HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 38-39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo

Bài 38-39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo

Bài 38-39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo

Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo

Lý thuyết Địa lí 9 Bài Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo

1. Biển và đảo Việt Nam

a) Vùng biển nước ta.

- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.

- Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

- Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.

b) Các đảo và quần đảo.

- Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.

+ Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

+ Các đảo lớn có dân cư khá đông: Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Lí Sơn.

+ Các đảo xa bờ: đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Các đảo có nhiều tiềm năng du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

Nguồn tài nguyên biển - đảo nước ta phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển. Đồng thời phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.

a) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

* Điều kiện phát triển:

- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…

- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…và Thuận lợi phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

+ Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

+ Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

+ Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

b) Du lịch biển – đảo.

- Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, phong cảnh kỳ thú (vịnh Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.

- Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.

+ Nước ta có đường bờ biển dài và vùng biển rộng. Trong vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển - đảo phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển.

+ Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

+ Du lịch biển phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 38 trang 139

Câu 1

Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kỉnh tế biển?

Gợi ý đáp án

Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển vì:

- Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển — đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế — xã hội đất nước.

- Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.

- Môi trường biển không bị chia cắt. Bởi vậy một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.

- Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.

- Tạo ra cơ cấu kinh tế đa dạng, tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 2

Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản?

Gợi ý đáp án

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có vai trò quan trọng đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

- Tạo đầu ra lớn về các sản phẩm của ngành thủy sản, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành này.

- Thông qua chế biến làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn.

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy ngư nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Câu 3

Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch hiển ở nước ta (mà em biết) theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

Gợi ý đáp án

- Bãi tắm: Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu,...

- Khu du lịch biển: Hạ Long, Đà Năng, Nha Trang, Vũng Tàu,...

-------------------

Lý thuyết Địa 9 bài Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo 9 (Tiếp theo)

I. Biển và đảo Việt Nam

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

2. Du lịch biển - đảo.

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

- Ngành khai thác muối:

+ Biển nước ta là nguồn muối vô tận.

+ Nghề làm muối phát triển nhất ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ.

+ Các cánh đồng muối nổi tiếng là Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cá Ná (Ninh Thuận)…

- Khai thác oxit titan, cát trắng và có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê. Tập trung nhiều ở đảo Vân Hải và Cam Ranh.

- Khai thác dầu khí:

Là ngành kinh tế biển hàng đầu hiện nay ở nước ta, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.

+ Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để sản xuất chất dẻo sợi tổng hợp..., chế biến khí công nghệ cao, xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh Quảng Ngãi.

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.

* Điều kiện phát triển:

- Gần các tuyến đường biển quốc tế.

- Ven biển có nhiều vùng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu.

* Tình hình phát triển:

- Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ (cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn).

- Giao thông vận tải biển phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.

* Phương hướng phát triển:

- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống cảng biển.

- Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ.

- Cả nước sẽ hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.

- Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện.

III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo.

- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.

- Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.

2. Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm nước biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển (nhất là dầu khí) là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta. Giao thông vận tải biển đang phát triển mạnh cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

+ Tài nguyên và môi trường biển - đảo ở nước ta phong phú nhưng đang có dấu hiệu suy thoái. Nhà nước đã đề ra phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 39 trang 144

Câu 1

Phát triển tổng hợp kỉnh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kỉnh tế và bảo vệ an ninh quôc phòng của đất nước?

Gợi ý đáp án

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:

- Đối với nền kinh tế:

+ Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại...

+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....

+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...), tăng tiềm lực phát triển kinh tế.

+ Phát triển giao thông vận tải biển góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:

+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.

+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.

Câu 2

Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?

Gợi ý đáp án

Những biện pháp phát triển giao thông vận tải biển:

- Sắp xếp lại và phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển, từng bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển hiện có, xây dựng các cảng mới (đặc biệt là các cảng nước sâu)

- Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác).

- Hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.

- Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ).

- Nâng cao chất lượng đội ngũ kĩ sư, lái tàu thuộc ngành giao thông vận tải biển.

Câu 3

Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.

Gợi ý đáp án

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop5.idialy.com - Lop5.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí


Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo

Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không tiếp giáp biển?

A. Quảng Ninh.

B. Vĩnh Phúc.

C. Khánh Hòa.

D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lời giải

B1. Quan sát vị trí tiếp giáp vùng biển của lãnh thổ nước ta.

