HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 9. KHÍ ÁP VÀ GIÓ - Chân trời sáng tạo

BÀI 9. KHÍ ÁP VÀ GIÓ - Chân trời sáng tạo

BÀI 9. KHÍ ÁP VÀ GIÓ


I. KHÍ ÁP

1. Sự hình thành các đai khí áp

- Trên bề mặt Trái Đất, luôn tồn tại các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ, đối xứng với nhau qua áp thấp xích đạo, tạo thành các khu vực riêng biệt từ xích đạo về hai cực.

- Nguyên nhân: do nhiệt lực và động lực.

+ Nguyên nhân nhiệt lực: Xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, quá trình bốc hơi mạnh, áp suất không khí giảm, hình thành đai áp thấp.Vùng cực bắc và cực nam luôn có nhiệt độ rất thấp, áp suất không khí cao, hình thành nên các đai áp cao.

+ Nguyên nhân động lực: đai áp cao cận chí tuyến hình thành do không khí thăng lên ở xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng. Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

2. Nguyên nhân thay đổi khí áp

- Khí áp thay đổi theo độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén không khí càng nhỏ, khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén không khí nhỏ nên hình thành nên áp thấp và ngược lại, khí áp tăng khi nhiệt độ giảm do không khí co lại, hình thành nên áp cao.

- Khí áp thay đổi theo thành phần không khí: Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều sẽ làm khí áp giảm và ngược lại

II. GIÓ

Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao đến nơi áp thấp. Gió được đặc trưng bởi tốc độ gió và hướng gió.

1. Các gió chính trên Trái Đất

a. Gió Đông cực

- Gió Đông cực là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới. 

- Hướng gió: Do ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít, gió này thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam.

- Tính chất: lạnh, khô, gây ra những đợt sóng lạnh ở vùng ôn đới vào mùa đông.

b. Gió Tây ôn đới

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

- Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

- Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

c. Gió Mậu dịch (Tín phong)

- Thổi đều đặn quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.

- Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

- Tính chất: khô.

d. Gió mùa

- Là loại gió thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Hướng gió thổi ở hai mùa trong năm ngược chiều nhau.

- Nguyên nhân hình thành: do sự hấp thụ và tỏa nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

- Phân bố: phổ biến ở khu vực nhiệt đới và ôn đới.

- Tính chất: gió mùa mùa hạ nóng ẩm, gây mưa lớn; gió mùa mùa đông thường lạnh khô.

2. Các loại gió địa phương

a. Gió biển và gió đất

- Gió biển, gió đất hoạt động ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo chu kì ngày - đêm.

- Nguyên nhân: do sự hấp thụ và phản xạ nhiệt độ khác nhau của đất liền và đại dương, từ đó hình thành các vùng khí áp thay đổi theo ngày - đêm.

b. Gió phơn

- Gió phơn là hiện tượng gió nóng khô, thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao, bị chặn lại ở sườn núi đón gió. Khi chuyển động lên cao, nhiệt độ giảm, hơi nước ngưng tụ, gây mưa. Khi gió vượt qua dãy núi, hơi nước giảm nhiều, khi không khí chuyển động xuống dưới, nhiệt độ tăng dần, khiến gió trở nên khô và nóng.

- Thời gian hoạt động từ vài giờ đến vài ngày.

c. Gió thung lũng, gió núi

- Ở vùng đồi núi, ban ngày, gió thổi từ thung lũng, theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.

- Nguyên nhân: do sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.

- Tính chất: gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát hơn.


.........idialy.com.......

Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 42 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất.

- Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.



Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin trong mục 1 (Sự hình thành các đai khí áp).

Giải chi tiết:

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):

Nguyên nhân nhiệt lực:

+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.

Nguyên nhân động lực:

+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

Trả lời câu hỏi 2 mục I trang 43 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.

- Lấy ví dụ về sự thay đổi khí áp do các nguyên nhân kể trên.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (Nguyên nhân thay đổi khí áp).

Giải chi tiết:

Những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp:

- Độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ.

- Nhiệt độ: khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi (nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén ép của không khí giảm => khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, sức nén của không khí tăng => khí áp tăng).

- Thành phần không khí: tỉ trọng không khí có hơi nước nhẹ hơn không khí khô => không khí chứa nhiều hơi nước có khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm khí áp giảm.


Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 43 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất.

- Trình bày đặc điểm các loại gió này.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin mục 1 (Các loại gió chính trên Trái Đất).

Giải chi tiết:

- Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất: gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch và gió mùa.

- Đặc điểm:

Gió Đông cực

+ Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu nam.

+ Tính chất: lạnh và khô.

Gió Tây ôn đới

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

Gió Mậu dịch (Tín phong)

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về ấp thấp xích đạo.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: khô.

Gió mùa:

+ Thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Hướng gió: 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.

+ Tính chất: mùa hạ ẩm, gây mưa lớn; mùa đông thường lạnh và khô.

Trả lời câu hỏi 2a mục II trang 44 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày điều kiện hình thành gió biển và gió đất.

- Mô tả hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.2 và đọc trong tin trong mục 2a (Gió biển, gió đất).

Giải chi tiết:

- Điều kiện hình thành gió biển và gió đất:

+ Vùng ven biển;

+ Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.

- Hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất:

+ Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền.

+ Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển.

Trả lời câu hỏi 2b mục II trang 44 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này.

- Nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.3 và đọc thông tin mục 2b (Gió phơn).

Giải chi tiết:

- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.

- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).

Trả lời câu hỏi 2c mục II trang 45 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.4 và đọc thông tin mục 2c (Gió thung lũng, gió núi).

Giải chi tiết:

Đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi:

- Đặc điểm: gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát dịu hơn.

- Hoạt động: Ban ngày, gió thổi từ thung lũng theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.

=> Nguyên nhân: sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.

Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 45 SGK Địa lí 10

Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của gió biển – gió đất và gió mùa.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về gió biển – gió đất và gió mùa để so sánh.

Giải chi tiết:

- Giống nhau:

+ Nguyên nhân sinh ra đều do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa nhiệt độ và đại dương.

- Khác nhau:

Tiêu chí

Gió biển – gió đất

Gió mùa

Chu kì hoạt động

 

Theo ngày - đêmTheo mùa

Hoạt động

- Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền.

- Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển.

- Mùa hạ thường có tính chất ẩm, gây mưa lớn.

- Mùa đông thường lạnh, khô.

Giải bài luyện tập 2 trang 45 SGK Địa lí 10

Kể tên một số khu vực có chế độ gió mùa phổ biến trên Trái Đất. Trình bày nguyên nhân hình thành và đặc điểm của gió mùa.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về gió mùa.

Giải chi tiết:

- Một số khu vực có chế độ gió mùa phổ biến trên Trái Đất: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a và một số khu vực vĩ độ trung bình (Đông Trung Quốc, Đông Nam Hoa Kỳ).

- Nguyên nhân hình thành: do sự hấp thụ và tỏa nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

- Đặc điểm:

+ Thổi theo mùa.

+ Gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Hướng gió thổi 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.

+ Gió mùa mùa hạ thường có tính chất ẩm và gây mưa lớn, gió mùa mùa đông thường lạnh và khô.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 45 SGK Địa lí 10

Em hãy lựa chọn và viết một đoạn văn ngắn tìm hiểu một loại gió địa phương ở Việt Nam theo gợi ý sau: phân bố, nguyên nhân hình thành, đặc điểm của gió.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân, kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Gió mùa Đông Bắc.

- Phân bố: miền Bắc nước ta.

- Nguyên nhân hình thành: do miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc.

- Đặc điểm gió mùa:

+ Tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau màu đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam bị suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.




................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí


Bài 9: Khí áp và gió trang 29, 30, 31, 32 SBT Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo


Câu 1

Em hãy xác định loại gió được nhắc đến trong các đoạn thông tin dưới đây

1. A thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới

A là………………………..

2. B là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống sườn khuất gió.

B là …………………………..

3. C hình thành do sự hấp thụ và tỏa nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

C là………………………………

4. D là gió tín phong, thổi đều đặn từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.

D còn có tên gọi khác là……………………..

5. E thổi quanh năm theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam

E là………………

6. G hình thành do sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.

G là ………………………….

7. Mùa hè H thường ẩm và gây mưa lớn, mùa đông H thường lạnh và khô.

H là……………………

8. I thay đổi hướng theo chu kì ngày đêm, thường ở vùng ven biển.

I là ………………….

9. K có hướng gió thổi trong năm ngược chiều nhau.

K là………………………

10. L thường gây ra những đợt sóng lạnh ở ôn đới vào mùa đông

L là…………………..


