HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
10 phép lịch sự quan trọng cha mẹ nhất định рhải dạy cho con
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 13/12/2021
Lịch sự là nền tảng cơ bản để hình thành nhân cách mỗi người. Vì vậy dạy con những phép lịch sự cơ bản từ khi con còn nhỏ là điều bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng cần phải thực hiện.
1. Sử dụng câu “Vui lòng”, “Cảm ơn” và “Xin lỗi” đúng cách.
Người Việt vẫn có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.Vì vậy mà những lời nói tưởng chừng đơn giản như “Vui lòng”, “Cảm ơn”, “Xin lỗi” lại có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc giao tiếp hàng ngày. Khi muốn nhờ vả người khác điều gì đó, trẻ cần phải biết cách nói “Vui lòng”, khi đã được giúp đỡ xong thì câu “Cảm ơn” là tuyệt đối không thể quên.
Và đặc biệt, lúc trẻ làm sai thì câu “Xin lỗi” rất quan trọng. Vì những câu nói này khá đơn giản nên dễ bị bố mẹ xem nhẹ nhưng thực tế thì đây chính là một trong những cách cơ bản nhất để thể hiện sự tôn trọng người khác. Trẻ cần phải biết cách nói cảm ơn khi được giúp đỡ.
2. Không bình phẩm, chê bai về ngoại hình của người khác.
Trời sinh ra mỗi người một vẻ bề ngoài khác nhau và không phải ai may mắn để có được diện mạo xinh xắn, ưa nhìn. Nhưng không phải vì thế mà người ta có quyền chê bai hay miệt thị ngoại hình của những người không được dễ coi. Bởi vì điều này tạo cho trẻ sự ám ảnh về ngoại hình và hình thành cho trẻ thói quen “nhìn mặt mà bắt hình dong” như ông bà ta vẫn nói. Vì vậy, trẻ cần được dạy không bao giờ được bình phẩm về ngoại hình của người khác từ khi còn nhỏ để tránh thói quen xấu sau này.
3. Không chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm vào mặt người đối diện.
Khi đang nói chuyện với người khác, hành động chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm theo kiểu săm soi sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên khi trẻ còn nhỏ thì khá là khó khăn để trẻ hiểu được điều này. Do đó, bố mẹ hay để trẻ thử trải nghiệm cảm giác khó chịu đó. Khi đã hiểu và biết được cảm giác này thì trẻ biết tại sao không nên hành động như thế.
4. Không cắt ngang khi người khác đang nói.
“Người nói phải có kẻ nghe” nên việc cắt ngang khi người khác đang nói chuyện là một hành động vô cùng bất lịch sự. Hơn thế nữa nếu trẻ con còn làm hành động này với người lớn thì lại càng khó mà chấp nhận được. Nên bố mẹ hãy nhắc con không được cắt ngang khi người khác đang nói, dù đó là người lớn hay bạn bè. Nếu trong trường hợp buộc phải cắt ngang thì thay vì hét lớn để gây sự chú ý của người khác thì hãy chỉ cho trẻ cách xin phép được có ý kiếm hoặc cắt lời nhé.
5. Trả lời điện thoại đúng cách.
Ngày nay, điện thoại là một vật vô cùng phổ biến với mọi gia đình và mọi người. Khi bố mẹ đang dở tay hoặc không ở nhà thì việc trẻ phải nghe điện thoại là điều khó tránh khỏi. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng được bố mẹ dạy cho cách trả lời điện thoại đúng mực. Vì vậy trẻ cần học cách trả lời điện thoại sao cho lịch sự. Đối phương thường sẽ là những người lớn tuổi hơn nên câu đầu tiên mà trẻ cần phải nói sẽ là “Alo ạ”, khi biết trước người gọi là ai thì trẻ có thể nói luôn: “Cháu chào…. ạ”, ‘Bố/mẹ cháu đang bận, … có cần nhắn gì không ạ”,…Đây đều là những câu nói khá đơn giản, dễ nhớ và dễ thực hiện kể cả khi trẻ còn rất nhỏ.
6. Tự giới thiệu bản thân đúng cách.
Không chỉ sau này, khi đã lớn thì trẻ mới cần biết cách tự giới thiệu bản thân mà đây là điều trẻ cần biết dù còn nhỏ. Đó có thể là tình huống trẻ giới thiệu bản thân trước cả lớp, là lúc có ai đó là người quen của bố mẹ muốn làm quen với trẻ. Lúc này đây, tốt nhất trẻ nên được dạy cách nhìn thẳng vào mắt người nghe, hơi mỉm cười và nói về những thông tin cơ bản nhất của mình.