B2. Xác định vị trí các tỉnh đã cho

- Các tỉnh giáp biển Đông là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Tỉnh Vĩnh Phúc không giáp biển

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2 Hai quần đảo xa bờ của nước ta là

A. Hoàng Sa , Thổ Chu.

B. Hoàng Sa, Trường Sa.

C. Hoàng Sa, Nam Du.

D. Thổ Chu, Cô Tô.

Lời giải

 Hai quần đảo xa bờ của nước ta là Hoàng Sa, Trường Sa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3 Tính từ đất liền ra, các bộ phận thuộc vùng biển nước ta lần lượt là

A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.

B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.

C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

D. nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải.

Lời giải 

Tính từ đất liền ra, vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4 Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh

A. Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau.

B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận.

C. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

D. Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lời giải 

Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5 Đảo có đông dân cư sinh sống ở vùng biển nước ta là

A. Cái Bầu.

B. Bạch Long Vĩ.

C. Cồn Cỏ.

D. hòn Chuối.

Lời giải 

Đảo có đông dân cư sinh sống ở vùng biển nước ta là đảo Cái Bầu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6 Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động

A. thể thao trên biển.

B. tắm biển.

C. lặn biển.

D. khám phá các đảo.

Lời giải

 Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động tắm biển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7 Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành nào sau đây?

A. Đánh bắt nuôi trồng và chế biển thủy sản.

B. Khai thác và chế biến lâm sản.

C. Khai thác khoáng sản biển.

D. Du lịch biển.

Lời giải

 Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành: Đánh bắt nuôi trồng và chế biển thủy sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

=> Khai thác và chế biến lâm sản không phải là hoạt động kinh tế biển của nước ta

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết biển Mũi Né thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?

A. Quảng Ngãi.

B. Đà Nẵng.

C. Bình Thuận.

D. Phú Yên.

Lời giải 

B1. Nhận dạng kí hiệu bãi biển ở bảng chú giải Atlat địa lí trang 25

B2. Xác định vị trí bãi biển Mũi Né -> chỉ ra được tên tỉnh nơi phân bố bãi biển Mũi Né.

=> Bãi biển Mũi Né thuộc tỉnh Bình Thuận.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9 Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản nước ta?

A. Hoạt động đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng biển xa bờ.

B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.

C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.

D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng.

Lời giải 

Hoạt động của ngành thủy sản nước ta:

- Nước ta đang đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.

- Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng.

Tuy nhiên, nước ta chủ yếu đánh bắt gần bờ ->  khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý (trong khi sản lượng đánh bắt ven bờ đã khai thác gấp 2 lần mức cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép). => nhận xét A: chủ yếu đánh bắt vùng biển xa bờ là  không đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10 Cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ ở nước ta vì

A. Nguồn lợi thủy sản ven bờ đang bị suy giảm nghiêm trọng.

B. Các loài thủy sản xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn.

C. Các bãi tôm bãi cá lớn của nước ta chỉ tập trung ở vùng biển xa bờ.

D. Nước ta có phương tiện tàu thuyền hiện đại, công suất lớn.

Lời giải

 - Hiện nay, hoạt động khai thác hải sản nước ta còn nhiều bất hợp lí: sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp 2 lần khả năng cho phép => sự khai thác quá mức cho phép đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản ven bờ. Ngoài ra, việc sử dụng phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt, ô nhiễm môi trường ven biển cũng làm chết nhiều loài thủy sản.

  Mặt khác, thủy sản xa bờ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, mới chỉ khai thác 1/5 khả năng cho phép.

=> Do đó hiện nay nước ta đang ưu tiên các hoạt động đánh bắt xa bờ nhằm tránh nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ và khai thác hiệu quả nguồn lợi xa bờ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11 Bờ biển vùng nào dưới đây có lợi thế hơn cả trong phát triển du lịch biển?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải 

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều lợi thế hơn cả trong phát triển du lịch biển ở nước ta. Đường bờ biển dài, bờ biển có nhiều vũng vịnh, các tỉnh trong vùng đều phát triển du lịch biển với nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng với bờ thoải, cát trắng, phát triển quanh năm như: Nha Trang, Mũi Né, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Non Nước, Quy Nhơn….

=> Hoạt động du lịch biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh mẽ, hiện nay đã được nâng cấp với nhiều khu rì sọt cao cấp, các khách sạn 5 sao, du lịch biển đa dạng hơn (lặn biển, lướt ván…)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12 Thiên tai ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta là

A. Sạt lở bờ biển.

B. Lũ quét.

C. Hạn hán.

D. Bão.

Lời giải 

Vùng biển nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới, mỗi năm có khoảng 9 – 10 cơn bão ảnh hưởng đến vùng biển và đất liền nước ta. Bão mang theo mưa to, gió lớn làm biển động, sóng lớn => ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13 Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là

A. Là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản.

B. Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, hội nhập với thế giới.

