HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Bài 28-29: Vùng Tây Nguyên

Bài 28-29: Vùng Tây Nguyên

Bài 28-29: Vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên

Lý thuyết Địa 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 54.475km2.

- Dân số: 4,4 triệu người (2002).

- Phía đông giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia.

=> Ý nghĩa:

+ Tây Nguyên nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.

+ Có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi:

Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.

- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.

- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước, thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…

- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).

- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xêxan, …có nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).

- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.

- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài -> nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng.

- Nạn chặt phá rừng quá mức ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

* Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.

3. Đặc điểm dân cư - xã hội

- Dân cư:

+ Là vùng thưa dân nhất nước ta (81 người/km2 năm 2002)

+ Dân cư phân bố không đều: phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, với mật độ cao hơn (chủ yếu là người Kinh), khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

- Xã hội:

+ Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn: tỉ lệ hộ nghèo còn cao (21,2% cả nước năm 1999).

+ Trình độ dân trí thấp.

=> Vấn đề đặt ra hiện nay là:

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống định canh định cư, xoá nghèo, nâng cao mặt bằng dân trí.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 28

 ❓ Quan sát hình 28.1 (SGK trang 102), hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ?

Trả lời:

- Tây Nguyên giáp Đông Nam bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

- Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế. Vị trí ngã ba biên giới giữa 3 nước: Tây Nguyên (Việt Nam), Hạ Lào (Lào), Đông Bắc Cam-pu-chia (Cam-pu-chia) đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao ở phía nam bán đảo Đông Dương cũng như cơ hội liên kết với các nước trong khu vực; Do đó Tây Nguyên có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưư kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.

 ❓ Quan sát hình 28.1 (SGK trang 102), hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy vể các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này.

Trả lời:

- Sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chủ yếu chảy về Đông Nam Bộ: sông Đồng Nai. Sông chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ: sông Ba. Sông chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia và hội lưu với sông Mê Công là: Xê-rê-pôk, Xê-xan.

- Ý nghĩa :

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước chính cho Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho dân cư.

+ Tây Nguyên có địa hình cao xếp tầng, đầu nguồn của các dòng sông chảy về Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Bắc Cam-pu-chia. Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng lãnh thố rộng lớn phía nam đất nước và một phần lưu vực sông Mê Công.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 28 trang 105

Câu 1

Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Lời giải:

- Thuận lợi:

- Vị trí địa lí giáp với vùng duyên hải nam trung bộ , đông nam bộ, lào, cam – pu – chia, thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước và các nước tiểu vùng Mê Công.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Đất: chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

+ Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.

+ Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

+ Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn , chiếm khoảng 21% trữ lượng thủy điện cả nước.

+ Khoảng sản có bô xít với trữ lượng hành tỉ tấn.

+ Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú do khí hậu cao nguyên mát mẽ, phong cảnh đẹp (nổi tiếng nhất là Đà Lạt).

- Điều kiện dân cư, xã hội

+ Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xê – đăng, Ba – na, Gia – rai, Ê – đê, Cơ – ho, Mạ, Mơ – nông...) với truyền thống văn hóa độc đáo.

+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

- Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

+ Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạ săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

+ Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều, rất thiếu lao động.

+ Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Câu 2

Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Tây Nguyên?

Gợi ý đáp án

Đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:

+ Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất ở nước ta. Mật độ dân số năm 2006 là 89 người / km2 (của cả nước là 254 người / km2), nhưng phân bố rất chênh lệch trên lãnh thổ.

+ Các đô thị, ven các tuyến đường giao thông, các nông, lâm trường có mật độ dân số cao hơn các vùng còn lại (các vùng trồng cây công nghiệp ở Đăk Lăk, Lâm Đồng có mật độ dân số 101 – 200 người/km2). Còn nhiều vùng ở Kon Tum, Đăk Lăk, Đãk Nông có mật độ dân số dưới 50 người/km2.

+ Tỉ lệ dân thành thị của Tây Nguyên thấp hơn tỉ lệ dân thành thị của cả nước. Buôn Ma Thuột là đô thị đông dân nhất của vùng (trên 201 nghìn người), các đô thị còn lại: Kon Tum, Plây Ku, Đà Lạt, Bảo Lộc. Gia Nghĩa có số dân ít hơn (dưới 200 nghìn người).

Câu 3

Dựa vào bảng số liệu (trang 105).

Các tỉnhKon TumGia LaiĐắc LắkLâm Đồng
Độ che phủ rừng (%)64,049,250,263,5

Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2003 (Đon vị: %)

- Nhận xét: Các tỉnh ở Tây Nguyên có độ che phủ rừng lớn, nhất là Kon Tum 64,0%. Độ che phủ rừng thấp nhất là Gia Lai 49,2%

----------

Lý thuyết Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo)

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp.

* Trồng trọt:

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

- Cây công nghiệp lâu năm phát triển khá nhanh, các loại cây quan trọng là cà phê, cao su, chè, điều…

=> Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày cũng được phát triển.

- Trồng hoa quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.

- Khó khăn: thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, sự biến động của giá cả nông sản và công nghiệp chế biến chưa phát triển.

* Chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh (bò, trâu).

* Lâm nghiệp:

- Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.

b) Công nghiệp.

- Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến tích cực.

- Các ngành quan trọng nhất là chế biến nông – lâm sản và thủy điện.

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh.

+ Công nghiệp thủy điện: các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai trên sông Xê Xan và Xrê Pôk.

c) Dịch vụ.

- Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long.

- Du lịch: có xu hướng phát triển mạnh. Du lịch sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển (Đà Lạt, Bản Buôn).

- Việc xây dựng thủy điện, khai thác bô xít, xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia và làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của Tây Nguyên.

2. Các trung tâm kinh tế

- Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp.

- Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 29 trang 111

Câu 1

Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp?

Gợi ý đáp án

Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp như:

- Thuận lợi:

+ Đất: Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

+ Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.

+ Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên cạnh cây công nghiệp vào mùa khô.

+ Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

- Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

+ Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều,rất thiếu lao động.

+ Là vùng còn khó khăn của đất nước.

+ Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường

Câu 2

Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?

Gợi ý đáp án

Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch vì:

- Tây Nguyên có tài nguyên du lịch khá phong phú: gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều thắng cảnh (hồ Xuân Hương, hồ Lăk, thác Yaly, thác Pren ...), các vườn quốc gia (Yok Đôn, Chư Mom Rây, Chư Yang Sin), các khu vực có khí hậu tốt (Đà Lạt, Ngọc Linh..).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử (nhà tù Plây Ku, Buôn Ma Thuột), các lễ hội, văn hóa dân gian (lễ hội đâm trâu, văn hóa cồng chiêng), sản phẩm thủ công của các dân tộc

⟹ Thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

- Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.

- Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.

- Hiện nay đã có nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên tới các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19,26, 20, đường Hồ Chí Minh); các sân bay (như Buôn Ma Thuật, Plây Ku, Đà Lạt) góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng.


................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop5.idialy.com - Lop5.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Bài 28: Vùng Tây Nguyên

Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia ?

A. Gia Lai.

B. Đăk Lăk.

C. Kon Tum.

D. Lâm Đồng.

Lời giải 

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam

B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới quốc gia trên Atlat Địa lí trang 3.

=> Chỉ ra được khu vực nơi tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia

B2. Đọc tên tỉnh nằm ở khu vực ngã ba biên giới, vừa tiếp giáp Lào vừa tiếp giáp Cam-pu-chia.

=> Tỉnh Kon Tum có chung đường biên giới với nước Lào và Campuchia ở phía Tây-> nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết dòng sông nào sau đây bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về Đông Nam Bộ?

A. Đà Rằng.

B. Trà Khúc.

C. Ba.

D. Đồng Nai.

Lời giải

- B1. Nhận dạng kí hiệu dòng sông trên Atlat Địa lí trang 3.

- B2. Xác định vị trí, phạm vi kéo dài của các con sông mà đề ra cho trên bản đồ (bắt nguồn từ đâu và chảy về đâu)

=> Chỉ ra được con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về Đông Nam Bộ là sông Đồng Nai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng là do

A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.

B. khối cao nguyên có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng duyên hải.

C. có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tất cả các tỉnh trong vùng.

D. vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Lời giải 

Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng là do: có vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đây còn là khu vực sinh sống của các dân tộc ít người, có trình độ -> vấn đề an ninh quốc phòng khu vực biên giới rất quan trọng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4 Một trong những đặc điểm nổi bật về địa hình ở Tây Nguyên là

A. địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.

B. địa hình cao nguyên badan xếp tầng.

C. địa hình núi xen kẽ với đồng bằng.

D. địa hình cao nguyên đá vôi bằng phẳng.

Lời giải 

Ở Tây Nguyên địa hình chủ yếu là bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5 Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất nước ta

A. Đất feralit.

B. Đất phù sa.

C. Đất badan.

D. Đất xám phù sa cổ.

Lời giải 

Ở Tây Nguyên đất badan: 1,36 triệu ha (chiếm 66% diện tích đất badan nước ta) -> đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất badan ởnước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6 Loại khoáng sản nào ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta?

A. Đồng.

B. Bô- xít.

C. Sắt.

D. Chì – kẽm.

Lời giải

 Loại khoáng sản nào ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta là bô- xít (hơn 3 tỉ tấn).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7 Đất badan màu mỡ ở Tây Nguyên thích hợp nhất với các loại cây

A. cà phê, cao su, hồ tiêu.

B. cà phê, bông, mía.

C. cao su, dừa, bông.

D. điều, đậu tương, lạc.

Lời giải 

Tây Nguyên có đất ba dan màu mỡ, chiếm diện tích lớn nhất cả nước, thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8 Đâu không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên ở Tây Nguyên?

A. Các hồ nước, thác nước.

B. Các bãi biển đẹp.

C. Vườn quốc gia.

D. Các thắng cảnh đồi, núi.

Lời giải

 - Tây Nguyên là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển do vậy vùng không có các bãi biển đẹp cho phát triển du lịch => nhận xét B không đúng.

- Vùng là nơi có địa hình chủ yếu là khu vực miền núi với các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khí hậu mát mẻ, nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9 Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là

A. xảy ra các hiện tượng thời tiết thất thường.

B. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.

C. lũ lụt vào mùa mưa.

D. mùa khô kéo dài sâu sắc gây thiếu nước nghiêm trọng.

Lời giải

 Khí hậu Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc

=> mùa khô kéo dài (4 -5 tháng) và phân hóa sâu sắc làm cho mực nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng -> ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10 Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư của Tây Nguyên?

A. Là vùng thưa dân nhất cả nước.

B. Dân cư phân bố không đều.

C. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị.

D. Bao gồm các dân tộc ít người sau: Tày, Thái, Mường.

Lời giải

 Đặc điểm dân cư Tây Nguyên

+ Là vùng thưa dân nhất nước ta (81 người/km2 năm 2002)

+ Dân cư phân bố không đều: phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, với mật độ cao hơn (chủ yếu là người Kinh), khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người (Ê- đê, Ba-na, Gia- rai…).

=> Nhận xét: Bao gồm các dân tộc ít người sau: Tày, Thái, Mường là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11 Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do có

A. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng nước lớn.

B. địa hình cao nguyên xếp tầng và nhiều sông lớn.

C. lượng mưa dồi dào, mùa mưa phân hóa sâu sắc.

D. địa hình núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước.

Lời giải 

Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn, nguồn nước dồi dào, sông chảy qua khu vực địa hình là các cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau.=>  Do vậy tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn -> mang lại nguồn thủy năng dồi dào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12 Tây Nguyên có khí hậu cao nguyên mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng là nhờ

A. có nhiều sông ngòi lớn, nguồn nước dồi dào.

B. vị trí nằm trong vùng khí hậu ôn đới mát mẻ.

C. diện tích rừng lớn nhất cả nước, có vai trò điều hòa khí hậu.

D. các cao nguyên xếp với độ cao trên 1000m đem lại khí hậu mát mẻ.

Lời giải 

Tây Nguyên có địa hình các cao nguyên xếp tầng rộng lớn với độ cao trên 1000m (cao nguyên Lâm Viên, Di Linh, Kon Tum…) -> do càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C hoặc cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm 60C).

=> vì vậy trên đỉnh các cao nguyên nhiệt độ giảm đi nhiều, đã hình thành kiểu khí hậu cao nguyên mát mẻ, ôn hòa cùng với phong cảnh thiên nhiên đẹp đã đem lại cho vùng thế mạnh về du lịch sinh thái. Thành phố Đà Lạt (trên cao nguyên Lâm Viên) là một điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13 Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.

B. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn.

C. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê.

D. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.

Lời giải

 Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo:

- Đất ba dan màu mỡ với diện tích lớn, phân bố tập trung thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…với quy mô lớn.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng quanh năm tạo thuận lợi cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu..). Khí hậu nắng nóng, mùa khô kéo dài cũng  thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm nông sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14 Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

A. Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.

B. Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.

C. Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.

D. Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.