7. Luôn gõ cửa hoặc hỏi ý kiến trước khi vào phòng.
Mỗi người đều cần một không gian riêng tư và được người khác tôn trọng điều đó, kể cả trẻ nhỏ. Bố mẹ sẽ không thể lấy lý do vì trẻ còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên bỏ qua lỗi lầm này được. Cho nên bất kể là ở trong nhà hay khi đi đâu, trẻ cũng cần phải gõ cửa hoặc hỏi ý kiến trước khi muốn vào phòng người khác. Bất kể là ở trong nhà hay khi đi đâu, trẻ cũng cần phải gõ cửa hoặc hỏi ý kiến trước khi muốn vào phòng người khác.
8. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Đây cũng là một hành động thể hiện phép lịch sự nhưng lại có khá ít bố mẹ để ý. Khi ho hoặc hắt hơi, sẽ có rất nhiều vi khuẩn theo đó bay ra, điều này gây không ít khó chịu cho những người xung quanh, đặc biệt là nơi đông người. Tuy nhiên nhiều bố mẹ cho rằng đó chỉ là trẻ con nên không cần phải để ý. Nếu đang có suy nghĩ này thì bố mẹ hãy thay đổi và chỉnh sửa lại con mình luôn nhé.
9. Không chóp chép hoặc mở miệng khi nhai thức ăn.
Giống như nhiều phép lịch sự khác, nhiều bố mẹ thường mặc định là trẻ con thì không cần để tâm những điều này. Thế nhưng mở miệng hoặc chóp chép khi nhai thức ăn lại là một hành động khiến những người ngồi ăn cùng cảm thấy khó chịu. Nếu không chỉ dạy cho con từ nhỏ thì sau này sẽ hình thành thói quen và con khó lòng mà từ bỏ được.
10. Dọn dẹp sau khi ăn xong.
Người Việt thường cho rằng ai ăn sau thì đó sẽ là người dọn rửa.tuy nhiên nếu như khi trẻ ăn xong mà vẫn còn những người khác trong gia đình đang ăn hoặc chưa ăn thì trẻ cần phải biết tự thu dọn và sắp xếp bát đũa của mình. Điều này sẽ giúp cho người ăn phía sau không cảm thấy khó chịu.
8 điều mẹ kiên trì làm mỗi ngày, con lớn lên thông minh tài trí hơn người.
Để con thêm giỏi giang và thành công, mẹ đừng quên áp dụng những cách sau nhé.
1. Dạy trẻ học toán sớm.
Các chuyên gia cho biết họ đã nghiên cứu và kết luận một điều hết sức thú vị, trẻ được làm quen với toán học từ sớm không chỉ nhanh nhẹn hơn trong việc tính toán sau này mà còn có lợi hơn cho việc phát triển kỹ năng đọc hiểu. Học toán tốt giúp trẻ gia tăng khả năng tư duy, tính logic, khả năng tính toán,…
2. Mẹ có sự nghiệp riêng.
Các chuyên gia thực hiện cuộc nghiên cứu thuộc Trường Kinh doanh Harvard đã kết luận những người mẹ có sự nghiệp riêng vững chắc thường tạo được ấn tượng tốt trong mắt con cái. Điều này chứng tỏ quyền bình đẳng trong gia đình và đứa trẻ cũng sẽ có thêm động lực để phát triển bản thân khi mẹ của chúng là một người tài giỏi, mạnh mẽ và có chính kiến riêng.
3. Dạy trẻ tự học.
Ý thức được tầm quan trọng của việc tự học và kỷ luật nghiêm khắc với bản thân sẽ giúp trẻ xác định được mục tiêu mình đang hướng đến. Mẹ nên tạo điều kiện cho con tự học mỗi ngày, cho con hiểu về sự cố gắng và nỗ lực của bản thân luôn cần được coi trọng, chỉ khi nào thực sự khó khăn thì mới nên nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
4. Cho con làm việc nhà từ sớm.
Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard đã đưa ra kết luận những đứa trẻ được bố mẹ rèn luyện cho kỹ năng làm việc nhà từ sớm khi lớn lên thường có suy nghĩ độc lập và trưởng thành hơn. Chính vì thế, chúng dễ dàng kiếm được việc làm như mong muốn và khả năng phát triển trong tương lai cũng xán lạn hơn đó ạ.