C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo.

D. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa.

Lời giải 

Các đảo và quần đảo nước ta tạo thành  hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, đồng thời các hoạt động kinh tế, đời sống nhân dân trên đảo là cơ sở  để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa. Đây là ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14 Đặc điểm khí hậu cho phép hoạt động du lịch biển ở vùng Nam Bộ của nước ta diễn ra quanh năm là

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nóng quanh năm.

B. Độ ẩm lớn trên 80%, lượng mưa lớn từ 1500 – 2000mm/năm.

C. Nước ta chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa đông bắc.

D. Vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.

Lời giải 

Vùng Nam Bộ nước ta có khí hậu nhiêt đới, nắng nóng quanh năm, biển ấm, nhiệt độ trung bình năm cao (trên 200C), mùa đông nước biển không bị đóng băng.

=> Do đó hoạt động du lịch biển, đặc biệt là tắm biển có thể diễn ra quanh năm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15 Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, không phải vì

A. Hoạt động kinh tế biển đa dạng, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả cao.

B. Tài nguyên biển có trữ lượng nhỏ và rời rạc, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả kinh tế.

C. Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người.

D. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biền – đảo nước ta.

Lời giải 

Nước ta phải tiến hành phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển vì:

- Các Hoạt động kinh tế biển đa dạng, có tác động qua lại với nhau nên chỉ có thể khai thác phát triển tổng hợp mới có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.

- Môi trường đảo do sự biệt lập nhất định của nó không giống như trên đất liền lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người -> cần khai thác tổng hợp để tránh làm tổn hại đến các đảo cũng như môi trường biển nói chung.

- Việc khai thác tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ biền – đảo nước ta và đảm bảo an ninh quốc phòng.

=> Như vậy nhận xét A, C, D đúng => loại.

Vùng biển nước ta có tài nguyên thiên nhiên giàu có và trữ lượng lớn: trữ lượng cá biển từ 3 – 3, 5 triệu tấn, có nhiều ngư trường lớn, các bãi tôm bãi cá….; vùng biển có nguồn muối vô tận; đường bờ biển dài -> có nhiều bãi tắm cùng với hệ thống các đảo và quần đảo thuận lợi cho phát triển mạnh mẽ kinh tế biển; khoáng sản dầu khí tập trung với trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía nam vơi 8 bề trầm tích.

=> Như vậy nhận xét: tài nguyên biển nước ta có trữ lượng nhỏ và rời rạc nên cần phát triển tổng hợp mới có hiệu quả kinh tế cao là không đúng.

Đáp án cần chọn là: B

-----------------------

Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)

Câu 1 Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải

 Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Ngãi.

B. Bình Định.

C. Bình Thuận.

D. Ninh Thuận.

Lời giải

 Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng nước ta thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Cát trắng, nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở

A. Đảo Cát Bà và Lý Sơn.

B. Đải Vân Hải và Cam Ranh.

C. Đảo Cô Tô và Phú Quý.

D. Đảo Phú Quốc và Cái Bầu.

Lời giải 

Cát trắng, nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải và Cam Ranh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Lời giải 

Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực Đông Nam Bộ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5 Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh/thành phố nào sau đây?

A. Quảng Ngãi.

B. Thanh Hóa.

C. Đà Nẵng.

D. TP. Hồ Chí Minh.

Lời giải 

Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh Quảng Ngãi.  

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6 Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là:

A. Đà Nẵng.

B. Sài Gòn.

C. Hải Phòng.

D. Nghi Sơn.

Lời giải

 Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là cảng Sài Gòn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7 Ô nhiễm môi trường biển - đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở

A. các khu du lịch biển.

B.các thành phố cảng, nơi khai thác dầu.

C. đảo ven bờ.

D. các cửa sông.

Lời giải 

Ô nhiễm môi trường biển - đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở các thành phố cảng, nơi khai thác dầu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8 Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển ngành kinh tế nào sau đây?

A. Du lịch, ngư nghiệp.

B. Khai thác khoáng sản biển, ngư nghiệp.

C. Vận tải biển, khai thác khoáng sản biển.

D. Nông – lâm nghiệp.

Lời giải

Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển ngành kinh tế du lịch, ngư nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9 Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta?

A. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

B. Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.

C. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.

D. Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển

Lời giải 

Các điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải biển là

- Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng -> thuận lợi cho hoạt động vận tải quốc tế.

- Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió -> thuận lợi cho xây dựng cảng biển, cảng nước sâu.

- Các đảo, quần đảo ven bờ là nơi neo đậu của các tàu thuyền, có tác dụng chắn gió => Như vậy điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta là nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió, có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.

- Các bãi triều đâm phá là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, không phải là điều kiện cho phát triển vận tải biển.

=> Nhận xét D không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10 Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?

A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.

B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.

C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.

D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.

Lời giải 

Nguồn lợi thủy sản nước ta bị giảm sút ngày càng nghiêm trọng, thể hiển ở: sự tuyệt chủng của một số loài hải sản; mức độ tập trung thủy sản giảm; do đánh bắt quá mức mà nhiều loài cá không kịp phát triển nên chủ yếu còn lại các loài cá nhỏ.

=> Đây là biểu hiện của sự suy giảm về số lượng, chất lượng và thành phần loài hải sản.

=> Loại đáp án B, C, D

- Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng do hiện nay nước ta đang chú trọng phát triển, mở rộng nuôi trồng thủy sản

=> Do đó thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn, điều này không thể hiện rằng sản lượng thủy sản đang suy giảm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11 Hoạt động kinh tế biển mà ít hòn đảo có điệu kiện thích hợp để phát triển là

A. Lâm nghiệp.

B. Ngư nghiệp.

C. Du lịch.

D. Khai thác khoáng sản.

Lời giải

 - Các đảo có nhiều điều kiện để phát triển du lịch với các hòn đảo có thắng cảnh đẹp, bốn bề nước biển trong xanh..; ngoài ra ven các đảo còn tập trung nhiều bãi tôm cá lớn (ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa) thuận lợi cho khai thác hải sản.

Nhiều đảo ở nước ta có các hệ sinh thái rừng trên đảo (các vườn quốc gia:Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc, Bái Tử Long; khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm).

=> Các đảo nước ta có hoạt động lâm nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.

=> Loại đáp án A, B, C

- Các đảo nước ta hầu như không có sự phân bố của tài nguyên khoáng sản -> khai thác khoáng sản không phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12 Các đảo trong vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang có thế mạnh nhất về hoạt động nào sau đây?

A. Nông - lâm nghiệp.

B. Ngư nghiệp.

C. Du lịch.

D. Dịch vụ biển.

Lời giải 

Vịnh Hạ Long và Nha Trang là những địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta, trong đó có nhiều đảo đá có giá trị lớn về du lịch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13 Hoạt động vận tải biển nước ta ngày càng được chú trọng phát triển trong những năm gần đây không phải vì

A. Có ưu điểm chuyên chở được hàng nặng trên quãng đường xa, giá cả hợp lí.

B. Vận tải biển tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.

C. Phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế.

D. Không yêu cầu đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và trình độ lao động cao.

Lời giải 

Hoạt động vận tải biển nước ta ngày càng được chú trọng phát triển trong những năm gần đây vì:

- Vận tải biển có ưu điểm nội bật là chuyên chở được khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, quãng đường vận chuyển dài và giá cả hợp lí.

- Vận tải biển rất phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa quốc tế, đảm bảo tốt nhu cầu xuất nhập khẩu của nước ta với các nước trên thế giới.

- Nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang phát triển theo xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta được đẩy mạnh nên nhu cầu vận chuyển bằng đường biển quốc tế tăng cao.

=> Nhận xét A, B, C đúng => loại

- Vận tải biển có yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng hệ thống cảng biển hiện đại hóa (bãi kho, máy móc bốc dỡ hàng hóa…), đội tàu lái có tay nghề cao.

=> Nhận xét không yêu cầu đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và trình độ lao động cao là sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14 Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay là

A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản.

B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người.

C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.

D. Hoạt động du lịch.

Lời giải 

Phần lớn các vùng biển nước ta bị ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, chất thải sinh hoạt, y tế....Trong đó, đáng kể nhất là chất thải từ hoạt động công nghiệp chưa qua xử lí, theo các đường thoát nước xả thẳng ra biển và đại dương một lượng lớn các hóa chất độc hại, kim loại, chất rắn....=> làm cho nhiều loài cá và sinh vật bị nhiễm độc, chết hàng loạt.

Ví dụ. Ô nhiễm biển do chất thải của nhà máy Formusa ở cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15 Cho bảng số liệu 

Sản lượng dầu khí khai thác, dầu thô xuất khẩu, và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2014. 

 Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 39 có đáp án năm 2021 mới nhất

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 là

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ cột ghép.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ miền.

Lời giải

 - Đề bài yêu cầu: thể hiện sản lượng; trong thời gian 4 năm

=> Căn cứ vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ cột ghép: biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 là biểu đồ cột ghép.

Đáp án cần chọn là: B

Lí thuyết 9 Lớp 9 Tin tức
Lên đầu trang