thế.
* Các vùng công nghiệp kém phát triển
- Tây Nguyên: là vùng có nền công nghiệp kém phát triển nhất.
Dẫn chứng:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước rất thấp (tất cả đều dưới 0,5%). Tỉ trọng của cả vùng mới chỉ đạt 0,74%.
+ Trong vùng mới chỉ có một số điểm công nghiệp như Kon Tum, Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc…. không có trung tâm công nghiệp.
+ Cơ cấu ngành công nghiệp đơn giản chủ yếu là công nghiệp chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp (cây công nghiệp dài ngày) và công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: ngoài một số trung tâm công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả) trong vùng chủ yếu là các điểm công nghiệp với cơ cấu ngành đơn giản như Sinh Quyền, Cam Đường, Quỳnh Nhai, Sơn La,...
- Duyên hải miền Trung mặc dù có mức độ tập trung công nghiệp cao hơn 2 vùng trên nhưng tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng so với cả nước rất thấp.
Dẫn chứng
+ Trong vùng có 2 trung tâm công nghiệp quy mô 9 - 40 nghìn tỉ đồng: Đà Nẵng và Nha Trang.
· Dưới 9 nghìn tỉ đồng có 6 trung tâm: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết.
· Còn lại là các điểm công nghiệp có quy mô nhỏ như Tĩnh Gia, Quỳ Châu, Đồng Hới, Tuy Hòa, Phan Rang - Tháp Chàm...
+ Hầu hết các tỉnh đều có giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước ở mức dưới 1%.
· Chỉ có duy nhất tỉnh Khánh Hòa có tỉ trọng trong khoảng từ trên 1 - 2,5%.
· 4 tỉnh từ trên 0,5 - 1%: Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định.
· Còn lại đều dưới 0,5%.
b) Sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ là rất lớn
- Giữa vùng phát triển nhất so với vùng chậm phát triển nhất chênh lệch quá xa về giá trị sản xuất công nghiệp (so với Đông Nam Bộ thì Tây Nguyên kém tới 71,5 lần).
- Ngay giữa các vùng được coi là phát triển cũng có sự chênh lệch (so với Đông Nam Bộ thì Đồng bằng sông Hồng thua kém 2,17 lần, Đồng bằng sông Cửu Long tới 5,8 lần, năm 2007).
2. Nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch giữa các vùng
- Sự phân bố công nghiệp chịu tác động của hàng loạt nhân tố:
+ Vị trí địa lí.
+ Nhân tố tự nhiên bao gồm: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.
+ Nhân tố kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định, bao gồm: dân cư - nguồn lao động (đặc biệt là lao động có kĩ thuật); cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật; thị trường (đầu tư, cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm); đường lối chính sách phát triển công nghiệp.
- Sự phân bố không đồng đều giữa các nhân tố nói trên đã tạo nên sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. Mỗi vùng có trình độ phát triển công nghiệp khác nhau, cơ cấu ngành khác nhau với các trung tâm công nghiệp có quy mô khác nhau.
Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 và các trang liên quan, hãy:
1. So sánh hoạt động công nghiệp của Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
2. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
Gợi ý trả lời
1. So sánh
a) Giống nhau
- Đều có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước.
- Có mức độ tập trung các trung tâm công nghiệp cao nhất nước ta.
- Có nhiều trung tâm công nghiệp với quy mô lớn nhất.
- Có cơ cấu ngành đa dạng, trong đó có những ngành trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Phân bố tương đối tập trung.
b) Khác nhau
* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận so với Đông Nam Bộ
- Mật độ các trung tâm công nghiệp dày đặc hơn, nhưng quy mô lại nhỏ hơn.
+ Số lượng: có 11 trung tâm công nghiệp
+ Quy mô:
· Có 1 trung tâm có quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng): Hà Nội.
· Có 1 trung tâm có quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng): Hải Phòng.
· Có 3 trung tâm có quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng): Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long.
· Còn lại 6 trung tâm có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng): Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Việt Trì, Cẩm Phả, Thái Nguyên.
- Cơ cấu ngành và hướng chuyên môn hoá:
+ Có nhiều ngành công nghiệp truyền thống: cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Hướng chuyên môn hóa: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với các ngành chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch.
· Hướng đông: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng).
· Hướng bắc: Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen, luyện kim màu).
· Hướng tây bắc: Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì (hoá chất, giấy, xenlulô).
· Hướng tây nam: Hà Nội - Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện).
· Hướng nam, đông nam: Hà Nội - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng).
- Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước là thấp hơn:
+ Không có tỉnh nào đạt mức trên 10%.
+ Mức trên 2,5 - 10%: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng.
+ Từ trên 1 - 2,5%: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây (cũ).
+ Trên 0,5 - 1%: Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ.
+ Từ 0,1 - 0,5%: Ninh Bình, Hà Nam.
- Phân bố các trung tâm công nghiệp: theo dải (chủ yếu dọc theo quốc lộ 5 và 18).
* Đông Nam Bộ so với Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Mật độ các trung tâm công nghiệp thấp hơn, nhưng quy mô lại lớn hơn.
+ Số lượng: 4 trung tâm công nghiệp. Hình thành tứ giác công nghiệp: TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu - Thủ Dầu Một.
+ Quy mô: 1 trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng (TP. Hồ Chí Minh); 3 trung tâm công nghiệp có quy mô lớn từ trên 40 - 120 nghìn tỉ đồng (Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một).
- Cơ cấu ngành và hướng chuyên môn hóa đa dạng, hoàn chỉnh hơn : ngoài các ngành giống Đồng bằng sông Hồng còn có một số ngành công nghiệp hiện đại như khai thác dầu khí, sản xuất điện, đạm từ khí ở Phú Mĩ (Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước cao hơn:
+ Trên 10%: TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
+ Từ trên 2,5 - 10%: Bình Dương; Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Trên 1 - 2,5%: Tây Ninh.
+ Từ 0,1 - 0,5%: Bình Phước.
- Phân bố các trung tâm công nghiệp theo tứ giác (TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một).
2. Giải thích
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước vì hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và phân bố công nghiệp:
- Vị trí địa lí: cả 2 vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm (Đồng bằng sông Hồng thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Đông Nam Bộ thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), tiếp giáp với các vùng nguyên liệu lớn.
+ Đồng bằng sông Hồng giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ là những vùng giàu tài nguyên khoáng sản, năng lượng, lâm sản.
+ Đông Nam Bộ liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta; giáp Tây Nguyên vùng nguyên liệu gỗ, lâm sản khác, vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn thứ 2 của cả nước và giàu tiềm năng thủy điện; giáp Duyên hải Nam Trung Bộ vùng có tiềm năng thuỷ sản lớn.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ khá phong phú
+ Đồng bằng sông Hồng: nằm trong vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm lớn thứ hai của cả nước, có nguồn nguyên liệu dồi dào từ các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Đông Nam Bộ: dầu khí, cây công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt huyết mạch.
- Tập trung lực lượng lao động có trình độ cao.
- Thu hút nguồn vồn đầu tư lớn, đặc biệt là vốn FDI.
Câu 33.
Dựa vào bảng số liệu sau đây:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế)
phân theo vùng lãnh thổ
(Đơn vị: %)
Năm | 1977 | 1997 | 2007 |
Cả nước | 100,0 | 100,00 | 100,00 |
Đồng bằng sông Hồng | 36,3 | 18,0 | 21,9 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 15,0 | 7,5 | 5,2 |
Bắc Trung Bộ | 6,7 | 3,0 | 2,1 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 6,0 | 5,2 | 4,4 |
Tây Nguyên | 1,1 | 1,2 | 0,7 |
Đông Nam Bộ | 29,6 | 50,6 | 53,2 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 5,3 | 10,5 | 9,2 |
Không xác định | - | 4,0 | 3,3 |
Hãy nhận xét và giải thích về sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta trong giai đoạn 1977 - 2007.
Gợi ý trả lời
1. Nhận xét
- Giá trị sản xuất công nghiệp có sự phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ. Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong tất cả các thời điểm, tỉ trọng của cả 3 vùng đều đạt trên 70%. Trong vòng 30 năm (1997 đến 2007), tỉ trọng này liên tục tăng: từ 71,2% năm 1977 lên 79,1% năm 1977 và đạt 84,3% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước năm 2007. Các vùng còn lại có tỉ trọng không đáng kể.
- Tỉ trọng của từng vùng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là những vùng có tỉ trọng lớn.
+ Đồng bằng sông Hồng năm 1977 là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước (chiếm 36,3%). Từ năm 1977 đến 1997, tỉ trọng công nghiệp của vùng giảm mạnh xuống còn 18% (giảm xuống vị trí thứ 2). Từ 1997 đến 2007 tỉ trọng tăng khá (tăng 3,9%), nhưng vẫn sau Đông Nam Bộ.
+ Đông Nam Bộ có tỉ trọng tăng liên tục từ 29,6% (năm 1977) lên 50,6% (năm 1997) và 53,2% (năm 2007), từ vị trí số 2 lên vị trí số 1 trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
+ Đồng bằng sông Cửu Long trước đây công nghiệp chưa phát triển (chiếm 5,3% năm 1977) đến năm 1997 tăng lên 10,5% do sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Từ năm 1997 đênaw năm 2007 tỉ trọng của vùng giảm nhẹ do ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm - thế mạnh của vùng có tốc độ phát triển chậm hơn so với các ngành công nghiệp trọng điểm khác.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ trọng giảm nhanh và liên tục (giảm 9,8%), từ vị trí số 3 xuống vị trí số 4.
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đều có tỉ trọng giảm (giảm 6,5%).
+ Tây Nguyên có tỉ trọng không đáng kể.
- Nhìn chung, sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta có thể chia thành 2 giai đoạn:
+ Từ năm 1977 đến 1997, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng phía Bắc có xu hướng giảm mạnh từ 58% xuống còn 28,5%, trong khi đó tỉ trọng của các vùng phía Nam tăng nhanh từ 42% lên 71,5%.
+ Từ năm 1997 đến năm 2007, tỉ trọng của các vùng phía Bắc tuy còn thấp nhưng đã tăng lên (từ 28,5% lên 29,2%). Các vùng phía Nam giảm nhẹ từ 71,5% xuống còn 70,8%.
2. Giải thích
- Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết qủa tác động của hàng loạt nhân tố. Những khu vực có tỉ trọng cao thường gắn với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi. Ngược lại, những khu vực còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thong vận tải.
- Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ phụ thuộc vào chính sách công nghiệp hóa và việc khai thác các lợi thế của từng vùng.
+ Thập niên 70: là thời kì chú trọng phát triển công nghiệp nặng. Sang thập niên 80, đầu 90 là thời kì phát triển công nghiệp nhóm B để phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn nên Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phát huy lợi thế. Trong khi đó, Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc bộ công nghiệp nặng sa sút, sự thích nghi với cơ chế thị trường hạn chế.
+ Những năm gần đây nước ta ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, đồng thời phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm nên Đồng bằng sông Hồng (thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc) và Đông Nam Bộ (thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) tăng tỉ trọng.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế và theo nhóm ngành của nước ta.
Gợi ý trả lời
1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:
+ Khu vực Nhà nước giảm rất nhanh, từ 34,2% (năm 2000) xuống còn 20,0% (năm 2007).
+ Khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh nhất, từ 24,5% (năm 2000) lên 35,4% (năm 2007).
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ 41,3% (năm 2000) lên 44,6% (năm 2007).
- Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta là kết quả tác động của chính sách mở cửa, khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước.
2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành của nước ta có sự thay đổi rõ rệt:
+ Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác giảm nhanh, từ 15,7% (năm 2000) xuống còn 9,6% (năm 2007).
+ Nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng nhanh, từ 78,7% (năm 2000) lên 85,4% (năm 2007).
+ Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 5,6% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2007).
- Sự thay đổi cơ cấu của ngành công nghiệp là kết quả tác động của nhiều nhân tố:
+ Đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
+ Chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều tiết sản xuất. Những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó sẽ làm thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm.
+ Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội.
+ Sự thay đổi đó còn theo xu hướng chung của thế giới.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và giải thích về trung tâm công nghiệp Cần Thơ.
Gợi ý trả lời
1. Trình bày
- Cần Thơ là trung tâm công nghiệp thuộc vào loại lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
- Cơ cấu đa dạng nhất trong các trung tâm công nghiệp thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, gồm: luyện kim đen, cơ khí, nhiệt điện, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt, may… Trong số này, đáng chú ý là một số ngành công nghiệp sau đây:
+ Công nghiệp điện lực: nhà máy nhiệt điện Trà Nóc công suất dưới 1000MW.
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm với quy mô lớn, cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp chế biến lương thực, chế biến thủy hải sản, chế biến các sản phẩm chăn nuôi, công nghiệp đường, sữa, bánh kẹo, công nghiệp rượu, bia, nước giải khát.
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô vừa với 3 ngành sản xuất chính: dệt, may; da giày; giấy in, văn phòng phẩm.
2. Giải thích
Cần Thơ là trung tâm công nghiệp quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long do có những điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, gần Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Nằm trên dòng sông Hậu, có cảng sông Cần Thơ.
- Cơ sở nguyên liệu phong phú đặc biệt các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm do nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm số 1 của nước ta .
+ Cần Thơ là tỉnh trọng điểm lúa của nước ta. Năm 2007, diện tích lúa đạt 209,7 nghìn ha, sản lượng 1131, 6 nghìn tấn.
+ Sản lượng thủy sản năm 2007 đạt 157 nghìn tấn.
- Cơ sở hạ tầng phát triển nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Là đầu mối giao thông quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều loại hình giao thông: đường bộ (quốc lộ 1 chạy qua), đường hàng không (sân bay nội địa Cần Thơ), đường thủy (cảng sông Cần Thơ).
+ Cơ sở năng lượng được đảm bảo từ nhà máy nhiệt điện Trà Nóc và nguồn năng lượng bổ sung từ Đông Nam Bộ .
- Cần Thơ là thành phố đông dân nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô dân số khoảng từ 500 nghìn đến 1 triệu người, mật độ dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tại chỗ rộng lớn. Người lao động sớm tiếp xúc với cơ chế thị trường nên năng động, nhạy bén.
- Chính sách của Nhà nước đối với thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các điều kiện khác (trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật của Đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung các trường đại học, trung tâm nghiên cứu của các tỉnh miền Tây,…).
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Gợi ý trả lời
1. Giống nhau
- Đều là các trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (trên 120 nghìn tỉ đồng).
- Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp:
+ Đều có vị trí thuận lợi như nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, gần các vùng nguyên liệu lớn, nằm trong vùng kinh tế năng động, là đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước.
+ Nguồn lao động dồi dào, tập trung nguồn lao động có trình độ, với cơ sở hạ tầng tốt, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị,…
+ Có thị trường tiêu thụ lớn.
+ Cơ sở nguyên liệu phong phú.
- Cơ cấu ngành của cả 2 trung tâm đều tương đối đa dạng.
2. Khác nhau
- Vai trò và quy mô:
+ Hà Nội là thủ đô của cả nước, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp nhỏ hơn (từ 2,5 đến 10% của cả nước).
+ TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 10% so với cả nước.
- Điều kiện phát triển:
+ TP. Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với Hà Nội.
· Có quy mô dân số lớn, số lao động cao, tập trung nhiều lao động có trình độ, năng động hơn trong cơ chế thị trường.
· Có cửa ngõ thông ra biển: cảng biển Sài Gòn là cảng biển lớn nhất nước ta.
· Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn,…
+ Hà Nội so với TP. Hồ Chí Minh.
· Nằm trong vùng trọng điểm lương thực lớn thứ 2 của cả nước.
· Gần các nguồn nguyên liệu, khoáng sản,…
- Cơ cấu ngành và hướng chuyên môn hóa:
+ Hà Nội: ít hơn (9 ngành), có một số ngành lâu đời mang tính truyền thống: cơ khí, dệt may, luyện kim đen, thực phẩm. Các ngành chuyên môn hoá: cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến thực phẩm.
+ TP. Hồ Chí Minh: nhiều hơn (12 ngành), trong đó có nhiều ngành công nghệ cao. So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có thêm ngành đóng tàu, luyện kim màu và nhiệt điện. Số lượng các ngành chuyên môn hoá nhiều hơn (nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, điện tử, sản xuất ôtô, hoá chất, chế biến thực phẩm, dệt - may, sản xuất giấy, xenlulô).
Câu 37. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp năng lượng nước ta.
2. Giải thích tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp năng lượng luôn phải “đi trước một bước”.
Gîi ý tr¶ lêi
1. T×nh h×nh ph¸t triÓn vµ ph©n bè cña ngµnh c«ng nghiÖp n¨ng lîng níc ta
a) T×nh h×nh ph¸t triÓn
- T×nh h×nh chung:
+ C«ng nghiÖp n¨ng lîng lµ ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm chiÕm tØ träng lín trong c¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña toµn ngµnh c«ng nghiÖp (n¨m 2007 chiÕm 11,1%).
+ Gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña ngµnh c«ng nghiÖp n¨ng lîng tuy t¨ng liªn tôc, nhng do tèc ®é t¨ng chËm h¬n so víi c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm kh¸c nªn tØ träng cña ngµnh cã xu híng gi¶m nhanh tõ 18,6% (n¨m 2000) xuèng cßn 11,1% (n¨m 2007) gi¶m 7,5%.
+ VÒ c¬ cÊu ngµnh, c«ng nghiÖp n¨ng lîng gåm 2 nhãm ngµnh: c«ng nghiÖp khai th¸c nguyªn, nhiªn liÖu (than, dÇu khÝ) vµ c«ng nghiÖp ®iÖn lùc.
- T×nh h×nh ph¸t triÓn cña tõng ngµnh cô thÓ:
S¶n lîng dÇu th«, than s¹ch vµ ®iÖn cña níc ta, giai ®o¹n 2000 - 2007
N¨m | 2000 | 2005 | 2007 |
DÇu th« (triÖu tÊn) | 16,3 | 18,5 | 15,9 |
Than s¹ch (triÖu tÊn) | 11,6 | 34,1 | 42,5 |
S¶n lîng ®iÖn (tØ kWh) | 26,7 | 52,1 | 64,1 |
S¶n lîng c¸c s¶n phÈm cña ngµnh c«ng nghiÖp n¨ng lîng cã xu híng t¨ng (trõ ngµnh dÇu khÝ).
+ DÇu th« cã xu híng gi¶m nhÑ tõ 16,3 triÖu tÊn n¨m 2000 xuèng cßn 15,9 triÖu tÊn n¨m 2007, do sù biÕn ®éng cña thÞ trêng vµ c¸c nguyªn nh©n kh¸c.
+ Than s¹ch t¨ng tõ 11,6 triÖu tÊn n¨m 2000 lªn 42,5 triÖu tÊn n¨m 2007 (gÊp 3,7 lÇn) do c«ng nghÖ khai th¸c than ngµy cµng hiÖn ®¹i vµ do nhu cÇu vÒ than ngµy cµng nhiÒu cña thÞ trêng.
+ §iÖn t¨ng tõ 26,7 tØ kWh n¨m 2000 lªn 64,1 tØ kWh n¨m 2007 (gÊp 2,4 lÇn), do nhiÒu nhµ m¸y ®iÖn ®· ®îc x©y dùng vµ ®i vµo ho¹t ®éng ®Ó ®¸p øng nhu cÇu ngµy cµng t¨ng cña s¶n xuÊt vµ ®êi sèng.
b) T×nh h×nh ph©n bè
- Khai th¸c than: chñ yÕu ë Qu¶ng Ninh (s¶n lîng trªn 10 triÖu tÊn/n¨m). Ngoµi ra cßn mét sè má nhá cã quy m« ®Þa ph¬ng nh Quúnh Nhai (§iÖn Biªn), Phó L¬ng (Th¸i Nguyªn) s¶n lîng díi 1 triÖu tÊn/n¨m.
- C«ng nghiÖp khai th¸c dÇu khÝ míi chØ tËp trung ë thÒm lôc ®Þa phÝa Nam.
+ Khai th¸c dÇu má: má Hång Ngäc, R¹ng §«ng, B¹ch Hæ, Rång, §¹i Hïng, C¸i Níc.
+ Khai th¸c khÝ ®èt: má Lan §á, Lan T©y. Ngoµi ra cßn ®îc khai th¸c ë TiÒn H¶i (Th¸i B×nh) song quy m« nhá.
- C«ng nghiÖp ®iÖn n¨ng: ph©n bè réng r·i. C¸c nhµ m¸y ®iÖn vµ m¹ng líi truyÒn t¶i ®iÖn lan táa kh¾p l·nh thæ níc ta.
+ C¸c nhµ m¸y thñy ®iÖn thêng ph©n bè ë ®Çu nguån c¸c con s«ng, n¬i cã tr÷ n¨ng thñy ®iÖn lín.
DÉn chøng
· C¸c nhµ m¸y thñy ®iÖn ®· x©y dùng: Hoµ B×nh (1.920 MW trªn s«ng §µ); Th¸c Bµ (110 MW trªn s«ng Ch¶y); Tuyªn Quang (342 MW trªn s«ng G©m), §a Nhim (160 MW trªn s«ng §a Nhim), TrÞ An (400 MW trªn s«ng §ång Nai); Th¸c M¬ (150 MW trªn s«ng BÐ); Yaly (720 MW trªn s«ng Xª Xan), Hµm ThuËn - §a Mi (trªn s«ng La Ngµ)…
· C¸c nhµ m¸y ®ang x©y dùng: S¬n La (2400 MW trªn s«ng §µ), B¶n VÏ (s«ng C¶), Xªxan 4 (s«ng Xª Xan), Xrªp«c (s«ng Xrª P«c), §ång Nai 3, §ång Nai 4 (trªn s«ng §ång Nai)…
+ C¸c nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn thêng ph©n bè ë gÇn nguån nhiªn liÖu (than, khÝ) hoÆc gÇn n¬i tiªu thô.
DÉn chøng
· PhÝa B¾c cã Ph¶ L¹i (ch¹y b»ng than, c«ng suÊt 440 MW), U«ng BÝ (than, 150 MW), Ninh B×nh (than, 100 MW).
· PhÝa Nam cã Thñ §øc (dÇu, 165 MW), Trµ Nãc (dÇu, 35 MW), Phó MÜ 1, 2, 3, 4 (khÝ, 4.164 MW), Bµ RÞa (khÝ, 411 MW), Cµ Mau 1 vµ 2 (khÝ, 1500 MW)…
+ Trªn c¶ níc ®· h×nh thµnh hÖ thèng ®êng d©y t¶i ®iÖn vµ c¸c tr¹m biÕn ¸p ph©n bè réng kh¾p ®Ó vËn chuyÓn ®iÖn tõ nhµ m¸y ®iÖn tíi n¬i tiªu thô, trong ®ã quan träng nhÊt lµ ®êng d©y 500 kV nèi Hßa B×nh víi Phó L©m.
2. Trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp năng lượng luôn phải “đi trước một bước” vì:
- Công nghiệp năng lượng là cơ sở động lực cho các ngành kinh tế và được coi như cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu hạ tầng sản xuất.
- Thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, kể cả công nghiệp.
- Công nghiệp năng lượng thu hút hàng loạt ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hóa chất, dệt… nên có khả năng tạo vùng rất lớn.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao trình độ phát triển của xã hội và là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia.
Câu 38. Điện lực là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Phân tích những thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện lực ở nước ta.
2. Nêu quy luật phân bố công nghiệp điện lực và chứng minh quy luật đó ở Việt Nam.
Gợi ý trả lời
1. ThÕ m¹nh ®Ó ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ®iÖn lùc
a) ThÕ m¹nh tù nhiªn
- ViÖc s¶n xuÊt ®iÖn cña níc ta hiÖn nay dùa chñ yÕu trªn c¬ së c¸c tµi nguyªn thiªn nhiªn (nh than, dÇu khÝ vµ nguån thuû n¨ng):
+ Than antraxit vµ b¸n antraxit cã tr÷ lîng kho¶ng 6,6 tØ tÊn, trong ®ã bÓ than Qu¶ng Ninh cã tr÷ lîng trªn 6,5 tØ tÊn (chiÕm 94,1%). Than antraxit lµ than cho nhiÖt lîng kho¶ng 7000 - 7500 calo/kg, Ýt tro, ®èt kh«ng cã khãi, Ýt sunfua, dïng nhiÒu trong nhiÖt ®iÖn.
+ TiÒm n¨ng dÇu khÝ cña níc ta chñ yÕu tËp trung ë c¸c bÓ trÇm tÝch chøa dÇu khÝ ngoµi thÒm lôc ®Þa (bÓ trÇm tÝch s«ng Hång, c¸c bÓ trÇm tÝch Trung Bé, bÓ trÇm tÝch Cöu Long, bÓ trÇm tÝch Nam C«n S¬n, bÓ trÇm tÝch Thæ Chu - M· Lai), tr÷ lîng kho¶ng vµi tØ tÊn dÇu má vµ hµng tr¨m tØ m3 khÝ ®ång hµnh.
+ TiÒm n¨ng thñy ®iÖn cña níc ta rÊt lín, c«ng suÊt cã thÓ ®¹t kho¶ng 30.000 MW víi s¶n lîng 260 - 270 tØ kWh. TiÒm n¨ng nµy tËp trung chñ yÕu ë hÖ thèng s«ng Hång (37%) vµ hÖ thèng s«ng §ång Nai (19%).
- C¸c nguån n¨ng lîng kh¸c (søc giã, søc níc, n¨ng lîng mÆt trêi) ë níc ta rÊt dåi dµo cho phÐp ®a d¹ng ho¸ ngµnh ®iÖn lùc.
b) ThÕ m¹nh vÒ kinh tÕ - x· héi
- Sù ph¸t triÓn cña c«ng nghiÖp khai th¸c nhiªn liÖu, n¨ng lîng.
+ Than được khai thác từ thời Pháp thuộc. Sản lượng khai thác gần đây tăng khá nhanh từ 11,6 triệu tấn (2000) lên 42,5 triệu tấn (2007). Một phần sản lượng khai thác được sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc.
+ Khai th¸c dÇu, khÝ lµ ngµnh c«ng nghiÖp non trÎ, nhng ph¸t triÓn víi tèc ®é cao. Dầu thô mới được khai thác năm 1986 (40 nghìn tấn) đến năm 2007 đạt 15,9 triệu tấn. Tuy nhiên, toàn bộ dầu thô khai thác được đều dành cho xuất khẩu. Hiện nay mới chỉ sử dụng khí để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện tuabin khí ở phía Nam (Bà Rịa, Phú Mĩ, Cà Mau).
- Nhu cầu điện năng của nước ta ngày càng lớn (cho sản xuất và sinh hoạt).
- Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển ngành điện.
- Nguồn vốn đầu tư cho ngành điện ngày càng lớn.
- Ngành điện đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho phát điện, truyền tải điện và phân phối điện đến khắp mọi miền đất nước.
- Các nhân tố khác: tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ, nguồn nhân lực, xu thế hội nhập và các nguồn lực bên ngoài,…
2. Quy luật phân bố công nghiệp điện lực
a) Quy luËt ph©n bè
- C¸c nhµ m¸y ®iÖn cã ®Þnh híng tµi nguyªn râ rÖt nªn thêng ph©n bè ë gÇn nguån nhiªn liÖu, thuû n¨ng (c¸c nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn ph©n bè gÇn nguån nhiªn liÖu than, dÇu khÝ cßn c¸c nhµ m¸y thuû ®iÖn ph©n bè t¹i n¬i cã tr÷ n¨ng thuû ®iÖn lín).
- C¸c nhµ m¸y ®iÖn cßn híng vÒ vïng tiªu thô, n¬i kinh tÕ ph¸t triÓn, tËp trung ®«ng d©n c trong khi nguån nguyªn liÖu h¹n chÕ.
- Do ®iÖn s¶n xuÊt ra ®Õn ®©u ph¶i tiªu thô ngay ®Õn ®ã nªn ph¶i cã m¹ng líi chuyÓn t¶i ®iÖn thèng nhÊt gi÷a c¸c nhµ m¸y víi n¬i tiªu thô.
b) Chøng minh
- C¸c nhµ m¸y ®iÖn ph©n bè ë gÇn vïng nhiªn liÖu (than, khÝ) vµ thuû n¨ng:
+ Dùa vµo nguån nhiªn liÖu than vµ khÝ:
· C¸c nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn phÝa B¾c ph©n bè chñ yÕu ë vïng §«ng B¾c, gÇn bÓ than Qu¶ng Ninh nh U«ng BÝ, Ph¶ L¹i hoÆc Na D¬ng.
· C¸c nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn phÝa Nam sö dông nguån khÝ thiªn nhiªn ®îc ®a tõ thÒm lôc ®Þa vµo bê.
DÉn chøng: Nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn Phó MÜ, Bµ RÞa sö dông khÝ tõ má khÝ Lan §á, Lan T©y vµ khÝ ®ång hµnh tõ má dÇu B¹ch Hæ, má Rång. Nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn Cµ Mau sö dông khÝ ®ång hµnh tõ má C¸i Níc (Bunga Kªkoa ).
