HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lý thuyết Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống

1. Nguồn lao động và sử dụng lao động

a) Nguồn lao động.

- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

- Đặc điểm nguồn lao động:

  • Thế mạnh: Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
  • Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

b) Sử dụng lao động.

- Số lao động có việc làm tăng lên.

- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

  • Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
  • Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

=> Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay.

2. Vấn đề việc làm

Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm

=> Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.

- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.

3. Chất lượng cuộc sống

- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện:

  • Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%).
  • Thu nhập bình quân đầu người tăng.
  • Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt.
  • Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm.
  • Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.

- Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.

=> Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm
  • Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang được thay đổi.
  • Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 4

Câu hỏi trang 15

- Dựa vào hình 4.1 (SGK trang 15), hãy:

- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.

- Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động nước ta. Để nâng cao chất lương nguồn lao động cần có những giải pháp gì?

Trả lời:

- Phần lớn lực lượng lao động của nước ta tập trung ở nông thôn (chiếm 75,8%) do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp; quá trình đô thị hoá diễn ra đang còn chậm.

- Chất lượng của nguồn lao động ở nước ta còn thấp, lao động không qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn (78,8%). Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề xuất khẩu lao động.

Câu hỏi trang 16

- Quan sát hình 4.2 (SGK trang 16), hãy nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động ờ nước ta.

Trả lời:

- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).

- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 17

Câu 1

Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta?

Lời giải:

Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:

- Nước ta có dân số đông (79,7 triệu người_2002) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào.

- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.

Năm 2005:

  • Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
  • Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%

- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

Câu 2

Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

Lời giải:

Những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân:

- Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999).

- Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.

- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

- Tuổi thọ trung bình tăng lên: năm 1999 tuổi thọ trung bình của nam là 67,4 và nữ là 74.

- Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đẩy lùi.

Câu 3

Dựa vào bảng số liệu (trang 17 SGK) nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kỉnh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Gợi ý đáp án 

* Nhận xét:

Cơ cấu sử dụng lao động ở các thành phần kinh tế (giai đoạn 1985 – 200 2) có sự thay đổi theo hướng:

- Khu vực nhà nước giảm từ 15% (1985) xuống còn 9,6% (2002), giảm 5,4%.

- Các khu vực kinh tế khác tăng tỉ trọng từ 85% (1985) lên 90,4% (2002), tăng 5,4%.

* Ý nghĩa:

- Cơ cấu sử dụng lao động ở các thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng tích cực.

- Phản ánh sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta, đa dạng hóa các thành phần kinh tế và mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

- Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop5.idialy.com - Lop5.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí


Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Câu 1 Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là

A. tiếp thu khoa học nhanh.

B. có phẩm chất cần cù.

C. dồi dào, tăng nhanh.

D. nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Lời giải 

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là

A. Đông.

B. Tăng nhanh.

C. Thể lực tốt.

D. Có nhiều kinh nghiệm.

Lời giải 

Dân số đông và tăng nhanh là thế mạnh về số lượng lao động nước ta. => A,B sai.

Lao động nước ta có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn => C sai.

Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. => D đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành

A. khai thác khoáng sản.

B. thủ công nghiệp.

C. cơ khí – điện tử.

D. chế biến thực phẩm.

Lời giải 

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. : Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành

A. thủ công nghiệp.

B. cơ khí – điện tử.

C. trồng lúa nước.

D. ngư nghiệp.

Lời giải 

Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên lại có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. => lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành cơ khí – điện tử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5 Lao động nước ta có trở ngại lớn về

A. tính sáng tạo.

B. kinh nghiệm sản xuất.

C. khả năng thích ứng với thị trường.

D. thể lực và trình độ chuyên môn.

Lời giải

Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Đâu không phải hạn chế của nguồn lao động nước ta?

A. Thể lực.

B. Trình độ chuyên môn.

C. Khả năng thích ứng với thị trường.

D. Dồi dào và tăng nhanh.

Lời giải

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. => Dồi dào và tăng nhanh là đặc điểm thuận lợi của nguồn lao động nước ta.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.

B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.

C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.

D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.

Lời giải

Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8 Nói cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta thay đổi theo hướng tích cực vì

A. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.

B. Tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao nhất.

C. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng thấp nhất.

D. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.

Lời giải 

Nói cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực vì

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. => A đúng, D sai.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.

Tuy nhiên tỉ trong lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn cao, tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn thấp chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. => B, C sai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9 Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta

A. thiếu việc làm

B. di dân tự phát.

C. gia tăng dân số.

D. thất nghiệp trầm trọng.

Lời giải

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn?

A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.

B. Quá trình đô thị hóa.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Trình độ lao động ngày càng tăng.

Lời giải 

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nên vào thời gian nông nhàn người dân không có việc làm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11 Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là

A. sử dụng hợp lí nguồn lao động.

B. giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.

D. tăng tuổi thọ trung bình.

Lời giải 

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12 Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là

A. nhiệm vụ không quan trọng của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

B. nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người.

D. nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đô thị hóa nước ta.

Lời giải

Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư. Vì vậy việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13 Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề.

A. thiếu nhân lực cho các ngành kinh tế.

B. giải quyết việc làm.

C. hạ giá thành sản phẩm trong nước.

D. xuất khẩu lao động.

Lời giải 

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề giải quyết việc làm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14 Nguyên nhân nào đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

B. Nguồn lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

D. Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển.

Lời giải Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nên kinh tế chưa phát triển sẽ gây ra vấn đề đó là thiếu việc làm cho người lao động => tạo sức ép rất lớn lên vấn đề giải quyết việc làm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15 Đâu không phải là biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta

A. phân bố lại lao động.

B. nâng cao mặt bằng dân trí.

C. nhập khẩu lao động.

D. chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

Lời giải 

Các biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta là phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

Nhập khẩu lao động không phải là biện pháp phù hợp trong chính sách phát triển dân cư – lao động ở nước ta, bởi nguồn lao động nước ta rất dồi dào và còn ở tình trạng dư thừa lao động.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16 Giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động của nước ta là

A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

B. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Phát triển giáo dục và đào tạo.

Lời giải 

Các biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta là phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17 Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao

A. thu nhập bình quân đầu người tăng.

B. các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

C. tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

D. nhóm tuổi dưới 15 ngày càng giảm.

Lời giải

Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

=> Loại đáp án A, B, C

- Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. Đây không phải là nội dung thể hiện chất lượng cuộc sống đang được nâng cao.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18 Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao biểu hiện ở

A. tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.

B. nhóm tuổi dưới 15 tuổi ngày càng giảm.

C. thu nhập bình quân đầu người tăng.

D. trình độ lao động còn thấp.

Lời giải 

Tuổi thọ trung bình của nữ thông thường sẽ cao hơn nam do cách sống của nữ giới thường tốt hơn so với nam: không hoặc ít thuốc lá, rượu bia,… -> A sai.

Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. -> B sai.

Trình độ lao động thấp thể hiện chất lượng đào tạo lao động còn hạn chế. -> D sai.

Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

->C đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19 Cho biểu đồ sau: 

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4 có đáp án năm 2021 mới nhất

Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm.

B. Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.

C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.

D. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và có xu hướng tăng.

Lời giải

- Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất (46,3% năm 2014) và có xu hướng giảm (từ 57,3% xuống 46,3%).

- Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (21,3% năm 2014) và có xu hướng tăng.(từ 18,2% lên 21,3%).

-  Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (32,4% năm 2014) và có xu hướng tăng. (24,5% lên 32,4%).

=> Nhận xét A, B, D đúng

=> Nhận xét: C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng là không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20 Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây

A. sản xuất hàng tiêu dùng.

B. khai thác dầu khí.

C. điện tử - tin học.

D. hóa chất.

Lời giải 

Lao động nước ta dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông => tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu tận dụng lợi thế về lao động đông, không yêu cầu cao về trình độ chuyên môn).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21 Lao động nước ta có trình độ chuyên môn còn thấp, điều này hạn chế việc phát triển ngành công nghiệp

A. dệt may.

B. khai thác khoáng sản.

C. chế biến thực phẩm.

D. điện tử - tin học.

Lời giải 

Lao động nước ta có trình độ chuyên môn thấp => đây là hạn chế cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn như công nghiệp điện tử - tin học.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22 Việc sử dụng lao động ở nước ta ngày càng hợp lí hơn, nguyên nhân không phải do

A. tác động của công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

B. tác động của đô thị hóa tự phát.

C. phát triển kinh tế nhiều thành phần.

D. đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn.

Lời giải 

Nước ta đã thực hiện nhiều chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng có tác động đến sự thay đổi cơ cấu lao động:

- Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế (tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp) -> tận dụng ưu thế nguồn lao động để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.

- Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích các cá nhân,  doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển. -> tăng tỉ trọng lao động trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài -> tạo nhiều việc làm -> giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm, nâng cao đời sống.

- Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh tế, tạo nhiều việc làm -> khai thác tốt hơn các điều kiện phát triển ở nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, hạn chế sự di chuyển ồ ạt của dân cư - lao động lên các đô thị, thành phố lớn.

=> Như vậy các chính sách công nghiệp hóa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh kinh tế nông thôn giúp cho việc sử dụng lao động ở nước ta hợp lí hơn.

=> Loại đáp án A, C, D

- Đô thị hóa tự phát là hậu quả của việc sử dụng lao động không hợp lí ở khu vực nông thôn – thành thị: nông thôn tập trung dân cư đông đúc nhưng hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thiếu việc làm cho lao động -> dân cư di chuyển lên thành phố không có kiểm soát gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp => Đây không phải là nguyên nhân giúp lao động nước ta phân bố hợp lí hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23 Cho bảng số liệu:

 Số lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 (Đơn vị: nghìn người) 

            Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4 có đáp án năm 2021 mới nhất

 Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005    và năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ cột chồng.

Lời giải

Đề bài yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 2 năm

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đô thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 là biểu đồ tròn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24 Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do

A. Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.

B. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

D. Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Lời giải 

Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như (đặc biệt là vốn FDI từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Sin-ga-po..) => hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất…vớ tạo nhiều việc làm cho người dân.

=> Do vậy lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh.

Đáp án cần chọn là: A


Lí thuyết 9 Lớp 9 Tin tức
Lên đầu trang