5. Công nhận thành quả của con.
Không ít các mẹ sợ con tự kiêu nên thường dửng dưng, không công nhận thành quả con đạt được, điều này có thể khiến trẻ bị tổn thương tâm lý, tạo cảm giác tự ti và không muốn cố gắng nữa. Khi con đạt thành tích tốt, mẹ hãy công nhận thành quả bằng những lời khen ngợi nhẹ nhàng, tích cực để trẻ có thêm động lực phấn đấu, chỉ cần đừng đưa con “lên mây” và nhớ nhắc nhở trẻ cố gắng hơn nữa thì mọi chuyện sẽ ổn thôi mẹ ơi.
6. Truyền năng lượng tích cực cho con.
Cảm xúc tiêu cực có thể khiến con phải chịu nhiều căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, một trong những điều mẹ nên làm mỗi ngày đó là truyền những năng lượng tích cực cho con, trong đó, cách dễ nhất chính là xây dựng cho con một môi trường sống tuyệt vời với nền tảng là một gia đình hạnh phúc. Khi gia đình hạnh phúc, đứa trẻ luôn có cảm xúc vui vẻ, thoải mái, nhờ đó EQ phát triển mạnh mẽ hơn, tư duy của con cũng càng ngày càng sáng tạo, con thích thú muốn khám phá nhiều điều mới hơn.
7. Rèn luyện những kỹ năng xã hội cho con.
Một số mẹ nghĩ con chỉ cần học giỏi các môn học ở trường thì khi lớn lên sẽ giỏi giang hơn người. Tuy nhiên, kiến thức sách vở dù đúng là có quan trọng nhưng cũng cần đi kèm các kỹ năng mềm, cách giải quyết tình huống, cách tạo dựng mối quan hệ,… có đủ các yếu tố này mới có thể đảm bảo cho độ thành công của con sau này. Các chuyên gia đã chứng minh những đứa trẻ được bố mẹ cho tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, hay gặp gỡ, trò chuyện với những người xung quanh,… thường vô cùng tự tin, năng động, có nhiều ý tưởng sáng tạo và đem về nhiều thành quả to lớn trong công việc.
8. Chú trọng việc dạy con trong 3 năm đầu.
Nhiều người thường bỏ qua những năm đầu vì cho rằng trẻ còn nhỏ, chưa cần thiết phải dạy. Nhưng cái cây chỉ có thể uốn được khi còn non và con người cũng như vậy. Muốn trẻ lớn lên tài giỏi, là một người có ích cho xã hội thì mẹ phải ý thức dạy con ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là trong 3 năm đầu – giai đoạn bắt đầu hình thành những nhận thức đầu tiên về đúng – sai, phải – trái của con. Một phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ giúp trẻ thêm hạnh phúc, vui vẻ và tiếp thu tốt các kiến thức về mọi mặt.
Không phải gào thét bỏng họng, đây là 8 câu nói của mẹ khiến bé nghe lời răm rắp mà vẫn rất tự tin và bản lĩnh.
Việc dạy con biết vâng lời bố mẹ là điều rất cần thiết nhất là khi con chưa đủ phân biệt đúng sai và không phải lúc nào cũng tự biết cách chăm sóc, bảo vệ cho mình.
Các mẹ có đồng ý với em những bé nào biết vâng lời bao giờ cũng rất dễ dạy không? Và các bé dù bướng cỡ nào cũng chỉ thích mẹ dùng phương pháp mềm mỏng hơn là đòn roi hay không? Ở nhà em cũng vậy, con nào càng nghịch phá thì càng thích mẹ nhẹ nhàng, mềm mỏng. Thế nên quan trọng nhất, khi mẹ áp dụng những cách nói này rồi, các bé không chỉ vâng lời như một cái máy mà vẫn tự do phát triển cá tính bản thân và biết cách sáng tạo trong nhiều việc. Đây là một vài chia sẻ mà các mẹ có thể tham khảo để dạy con ngoan nha!
1. “Chừng nào… thì”.
“Chừng nào con ăn xong bát cơm thì mẹ sẽ cho con xem phim hoạt hình, nhưng chỉ được 15 phút thôi nha!” hoặc “Chừng nào con bỏ ăn kẹo thì mẹ sẽ bảo bố đóng cho con một cái nhà búp bê, con chịu không? Những cách nói này không khó cho mẹ mà lại rất dễ lọt tai của các bé. Mệnh đề “chừng nào/ khi nào, lúc nào” bao hàm ý muốn tích cực hơn so với câu nói bắt đầu bằng từ “nếu” vì nó khuyến khích bé sớm hoàn thành những gì đang còn dang dở.