Lời giải 

Xác định từ khóa: ý nghĩa môi trường

=> Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu đồng thời bảo vệ môi trường sống cho động vật hoang dã…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15 Bảo vệ rừng ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa với vùng mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía Nam đất nước và các nước láng giềng vì Tây Nguyên

A. có diện tích rừng lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho vùng xung quanh.

B. nằm ở vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Đông Dương, giáp với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

C. là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lãnh thổ lân cận.

D. góp phần bảo vệ các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta.

Lời giải

 Tây Nguyên là vùng cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lân cận (duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đông Bắc Campuchia).

=> Việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là bảo vệ rừng đầu nguồn ở các lãnh thổ xung quanh nên không chỉ có ý nghĩa đối với Tây Nguyên mà còn ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Nếu rừng bị tàn phá sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngầm và lũ lụt về mùa mưa cho vùng hạ lưu; thiên tai xói mòn sạt lở đất cho vùng núi trên cao.

Đáp án cần chọn là: C

---------

Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây nằm trên sông Xê – xan?

A. Yaly.

B. Buôn Kuôp.

C. Xrê Pôk.

D. Đrây Hling.

Lời giải 

B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy thủy điện và sông ở Atlat Địa lí trang 3.

B2. Xác định vị trí sông Xê Xan -> đọc tên nhà máy thủy điện trên sông Xê Xan.

=> Xác định được nhà máy thủy điện Yaly nằm trên sông Xê Xan.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2 Các loại cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là:

A. cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

B. cà phê, cao su, hồ tiêu, bông.

C. cà phê, dừa, cao su, điều.

D. cà phê, hồ tiêu, thuốc lá, bông.

Lời giải

 Các loại cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3 Nông sản nổi tiếng ở Đà Lạt là

A. hoa, cà phê.

B. cà phê và chè.

C. rau ôn đới và cây ăn quả.

D. hoa và rau quả ôn đới.

Lời giải

 Đà Lạt có khí hậu ôn đới mát mẻ, nổi tiếng với các loại hoa và rau quả ôn đới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4 Các ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là

A. chế biến nông - lâm sản và khai thác khoáng sản.

B. cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng.

C. chế biến nông – lâm sản và thủy điện.

D. chế biến thực phẩm và thủy điện.

Lời giải

 Các ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là chế biến nông – lâm sản và thủy điện

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5 Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải

 Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6 Trung tâm công nghiệp quan trọng của Tây Nguyên là

A. Đà Lạt.

B. Plây –ku.

C. Buôn Ma Thuật.

D. Kon Tum.

Lời giải 

Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Tây Nguyên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu  7 Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên được đẩy mạnh là nhờ

A. phát triển vùng chuyên canh, ổn định nguồn nguyên liệu.

B. tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường.

C. tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

D. đẩy mạnh phát triển thủy điện, đảm bảo đủ năng lượng cho sản xuất.

Lời giải 

Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên được đẩy mạnh là nhờ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8 Các trung tâm kinh tế quan trọng của Tây Nguyên là

A. Plây-ku, Buôn Ma Thuật, Gia Nghĩa.

B. Đà Lạt, Plây-ku, Buôn Ma Thuột.

C. Di Linh, Bảo Lộc, Gia Nghĩa.

D. Gia Nghĩa, Buôn Ma Thuật, Buôn Đôn.

Lời giải 

Các trung tâm kinh tế quan trọng của Tây Nguyên là Đà Lạt, Plây-ku, Buôn Ma Thuột.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9 Khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn nhất đến đầu ra của sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là

A. giao thông vận tải chưa phát triển.

B. chất lượng các mặt hàng nông sản còn kém.

C. sự biến động của giá nông sản.

D. thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

Lời giải 

Đẩu ra của các sản phẩm chính là thị trường tiêu thụ

=> Sự biến động của giá nông sản trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến đầu ra của các mặt hàng nông sản ở Tây Nguyên

=> Khi giá cả tăng -> sản xuất có lợi nhuận -> kích thích sản xuất phát triển; ngược lại khi giá nông sản giảm -> sản xuất thua lỗ -> kìm hãm sản xuất, đã từng có nhiều hộ gia đình chặt bỏ hàng trăm ha cây cà phê vì sản xuất thua lỗ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10 Đâu không phải là khó khăn trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

A. Mùa khô kéo dài sâu săc thiếu nước nghiêm trọng.

B. Lao động trong nông nghiệp ít và không có nhiều kinh nghiệm.

C. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.

D. Thị trường nông sản thiếu ổn định.

Lời giải 

Khó khăn trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là:

-  Mùa khô kéo dài sâu sắc gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp.

- Các cơ sở công nghiệp chế biến chưa phát triển.

- Đặc biệt là thị trường giá cả nông sản thiếu ổn định làm tăng tính rủi rỏ của nông nghiệp

=> Loại đáp án A, C, D

- Tây Nguyên có nguồn lao động chủ yếu hoạt động trong ngành nông nghiệp, đặc biệt đây là khu vực nhập cư nhiều lao động di chuyển từ vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Băc Bộ đến với nhiều kinh nghiệm sản xuất.

=> Nhận xét:B. Lao động trong nông nghiệp ít và không có nhiều kinh nghiệm sản xuất => B không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11 Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm công nghiệp của Tây Nguyên?

A. Chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu GDP.

B. Đang chuyển biến theo hướng tích cực.

C. Công nghiệp chế biến nông - lâm sản phát triển khá nhanh.

D. Các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai.

Lời giải

 Đặc điểm công nghiệp vùng Tây Nguyên:

- Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP của vùng và giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (2,3% cả nước năm 2002)

=> Nhận xét A không đúng.

 -Nhưng đang chuyển biến theo tích cực: tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Các ngành quan trọng nhất là chế biến nông – lâm sản và thủy điện.

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh.

+ Công nghiệp thủy điện: các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai trên sông Xê Xan và Xrê Pôk.

=> Nhận xét B, C, D đúng => loại

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12 Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên?

A. cung cấp nước tưới cho mùa khô.

B. khai thác cho mục đích du lịch.

C. phát triển nuôi trồng thủy sản.

D. phát triển công nghiệp chế biến.

Lời giải 

Các hồ thủy điện ở Tây Nguyên có vai trò: cung cấp nước tưới cho mùa khô, phát triển du lịch, phát triển nuôi trồng thủy sản. Các hồ thủy điện không có vai trò cho phát triển công nghiệp chế biến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13 Có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt như chè ở Tây Nguyên là do

A. có nhiều hồ đầm đảm bảo nước tưới.

B. có các cao nguyên trên 1000m.

C. đất badan thích hợp với cây chè.

D. ở đây không có gió mùa Đông Bắc.

Lời giải 

Ở khu vực cao nguyên có độ cao trên 1000m, nhiệt độ không khí giảm xuống và trở nên mát mẻ (cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm 100C), độ ẩm không khí cao (>80%) cùng với nguồn nước dồi dào => khí hậu mang tính chất cận nhiệt rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè, do vậy ở đây đã hình thành vùng chuyên canh chè có diện tích lớn nhất nước ta, tiêu biểu là ở tỉnh Lâm Đồng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14 Cho bảng số liệu:

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm năm 2014 (Đơn vị: nghìn ha)

 Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 29 có đáp án năm 2021 mới nhất

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước và Tây Nguyên năm 2014 là

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ cột.

Lời giải

 - Đề ra yêu cầu:

 + Thể hiện quy mô và cơ cấu

 + Của Tây Nguyên và cả nước -> của 2 đối tượng.

=> Căn cứ vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước và Tây Nguyên năm 2014 là biểu đồ tròn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15 Hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng Tây Nguyên về giá trị sản xuất nông nghiệp vì

A. Có cơ cấu nông nghiệp đa dạng nhất so với các tỉnh còn lại.

B. Có diện tích đât sản xuất nông nghiệp lớn nhất so với các tỉnh còn lại.

C. Đẩy mạnh thâm canh, sản xuất hàng hóa, đem lại nguồn nông sản xuất khẩu lớn và có giá trị.

D. Lao động đông, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Lời giải 

Hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp vì:

- Hai tỉnh này có cơ cấu nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, phát huy tối đa những lợi thế về các điều kiện tự nhiên (đặc biệt là khí hậu và đất) để tạo ra nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu lớn.

+ Đăk Lăk nổi bật nhất là cây cà phê với sản lượng cà phê dẫn đầu cả nước, là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của tỉnh, đem lại giá trị lớn.

+ Lâm Đồng nhờ có điều kiện khí hậu cận nhiệt (ở độ cao trên 1000m) đã hình thành vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước, xây dựng được thương hiệu chè nổi tiếng, mang lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao. Ngoài ra, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) còn nổi tiếng về trồng hoa, rau quả ôn đới đem lại nguồn thu vô cùng lớn.

Đáp án cần chọn là: C



Lí thuyết 9 Lớp 9 Tin tức
Lên đầu trang