HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Mật ong - Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng hiệu quả.

Mật ong - Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng hiệu quả.

 
Mạt ong ong- Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng mật ong hiệu quả.

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào... bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác". Bài này chỉ đề cập về mật ong do ong mật (chi Apis) tạo ra; mật do các loài ong khác hay các loài côn trùng khác có các đặc tính rất khác biệt. Nhiều người cho rằng mật ong không có hạn sử dụng nhưng thật ra mật ong chỉ có thể sử dụng được tối đa là 2 năm và sau đó nó sẽ có các chất nguy hiểm được tạo bên trong đó và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu quá hạn thì nó sẽ có mùi khó chịu và hôi chua, vị cay hoặc đắng, màu đậm và càng ngày càng có màu tối hay nói cách khác là màu đen

Sơ lược

  • Tên gọi khác: Bách hoa tinh, Bách hoa cao, Phong mật
  • Tên khoa học: Mel
  • Họ: Ong mật (Apidae)
  • Tên tiếng anh: Honey bee
Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính và có các tính chất hóa học hấp dẫn cho việc làm bánh, thức uống và làm thuốc chữa bệnh. Mật ong có hương riêng biệt nên nhiều người thích ăn mật ong hơn đường và các chất ngọt khác.

Phần lớn các vi sinh vật không sống trong mật ong vì mật ong có hoạt tính nước thấp khoảng 0,6. Tuy nhiên, điều quan trọng là mật ong thường xuyên chứa các nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động Clostridium botulinum mà có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ do các nội bào tử này có thể chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong.

Quá trình lấy mật ong

Ong thợ sử dụng vòi để hút mật hoa từ các loại hoa. Mật hoa được đưa vào dạ dày mật để các enzyme thực hiện chuyển hóa từ mật hoa sang mật ong (loài ong có hai loại dạ dày: dạ dày mật sử dụng khi làm mật và dạ dày thường để chuyển hóa thức ăn). Sau khi về đến tổ ong thợ sẽ chuyển lượng mật hoa đang ở trong dạ dày mật sang cho ong thợ khác để tiếp tục thực hiện quá trình chuyển hóa thành mật ong. Mỗi ong thợ thực hiện việc chuyển hóa này trong khoảng 30 phút.

Sau khi mật hoa được chuyển hóa hoàn toàn thành mật ong, ong thợ sẽ nhả mật ong vào tổ rồi dùng cánh để quạt bay hơi nước có trong mật cho đến khi mật ong đạt đến độ bão hòa (tỷ lệ nước ~17%) thì sẽ thực hiện niêm phong tổ lại, hoàn tất quá trình làm mật.

Việc nghiên cứu các phấn hoa và các bào tử trong mật thô (melissopalynology) có thể xác định các nguồn phấn làm mật[5]. Bởi vì ong mật mang một điện tích tĩnh điện và có thể hút các vật khác, kỹ thuật tương tự như các kỹ thuật của melissopalynology có thể sử dụng trong việc nghiên cứu các chất phóng xạ của môi trường khu vực, hoặc bụi, hay ô nhiễm.

Khi ong thợ thực hiện lấy mật, đồng thời làm rụng phấn hoa xuống nhụy hoa, giúp thụ phấn cho các cây có hoa.

Ong mật là loài ong làm mật nhiều hơn lượng mật mà nó cần dùng đến trong mùa đông. Người nuôi ong kích thích cho ong sản xuất dư thừa lượng mật ong trong tổ ong để có thể thu hoạch mà không gây hại cho đàn ong. Khi nguồn thực phẩm cho ong bị thiếu, người nuôi ong có thể bổ sung dinh dưỡng cho ong bằng cách cho ong ăn lại phấn hoa hoặc đường.

Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Về thành phần carbohydrat, mật ong chủ yếu là fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31,0%)[2]. Các carbohydrat khác trong mật ong gồm maltose, sucrose và carbohydrat hỗn hợp[2]. Trong mật ong, các vitamin và chất khoáng chỉ xuất hiện ở dạng vết[10][11] Mật ong cũng chứa một lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống oxy hóa, bao gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin[12][13][mơ hồ]. Thành phần cụ thể của mật phụ thuộc vào hoa mà ong hút mật.[10]

Thành phần của mật ong thông dụng:

Fructose: 38,2%
Glucose: 31,3%
Sucrose: 1,3%
Maltose: 7,1%
Nước: 17,2%
Các loại đường có khối lượng phân tử cao hơn: 1.5%
Tro: 0,2%
Các chất khác: 3,2%
Chỉ số glycemic của mật ong là từ 31 đến 78.