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục I,II.

Lời giải chi tiết:

1. Gió đông cực

2. Gió phơn

3. Gió mùa

4. Gió mậu dịch

5. Gió Tây ôn đới

6. Gió thung lũng, gió núi

7. Gió mùa

8. Gió biển, gió đất

9. Gió mùa

10. Gió Đông cực


Câu 2

Dựa vào hình 9, em hãy mô tả sự thay đổi khí áp theo độ cao. Giải thích tại sao.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9 và đọc thông tin mục I (khí áp)

Lời giải chi tiết:

- Khí áp thay đổi theo độ cao, càng lên cao khí áp càng giảm, tạo mặt đất khí áp đạt 1000mb giảm xuống còn 100mb khi đạt độ cao 12km và khi lên đến độ cao 50km khí áp còn lại 1mb.

- Khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm.


Câu 3

Em hãy chọn đáp án đúng (Đ) hoặc đáp án sai (S) trong các câu sau, nếu sai em hãy gạch chân chỗ sai và sửa lại cho đúng.

1. Càng lên cao không khí càng đặc, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm mạnh. (Đ/S)

Sửa lại:……………………………..

2. Khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi. (Đ/S)

Sửa lại:……………………..

3. Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp cao, mùa đông có áp thấp. (Đ/S)

Sửa lại:…………………………….

4. Khí áp tăng khi nhiệt độ tăng. (Đ/S)

Sửa lại:……………………………….

5. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ tăng. (Đ/S)

Sửa lại:…………………………………

6. Tỉ trọng của không khí có hơi nước nhẹ hơn tỉ trọng của không khí khô. (Đ/S)

Sửa lại:……………………………………


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin thông tin mục I

Lời giải chi tiết:

1. Càng lên cao không khí càng đặc, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm mạnh. (Đ/S) S

Sửa lại: Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm mạnh

2. Khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi. (Đ/S) Đ

3. Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp cao, mùa đông có áp thấp. (Đ/S) S

Sửa lại: Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp thấp, mùa đông có áp cao

4. Khí áp tăng khi nhiệt độ tăng. (Đ/S) S

Sửa lại: Khí áp tăng khi nhiệt độ giảm

5. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ tăng. (Đ/S) S

Sửa lại: Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ giảm

6. Tỉ trọng của không khí có hơi nước nhẹ hơn tỉ trọng của không khí khô. (Đ/S) Đ

Câu 4 1

Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B, C sao cho phù hợp

Phương pháp giải:

-  Đọc thông tin trong mục I

Lời giải chi tiết:

Áp thấp - Xích đạo – Nhiệt lực

- Áp thấp – Ôn đới – Động lực

- Áp cao – Vùng cực – Nhiệt lực

- Áp cao – Cận chí tuyến – Động lực


Câu 4 2

Dựa vào hình 9.1 trong SGK, em hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả nguyên nhân hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

Phương pháp giải:

-  Quan sát hình 9.1

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân hình thành khí áp là do nhiệt lực và động lực. Nguyên nhân nhiệt lực: Xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm nên hình thành đai áp thấp, sức nén không khí tăng nên hình thành các đai áp cao. Nguyên nhân động lực: đai áp cao cận chí tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng. Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

Câu 5

Dựa vào nội dung mục II, bài 9 trong SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ sau:

Phương pháp giải:

-  Đọc thông tin trong mục II

Lời giải chi tiết:

- Gió Đông cực thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới. Hướng đông bắc ở Bắc bán cầu, đông nam ở bán cầu Nam. Tính chất gió lạnh và khô, thường gây ra những đợt sóng lạnh ở khu vực ôn đới vào mùa đông

- Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới. Hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam. Tính chất gió mang độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ

- Gió Mậu dịch thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo. Hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam. Tính chất gió khô.

- Gió mùa thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Hướng gió thổi ở 2 mùa trong năm ngược chiều nhau. Gió mùa mùa hạ thường có tính chất ẩm và gây mưa lớn, gió mùa mùa đông thường lạnh và khô.


Câu 6

Dựa vào nội dung mục II, bài 9 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng thông tin sau:

Phương pháp giải:

-  Đọc thông tin trong mục II

Lời giải chi tiết:




Chân trời sáng tạo CTST10 Lí thuyết 10 Lớp 10 Tin tức
Lên đầu trang