+ C¸c nhµ m¸y gÇn nguån thuû n¨ng dåi dµo:
DÉn chøng: Hµng lo¹t nhµ m¸y thñy ®iÖn ®· ®îc x©y dùng trªn c¸c con s«ng cã tr÷ n¨ng lín ë níc ta:
Tªn nhµ m¸y thñy ®iÖn | §Þa ®iÓm | Tªn nhµ m¸y thuû ®iÖn | §Þa ®iÓm |
NËm Mu | S«ng L« | VÜnh S¬n | S«ng C«n |
Tuyªn Quang | S«ng G©m | S«ng Hinh | S«ng Hinh |
Th¸c Bµ | S«ng Ch¶y | §r©y Hlinh | S«ng §¾k Kr«ng |
Hßa B×nh | S«ng §µ | CÇn §¬n | S«ng BÐ |
A V¬ng | S«ng Thu Bån | Th¸c M¬ | S«ng BÐ |
Yaly | S«ng Xª Xan | §a Nhim | S«ng §a Nhim |
Xª Xan | S«ng Xª Xan | Hµm ThuËn - §a Mi | S«ng La Ngµ |
Xª Xan 3A | S«ng Xª Xan | TrÞ An | S«ng §ång Nai |
- GÇn n¬i tiªu thô: ë §ång b»ng s«ng Hång cã nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn Ninh B×nh, ë Nam Bé cã nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn ch¹y b»ng dÇu FO nhËp lµ Thñ §øc, Trµ Nãc. Tuy nhiªn c«ng suÊt cña c¸c nhµ m¸y nµy thêng nhá (díi 1000 MW).
- ë níc ta ®· cã hÖ thèng ®êng d©y t¶i ®iÖn ®Ó ®¶m b¶o viÖc tiªu thô tõ n¬i s¶n xuÊt vµ ph©n bè ®iÖn tíi c¶ níc.
DÉn chøng:
+ HÖ thèng ®êng d©y t¶i ®iÖn: ®êng d©y 500kV dµi nhÊt ch¹y tõ Hßa B×nh ®Õn Phó L©m (TP. Hå ChÝ Minh). Ngoµi ra cßn cã mét sè tuyÕn kh¸c.
+ §êng d©y 220kV nèi nhiÒu nhµ m¸y ®iÖn víi nhau: ë phÝa B¾c nèi c¸c nhµ m¸y nh U«ng BÝ, Ph¶ L¹i, Hßa B×nh, Ninh B×nh. PhÝa Nam nèi c¸c nhµ m¸y: §a Nhim. Hµm ThuËn - §a Mi, TrÞ An, Thñ §øc, Phó MÜ, Bµ RÞa, Trµ Nãc...
+ C¸c tr¹m biÕn ¸p: Tr¹m lín 550 kV ®Æt ë Hßa B×nh, Hµ TÜnh, §µ N½ng trªn ®êng d©y 500kV B¾c - Nam. C¸c tr¹m nhá 220kV ®Æt ë nhiÒu n¬i nh ViÖt Tr×, Thanh Hãa, HuÕ, Nha Trang… trªn ®êng d©y 220kV.
Câu 39. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy viết báo cáo ngắn về ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta.
Gợi ý trả lời
Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành công nghiệp non trẻ ở nước ta, nhưng đã có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, trở thành ngành công nghiệp trọng điểm.
1. Vai trò của công nghiệp khai thác dầu khí
- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp khác.
+ Cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp lọc hóa dầu và công nghiệp sản xuất phân đạm từ khí.
- Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
2. Điều kiện phát triển
a) Tiềm năng dầu khí
Với thềm lục địa rộng, nằm trong khu vực Biển Đông, Việt Nam là quốc gia có triển vọng lớn về dầu khí. Vùng có triển vọng dầu khí của nước ta vào khoảng 50 vạn km2 trong tổng số 1 triệu km2 vùng biển.
Tài nguyên dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
- Bể trầm tích sông Hồng có diện tích 16 vạn km2 đang trong giai đoạn thăm dò, tìm kiếm; đã phát hiện và đang khai thác mỏ quy mô nhỏ ở Tiền Hải (Thái Bình).
- Các bể trầm tích Trung Bộ nằm ở phía đông Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa với diện tích nhỏ tiềm năng hạn chế.
- Bể trầm tích Cửu Long với diện tích 6 vạn km2 có trữ lượng khá lớn với một số mỏ đã và đang được khai thác (Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc).
- Bể trầm tích Nam Côn Sơn có diện tích trên 10 vạn km2, nằm ở phía đông nam Côn Đảo. Trữ lượng của bể này lớn với