Khối lượng riêng của mật ong là 1,36 kg/lít (nặng hơn nước 36%).

Tai biến sức khỏe

Ngộ độc Botulinum
Do sự có mặt của các nội bào tử của vi khuẩn botulinum trong mật ong, trẻ dưới một tuổi không nên uống mật ong. Hệ tiêu hóa phát triển hơn ở những trẻ lớn hơn và ở người lớn nhìn chung là phá hủy các bào tử này. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể nhiễm độc botulinum từ mật ong nhưng trẻ từ 1 tuổi trở lên thì có thể dùng được. Mật ong y tế có thể được xử lý bằng tia gamma để giảm nguy cơ có mặt của các bào tử botulinum. Bức xạ gamma rõ ràng không ảnh hưởng đến tính kháng khuẩn của mật ong, việc có hoặc không có hoạt tính kháng khuẩn của mật ong phụ thuộc vào việc sinh ra peroxide.

Ngộ độc botulinum ở trẻ sơ sinh thể hiện sự biến động theo địa lý. Ở Anh, chỉ có 6 ca được báo cáo trong khoảng 1976 và 2006,trong khi đó ở Hoa Kỳ thì cao hơn với tỉ lệ 1,9 trên 100.000 sơ sinh còn sống, 47,2% là ở California. Dù là tỉ lệ phơi nhiễm mật ong đối với sức khỏe trẻ sơ sinh nhỏ, nhưng không nên xem thường điều này.

Theo như ghi nhận, tình trạng say mật ong điên là kết quả của việc hấp thụ loại mật ong có chứa chất độc grayanotoxins. Các loại mật ong được sản xuất từ những loại hoa như: Hoa đỗ quyên, hoa nguyệt quế núi, hoa cừu nguyệt quế đều có thể gây ra hiện tượng ngộ độc mật ong. Những triệu chứng dễ nhận thấy nhất bao gồm: chóng mặt, toát mồ hôi, suy nhược, buồn nôn, ngoài ra cũng có những triệu chứng khác ít xuất hiện hơn như: huyết áp thấp, sốc, nhịp tim không đều, ở một số trường hợp hiếm gặp còn xuất hiện cả biểu hiện co giật mà có thể dẫn đến tử vong.

Việc ngộ độc mật ong xảy ra bởi ăn các loại mật ong chưa qua sơ chế hoặc mật ong có nguồn gốc từ những hộ chăn nuôi ong nhỏ lẻ với số lượng chỉ dừng lại ở mức một vài tổ. Với việc sản xuất mật ong đại trà có thể làm giảm đi lượng độc tố có trong mật ong nhờ việc có nhiều nguồn phấn hoa khác nhau

Ngoài ra mật ong có chứa độc tố cũng có nguồn gốc từ việc ong thu thập phấn của bụi cây Tutu (Coriaria arborea) và ở gần loại bọ nhảy cây lạc tiên (Scolypopa australis), cả hai loài sinh vật này đều sinh sống tại New Zealand. Sở dĩ mật ong ở gần 2 loài sinh vật kể trên có độc là do trong quá trình kiếm mật, ong cũng đồng thời thu hoạch dịch ngọt của loài bọ nhảy này bởi thức ăn chính của chúng là từ cây Tutu có độc. Loại mật ong có độc tố này chỉ xuất hiện tại một vài vùng của New Zealand: Bán đảo Coromandel, phía Đông của Vịnh Plenty và vịnh hẹp Marlborough Sounds. Triệu chứng chính khi bị nhiễm độc cây Tutu bao gồm: nôn, mê sảng, chóng mặt, dễ bị kích động và co giật dữ dội, tuy nhiên, việc nhiễm độc từ loài cây này hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng nhằm tránh việc nhiễm độc cây Tutu, cần phải tránh không sử dụng các loại mật ong từ các vùng hoang dã của New Zealand, kể từ năm 2001 những hộ nuôi ong tại New Zealand đã được yêu cầu giảm thiểu tỷ lệ rủi ro từ việc giám sát chặt chẽ việc thu hoạch mật ong từ những vùng có cây Tutu và bọ nhảy cây lạc tiên trong vòng bán kính 3 km.

Đặc điểm của mật ong

Mật ong là chất được tạo thành từ những tinh chất mà ong thu thập được từ phấn hoa. Đây là một loại tinh chất thuần khiết không có sự gia giảm bất cứ chất nào, bao gồm nước và lượng đường. 

Cụ thể, mật ong có màu hổ phách hoặc nâu đen, trong, hơi dính nhớt, vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng. Vào mùa hè, mật ong thường sáng bóng và trong như dầu. Mùa đông, mật có hiện tượng kết tinh thành các hạt li ti, sánh đặc khi nhiệt độ giảm. Tùy vào từng mùa mà mật cũng có thay đổi một số tính chất vật lý.

Khu vực phân bố: Mật ong được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi, không chỉ dùng để làm gia vị, nó còn được dùng để chữa bệnh, chăm sóc da,… Hiện nay, ong đã được nuôi ở khắp nơi để khai thác mật, sáp ong hoặc sữa ong chúa để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người.
Phần được dùng làm dược liệu: Sữa ong chúa, mật, sáp ong đều có thể dùng để làm dược liệu thiên nhiên. 

Thu hoạch, sơ chế mật ong

Mật ong được tạo ra quanh năm nhưng mùa tốt nhất để thu hoạch là mùa xuân – hạ. Ở miền Nam, mật của chúng thường thu hoạch vào mùa khô, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4. Người có kinh nghiệm lấy mật thiên nhiên thường xem bụng ong để tính thời điểm lấy mật phù hợp.

Để lấy mật ong, người ta thường dùng khói rễ gừa để xua ong ra khỏi tổ. Sau đó, thợ lấy mật sẽ cắt lấy tầng sáp ong có chứa mật, đem vắt sáp ong và lấy mật. Khi được thu hoạch thủ công mật thường có màu vàng, hơi đục vì có lẫn ấu trùng và một số tạp chất. Ở các cơ sở nuôi ong công nghiệp, người ta thường dùng máy ly tâm để lấy mật. Mật ong sau khi thu hoạch sẽ được đem đóng chai và bảo quản nơi thoáng mát.

Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe

Được biết đến là một gia vị trong nấu ăn, thế nhưng nguyên liệu tự nhiên này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Mật ong giàu chất chống oxy hóa và các thành phần khác có tác dụng chữa bệnh. Vậy mật ong có tác dụng gì?

Hầu hết những công dụng của mật ong đều đã được nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn. Cụ thể như sau:

  • GS. Udintsev, Nga đã cho bệnh nhân lao sử dụng khoảng 100g mật ong/tuần. Kết quả cho thấy sức khỏe bệnh nhân ngày càng tiến triển tốt hơn, hệ miễn dịch cũng được cải thiện đáng kể. Qua đó mật ong được xem như một vị thuốc bổ trong dân gian.
  • Mật ong còn có tác dụng làm giảm độ axit của dịch vị dạ dày, làm giảm triệu chứng đau tức, khó chịu. Hầu hết, các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và ruột khi sử dụng mật ong đều có biểu hiện cải thiện, chất lượng tiêu hóa cũng tiến triển tốt hơn.
  • Một vài thí nghiệm trên cơ thể thỏ cho thấy, mật ong có tác dụng khắc phục một số triệu chứng về gan và túi mật khi được sử dụng một lượng mật tương ứng mỗi ngày.
  • Ngoài ra, mật ong còn được xem như một loại an thần, tốt cho giấc ngủ, kích thích thư giãn thần kinh và cải thiện tốt triệu chứng nhức đầu do căng thẳng.
  • Nhóm nhà nghiên cứu người Nga bao gồm Necht, Chadimenko, Moroz đã tìm hiểu và chỉ ra mật ong có ảnh hưởng đối với một số tác nhân gây bệnh như thương hàn, lỵ, Staphylococ, Streptococ,… Kết quả cho 2000 thí nghiệm cho thấy, mật ong có tính tiêu diệt cao và có khả năng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn khá tốt.
  • GS. Pletneta ở Viện Y học số 2 Maxcova đã dùng mật ong để điều trị vết thương hở. Kết quả cho thấy, vết thương phục hồi nhanh tương đương với sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến trái chiều cho rằng mật ong có tính nóng, dễ làm vết thương tổn thương rộng hơn nên không được khuyến khích sử dụng.
  • Nhà bác học Pháp là Alain Quieille đã chứng minh rằng có một vài loại mật ong có khả năng phóng xạ. Khi ông cho mật vào nhiều cốc thủy tinh khác nhau, sau một thời gian có thể thấy chúng tác động đến các phim ảnh đựng trong cốc.

1. Chữa ho khan, ho đờm

Tác dụng của mật ong giúp chữa ho khan, ho đờm
Dùng mật ong chữa ho là một cách trị ho dân gian mà rất nhiều người đã áp dụng và đạt được hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là một số cách sử dụng mật ong hay cách trị ho bằng mật ong mà bạn có thể áp dụng:

Bài thuốc mật ong hấp lá hẹ. Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước thái nhỏ cho vào chén. Đổ mật ong ngập và mang cách thủy hoặc hấp cơm. Sau khi chín, bạn tán nhuyễn và ăn. Cách trị ho này rất hiệu quả nếu bạn đang có đờm hoặc bị cảm cúm.
Bài thuốc mật ong quất. Chọn 3-4 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào 1 cái chén nhỏ. Đổ mật ong ngập quất và hấp trong nồi cơm (hoặc hấp cách thủy) khoảng 15 phút. Sau khi hấp xong có thể uống trực tiếp, từ từ để nước mật trôi xuống họng là dịu và giảm ho. Hoặc bạn có thể pha với nước ấm và dầm nát quả quất ra. Uống ngày 2 lần sau bữa cơm hoặc sáng tối để nhanh hết ho.
Tỏi ngâm mật ong. Bóc tỏi cho vào hũ thủy tinh sạch. Sau đó, đổ mật ong lên ngập hũ, đậy nắp kín. Ngâm khoảng hơn 1 tháng là có thể dùng. Ngâm càng lâu càng dễ ăn. Cứ khi nào ho thì bạn lấy ra ăn mỗi lần 1 tép, tần suất 1-2 lần mỗi ngày, 2 ngày là khỏi.
Ngoài cách trị ho bằng thuốc, bạn cũng có thể sử dụng các cách trị ho bằng mật ong tự nhiên tại nhà để nhanh chóng chấm dứt cơn ho khó chịu.

2. Tác dụng của mật ong: Chữa bỏng

Mật ong có tác dụng khử trùng, giảm viêm và sưng tấy. Do đó, từ xa xưa, loại thực phẩm này đã được dùng như một loại thuốc để trị bỏng tại nhà và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, công dụng của mật ong còn có thể rút ngắn thời gian phục hồi của da sau khi bị tổn thương mà không để lại quá nhiều sẹo.

Nếu không may bị bỏng, bạn chỉ cần bôi trực tiếp mật ong lên vết bỏng rồi dùng gạc mỏng băng lại. Hãy thực hiện điều này khoảng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi vết thương khô và lên da non là được.

3. Tăng cường trí nhớ nhờ chất acetylcholine

Công dụng của mật ong đã được chứng minh là hỗ trợ tăng cường trí nhớ. Nghiên cứu ở phụ nữ sau mãn kinh sử dụng mật ong trong vài tuần. Những kết quả khả quan trong việc cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, loại mật ngọt này cũng mang lại tác dụng tương tự đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

4. Ngăn ngừa trào ngược dạ dày – thực quản

Trong bài viết trên tạp chí British Medical Journal, GS Mahantayya V Math thuộc Đại học Y ở Kamothe (Ấn Độ) đã khẳng định: “Mật ong với độ kết dính gần 126 lần cao hơn độ kết dính của nước – phủ kín thành đường tiêu hóa. Từ đó tạo rào cản ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản”.

5. Công dụng mật ong: Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Mật ong có chỉ số đường huyết thấp hơn đường mía và có thể giữ cho đường huyết trong máu ở mức ổn định. Do đó, người bệnh đái tháo đường được khuyến khích sử dụng mật ong thay cho đường phụ gia thông thường.

6. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Nếu nói đến các loai thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa thì không thể bỏ qua công dụng của mật ong. Những chất này giúp ngăn chặn sự hình thành và lây lan của tế bào ung thư. Mật ong cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan, chẳng hạn như ung thư thận, ung thư phổi…

7. Tác dụng của mật ong: Làm dịu bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường gây ra cảm giác ngứa, đau và chảy máu ở khu vực hậu môn. Ngoài sử dụng các loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định, bạn còn có thể áp dụng một vài biện pháp tại nhà giúp làm dịu đi tình trạng bệnh. Một trong số đó là sử dụng hỗn hợp gồm dầu ô liu và mật ong để bôi lên vùng bị tổn thương. Tác dụng của mật ong sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng chảy máu, đau, ngứa, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

8. Nâng cao hiệu quả chữa lành vết thương

Tác dụng của mật ong có thể giúp khử trùng và làm lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời, nó còn có công dụng giúp giảm đau, hạn chế mùi và thu nhỏ kích cỡ của vết thương.

Công dụng của mật ong hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn chống lại thuốc kháng sinh hoặc tình trạng lở loét trong thời gian dài.
Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng mật ong để điều trị vết thương khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Đôi khi, loại thực phẩm này lại cản trở quá trình hồi phục nếu sử dụng không đúng cách và không đúng đối tượng.

9. Làm dịu tình trạng bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một bệnh về da khá phổ biến. Tình trạng này gây ra hiện tượng đỏ, lở loét, ngứa, thậm chí là tổn thương nghiêm trọng trên da. Người bệnh thường điều trị vẩy nến bằng kem thoa có chứa corticosteroid hoặc vitamin D. Lợi ích của mật ong đối với sức khỏe là làm dịu tình trạng này. Mật ong cũng là một phương pháp hỗ trợ làm dịu các triệu chứng của căn bệnh này khá hiệu quả.

Sử dụng hỗn hợp mật ong, dầu ô liu sẽ giúp làm dịu da. Mật ong sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy cũng như tình trạng tấy đỏ. Áp dụng đúng cách sẽ giúp bạn nhận được đầy đủ các tác dụng của mật ong.

10. Tác dụng của mật ong: Giảm ngứa ở bệnh Herpes

Khi bị nhiễm virus Herpes, bạn sẽ cảm thấy vùng da quanh khu vực sinh dục và miệng bị lở loét, kèm theo đó là sự xuất hiện của các nốt mụn nước li ti. Trong trường hợp này, hãy dùng mật ong thoa lên vết thương và rửa đi sau 30 phút. Tình trạng khó chịu, ngứa ngáy có thể giảm đi rất nhiều với cách sử dụng mật ong này đấy.

Tác dụng của mật ong trong làm đẹp

Sau đây là một số cách sử dụng mật ong để làm đẹp mà bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà cùng một số thành phần tự nhiên khác.

11. Trị mụn trứng cá hiệu quả

Mật ong đem lại nhiều lợi ích làm đẹp tuyệt vời cho chị em phụ nữ. Tính kháng khuẩn và kháng nấm của mật ong có thể ngăn chặn vi khuẩn hình thành mụn trứng cá. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của thực phẩm này cũng sẽ làm dịu tình trạng sưng đỏ và kích ứng da.

Cách thực hiện. Đắp một ít mật ong nguyên chất lên vùng da bị mụn trứng cá và ngồi chờ trong 10–15 phút. Sau đó, rửa sạch bằng nước ấm. Bạn cũng có thể thử một số công thức làm mặt nạ mật ong trị mụn trứng cá kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác để tăng hiệu quả chữa trị và phát huy đầy đủ tác dụng của mật ong.

12. Tác dụng mật ong: Làm mờ vết thâm

Các thành phần trong mật ong như chất chống oxy hóa, enzyme và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp làm sạch và dưỡng ẩm làn da. Ngoài ra, sự kết hợp của mật ong và baking soda còn có tác dụng tẩy tế bào chết, giúp hồi phục các tế bào mới, từ đó khiến làn da trông rạng rỡ hơn.

Cách thực hiện. Bạn trộn 2 muỗng canh mật ong với 1 muỗng baking soda. Sau đó, bạn làm ướt da và nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp lên trên da mặt hoặc cơ thể theo chuyển động tròn. Cuối cùng, bạn rửa sạch với nước.

13. Dưỡng ẩm và làm trắng da

Mật ong có tác dụng gì? Mật ong là một chất dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm hoàn toàn tự nhiên. Tác dụng của mật ong phát huy hút ẩm từ không khí và thấm sâu vào da. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa và vitamin C là hai thành phần giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn ngừa quá trình lão hóa da.

Cách thực hiện. Sau khi rửa sạch và làm khô da mặt, bạn nên lấy khoảng 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, thoa đều lên da và giữ trong 15–20 phút. Sau đó, bạn rửa sạch bằng nước ấm.

14. Giúp làm sạch lỗ chân lông

Các enzyme trong mật ong nguyên chất có tác dụng làm sáng da và giữ cho lỗ chân lông sạch sẽ. Bên cạnh đó, tác dụng kháng khuẩn của mật ong kết hợp cùng dầu dừa cũng có thể ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn. Từ đó, bạn sẽ tránh được mụn trứng cá và sự mất cân bằng chất dinh dưỡng trong da.

Cách thực hiện. Bạn trộn 1 muỗng canh mật ong tươi với 2 muỗng canh dầu dừa cho đến khi hòa tan đều. Sau đó, thoa lên da mặt đã được rửa sạch sẽ và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Bạn nên nhớ tránh bôi ở vùng quanh mắt. Cuối cùng, bạn rửa sạch bằng nước ấm.

15. Tẩy tế bào chết cho da là tác dụng của mật ong

Các thành phần trong mật ong như chất chống oxy hóa, enzyme và nhiều chất dinh dưỡng khác. Những chất này trong mật ong có tác dụng giúp làm sạch và dưỡng ẩm làn da. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa axit alpha hydroxy, axit malic… mà thần dược này còn được dùng để tẩy da chết cho môi rất hiệu quả.

Ngoài ra, sự kết hợp của mật ong và baking soda còn có tác dụng hồi phục các tế bào mới, khiến làn da trông rạng rỡ hơn.

Cách thực hiện. Bạn trộn 2 muỗng canh mật ong với 1 muỗng baking soda. Sau đó, bạn làm ướt da và nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp lên trên da mặt hoặc cơ thể theo chuyển động tròn. Cuối cùng, bạn rửa sạch với nước.

16. Làm dầu xả tóc từ mật ong

Tác dụng của mật ong giúp làm đẹp cho chị em, từ làn da đến mái tóc. Các enzyme và chất dinh dưỡng trong mật ong nguyên chất sẽ giúp cho mái tóc trở nên bóng mượt và dày hơn. Ngoài ra, khi kết hợp với dầu dừa, nó cũng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho mái tóc. Đồng thời, mật ong cũng làm mịn lớp biểu bì trên da đầu, mang lại một mái tóc rực rỡ và óng mượt như mong muốn.

Cách sử dụng mật ong làm dầu xả. Bạn trộn 1 muỗng canh mật ong nguyên chất với 2 muỗng dầu dừa. Sau đó, bạn thoa đều lên 2/3 mái tóc phía dưới đã được làm ướt. Hãy bắt đầu từ dưới ngọn lên trở lên. Cuối cùng, bạn giữ nguyên trong 20 phút rồi rửa sạch.

17. Chăm sóc tóc bóng mượt

Mái tóc phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, các hình thức làm đẹp như duỗi, uốn, sấy, nhuộm màu… Đồng thời, nó còn chịu ảnh hưởng từ những tác động bên trong cơ thể như thiếu chất, bệnh tật… Vì vậy, tóc thường hay bị chẻ ngọn, xơ rối và gãy rụng.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể nhờ đến tác dụng dưỡng ẩm của mật ong giúp điều hòa và duy trì độ ẩm cho mái tóc. Thêm vào đó, loại mật ngọt này còn rất hiệu quả trong việc củng cố nang tóc, giúp mái tóc trở nên chắc khỏe và bóng mượt hơn.

Cách thực hiện. Trộn 1 thìa mật ong với lượng dầu gội đầu vừa đủ mà bạn dùng hằng ngày. Sau đó, bạn gội đầu và làm sạch mái tóc như bình thường.

18. Uống mật ong đúng cách giúp giảm cân hiệu quả

Hỗn hợp gừng mật ong giúp giảm cân hiệu quả
Uống mật ong có tác dụng gì? Ngoài giúp làm đẹp da, chăm sóc tóc và dưỡng môi thì tác dụng của mật ong còn có thể góp phần vào quá trình giảm mỡ bụng, giúp bạn lấy lại vóc dáng gọn gàng và quyến rũ.

Mật ong có vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho làn da và sức khỏe. 
3 cách sử dụng mật ong dưới đây sẽ giúp bạn giảm cân dễ dàng hơn:

Cách dùng mật ong giảm cân

Mật ong và nước ấm. Dùng mật ong nguyên chất pha với nước ấm uống hàng ngày. Kết hợp với tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng mơ ước
Mật ong và chanh. Dùng mật ong pha với nước cốt chanh pha và nước ấm uống hàng ngày thay nước lọc. Nước uống này sẽ giúp bạn sở hữu làn da mịn màng, vòng eo săn chắc.
Trà gừng mật ong. Cho vài lát gừng vào ly nước nóng, đợi khoảng 30 phút để gừng tiết ra hết các tinh chất. Sau đó cho thêm mật ong vào khuấy đều rồi thưởng thức. Sử dụng khoảng 2 – 4 ly trà gừng mật ong mỗi ngày trước bữa ăn. Đây là cách giảm cân cực kì hiệu quả.
VN

Có nên uống sữa pha mật ong?

Mật ong và sữa là sự kết hợp cổ điển thường thấy trong đồ uống và món tráng miệng. Ngoài việc mang lại cảm giác làm dịu và thoải mái, sữa mật ong có hương vị ngọt thanh béo nhẹ. Ngoài ra, hai thành phần này đã được nghiên cứu về các đặc tính y học của chúng. Sữa pha mật ong cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe.

Kết hợp sữa với mật ong có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe tiềm năng.

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Hỗ trợ sức mạnh của xương
  • Thúc đẩy sức khỏe tim mạch
  • Lưu ý khi dùng sữa pha mật ong
Mặc dù những lợi ích mà sữa pha mật ong mang lại cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu bạn bị không dung nạp lactose và dị ứng sữa bò, bạn có thể thay thế bằng sữa hạt.
  • Theo khuyến cáo của CDC, mật ong cũng không thích hợp cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Nguyên nhân là do mật ong chứa vi khuẩn có thể dẫn đến ngộ độc cho trẻ.
  • Ngoài ra, đun nóng mật ong đến nhiệt độ cao có thể làm tăng sự hình thành hydroxymethylfurfural (HMF). Hợp chất có thể gây ra cả tác động tiêu cực đối với sức khỏe khi tiêu thụ một lượng lớn.

Bào chế thuốc

Mật ong được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau:

  • Dạng lỏng
  • Siro
  • Kết hợp với dược liệu

Cách bảo quản mật ong

Để giữ cho mật ong lâu phân hủy và không bị mất đi dược tính, phải biết cách bảo quản như sau:

  • Bảo quản mật ong lọ thủy tinh, có nắp đậy để tránh tình trạng không khí và hơi nước lọt vào làm biến chất, vị, màu sắc, mùi hương của mật.
  • Để mật ong ở nơi có khí hậu thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Không nên để mật ong ở gần các loại gia vị khác, bởi vì mật nguyên chất thường có xu hướng hút mùi hương từ các loại gia vị ở gần chúng.
  • Bảo nhiệt nhiệt độ thông thường có thể đạt 2 năm.
  • Bảo quản nhiệt độ làm đông chỉ có thể đạt tối đa 6 tháng

Thành phần hóa học của mật ong

Có một số thành phần hóa học cơ bản được xác định trong mật ong đó là:

  • 60-70% đường Glucose và levulose
  • 3-10% đường Saccarose
  • Mantose
  • Oligosacarid
  • Men Diastase, catalase, lipase.
  • Vitamin B2, PP, B6
  • Các acid hữu cơ: acid Panthotenic, a.formic, tartric, citric, malic, oxalic,…
  • Nhóm chất khoáng và các nguyên tố vi lượng: Na, Ca, Fe, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti, K, Mg, Cl, P, S,…
  • Albumin
  • Các hormon, chất thơm, 18-20% nước,…

.................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Webiste/app: idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí



Mật ong Tin tức
Lên đầu trang