2. “Con đang làm gì đấy, cho mẹ…”
Mẹ muốn con tắt ti-vi đi ăn cơm? Vậy thay vì đứng từ xa và gào rát cổ họng “Nhanh tắt ti-vi vào ăn cơm mau”, mẹ hãy nhấc chân lên và đến nơi coi đang ngồi ì nhé! Hãy xem cùng con và hỏi “Con đang xem gì đấy, cho mẹ xem cùng với nào!” và dành ít giây để nghía xem con thích coi gì. Bé thấy mẹ làm vậy sẽ rất biết nghe lời khi mẹ yêu cầu điều tiếp theo, thay vì chống đối. Đây là cách rất tâm lý phải không nào?
3. “Con thích… hơn hay thích… hơn”
“Con thích bộ đồ màu xanh có hình siêu nhân hay bộ đồ màu đỏ có người nhện?” hoặc “Con thích cuối tuần này nhà mình đi xem phim hay công viên nước?”. Những câu hỏi cho phép sự lựa chọn như thế này sẽ giúp bé cảm thấy mình rất có tiếng nói và được tôn trọng. Do đó bé sẽ dễ dàng đưa ra sự lựa chọn nhanh nhất theo sở thích và ý muốn của mình. Mẹ cũng có thể tranh thủ dạy con biết về sự vật khi dành ít lời mô tả về những món đồ, nơi chốn mình đưa ra nữa đó!
4. “Kể cho mẹ nghe, con vừa làm gì?”
Đôi khi người lớn cũng không trả lời được câu hỏi “Sao anh/chị lại làm thế?” thì làm sao mẹ có thể mong con trả lời tường tận khi hỏi “Sao con làm thế?”. Thay vào đó, các mẹ hãy nói “Kể cho mẹ nghe xem, con vừa làm gì nào?” và sau đó mẹ sẽ có cơ hội hiểu tất tần tật những gì xảy ra thôi!
5. “K.L ơi, giúp mẹ lấy…”
Con cái có thể nhờ vả đôi chút việc vặt. Để lời mẹ nói ra lập tức thành hiệu lệnh, mẹ chỉ đơn giản gọi đúng tên con “K.L ơi, giúp mẹ lấy 2 quả trứng trong tủ lạnh nào”, ngay lập tức bé sẽ làm thôi!
6. “Sao con không về phòng chơi búp bê nhỉ?”
hay vì nói “Đừng có ở đây làm phiền mẹ, mẹ đang bận lắm”, mẹ có thể nói một cách rất gợi ý “Sao con không về phòng mình chơi búp bê/ chơi lắp ghép nhỉ?”. Mẹ thử đi, cách này hiệu quả lắm đó!
7. “Mẹ muốn con…”
Các mẹ có biết trẻ con không thích ra lệnh nhưng lại không muốn làm mẹ nổi giận? Bé thương mẹ lắm đấy! Vì vậy thay vì nói “Con mang quả bóng trả cho bạn T ngay”, mẹ chỉ cần nói “Mẹ muốn con mang quả bóng trả bạn T”, bé sẽ lập tức làm theo ngay.
8. “Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…”
Trẻ con cần mọi thứ phải rõ ràng nên lý do vì sao bé không được phép phải được giải thích cặn kẽ. Chẳng hạn, mẹ có thể nói “Khi con vào nhà tắm chơi, mẹ cảm thấy rất lo lắng bởi vì con có thể bị trượt chân té ngã hoặc ngộp nước trong bồn”. Chỉ cần giải thích cho con hiểu sự việc và cảm xúc của mẹ, bé sẽ rất nhớ những gì mẹ căn dặn.
Ngoài những cách nói này, muốn dạy con bằng lời nói thật hiệu quả, mẹ nên:
– Nói từng câu một: Mẹ càng nói “dông dài” con càng dễ “giả điếc”. Vì vậy, mẹ nên nói từng câu một, cho bé làm xong hãy tiếp tục thêm một yêu cầu khác nhé!
– Dùng từ đơn giản: Dùng câu ngắn, từ ngữ đơn giản để bé hiểu. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.
– Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ: Nếu thấy con không nhắc lại được nghĩa là mẹ đang yêu cầu quá phức tạp
– Trực tiếp nhìn vào mắt con: Khi muốn con vâng lời, thay vì đứng trên cao, mẹ nên ngồi xuống và trực tiếp nhìn vào mắt con. Đây là “bùa chú” khiến mọi đứa trẻ đều biết nghe lời mẹ!
5 tình huống ông bà nên “can thiệp” trong việc nuôi dạy cháu.
Có nên can thiệp vào việc nuôi dạy trẻ hay không là một quyết định khó khăn với các ông bà.“Về lâu dài, việc bố mẹ là người dạy con sẽ tốt nhất cho đứa trẻ và gia đình – ngay cả khi ông bà không đồng ý với quyết định này” – ông Carl Grody, một cố vấn gia đình ở Worthington, Ohio, Mỹ giải thích.
Ở vị trí ông bà, họ sẽ cảm thấy mình có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy trẻ quý giá, nhưng việc chia sẻ sự khôn ngoan của ông bà có thể phản tác dụng nếu cha mẹ cảm thấy mình bị chỉ trích.Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ông bà nên can thiệp và chia sẻ ý kiến của mình.
Hãy tham khảo những tình huống dưới đây:
1. Khi trẻ hỗn láo.
Giống như trong tất cả các mối quan hệ, ông bà có quyền thiết lập ranh giới về cách xử sự của mọi người với mình. Nếu đứa trẻ vô lễ với ông bà hoặc với những người khác, ông bà cần lên tiếng.
Ông bà có thể nói: “Cháu không được nói chuyện với ta như thế”. Tuy nhiên, hãy để bố mẹ trẻ đưa ra biện pháp kỷ luật và đừng thúc ép bố mẹ giải quyết ngay vấn đề trước mặt trẻ. Nếu không, ông bà đang có nguy cơ làm suy yếu quyền lực của cha mẹ, chuyên gia Grody cho hay.
Thay vào đó, hãy cung cấp thông tin chi tiết với cha mẹ về hành vi của trẻ khi trẻ không có mặt ở đó.
2. Khi sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.
Đôi khi cha mẹ quá gần gũi với con cái đến mức không nhận ra những điều sai trái. Ông bà là người có kinh nghiệm nên có cái nhìn khách quan hơn.
Nếu ông bà nhận thấy cháu mình bị chậm nói, có vấn đề về vận động hoặc gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội, ông bà cần phải lên tiếng.
Vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được kiểm soát. Trong trường hợp này, can thiệp sớm thường rất quan trọng để trẻ phát triển đúng hướng, Amy Morin, một nhà trị liệu tâm lý ở Lincoln Maine khuyến cáo.
3. Ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ
Chắc chắn là ông bà cần can thiệp khi sự an toàn của trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng. Nhưng ông bà cũng chỉ nên làm điều này một số lần giới hạn.
Nhắc trẻ cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp là có thể chấp nhận được, nhưng không nên yêu cầu cha mẹ trẻ làm việc đó. Tất nhiên, nếu ở nhà riêng của ông bà, ông bà có thể tự thiết lập các quy tắc chung và yêu cầu chúng được thực thi. “Ai cũng phải đội mũ bảo hiểm khi đạp xe ở nhà ông bà” – ông Morin ví dụ về một quy tắc chung.
4. Các vấn đề về dinh dưỡng.
Ông bà luôn muốn cháu mình ăn ngon miệng nhưng đôi khi những món ăn lành mạnh lại rất khó ăn với trẻ. Tất nhiên, nếu là ở nhà mình, ông bà có thể nấu đậu xanh và cà rốt, nhưng ông bà không thể yêu cầu cha mẹ nấu theo ý mình.
“Hãy đưa ra những lời khen ngợi tích cực bất cứ khi nào có thể, ví dụ nếu bạn thấy món cải Brussels đang trên bàn ăn, hãy nói “món này trông ngon quá!”, thay vì “cuối cùng chúng ta cũng có thứ gì đó màu xanh lá!”.
Nếu ông bà lo lắng về thói quen ăn uống của trẻ, hãy nói chuyện với trẻ về những lựa chọn lành mạnh và đưa ra một số gợi ý. Nhưng đừng làm mất lòng cha mẹ chúng.
5. Những vấn đề nghiêm trọпg.
Không cần phải đắn đo việc có nên can thiệp hay không nếu ông bà nhận thấy trẻ đang gặp bất kỳ vấn đề nào dưới đây:
– Bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục.
– Bị bỏ bê
– Lạm dụng chất gây nghiện hoặc có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.
iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí