HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

CÂU 60 - TÀI LIỆU TRẮC NGHIỆM PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA CỦA BỘ, ĐỊA LÝ - NĂM 2023

CÂU 60 - TÀI LIỆU TRẮC NGHIỆM PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA CỦA BỘ, ĐỊA LÝ - NĂM 2023

TÀI LIỆU TRẮC NGHIỆM

TÀI LIỆU TRẮC NGHIỆM PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA CỦA BỘ, ĐỊA LÝ - NĂM 2023
CÂU 60: BỘ. Biện pháp bảo vệ đất trồng ở miền núi nước ta là
A. tăng du canh.                    B. xây hồ thủy điện.
C. khai thác rùng.                    D. chống xói mòn.

Câu 1: Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là

A. đẩy mạnh trồng rừng.
B. quy định việc khai thác.
C. quy hoạch dân cư.
D. xây hồ thủy điện.

Câu 2: Việc khai thác gỗ ở nước ta chỉ được tiến hành ở

A. rừng sản xuất.
B. rừng phòng hộ.
C. các khu bảo tồn.
D. vườn quốc gia.

Câu 3: Nguồn hải sản nước ta bị giảm sút rõ rệt nhất là ở

A. ven biển và ngoài khơi.
B. vùng cửa sông, ven biển.
C. vùng cửa sông và ngoài khơi.
D. các đảo ven bờ và ngoài khơi.

Câu 4: Vùng núi nước ta thường xảy ra

A. ngập mặn.
B. sóng thần.
C. xói mòn.
D. cát bay.

Câu 5: Số lượng loài sinh vật bị mất dần lớn nhất thuộc về

A. thực vật.
B. thú.
C. chim.
D. cá.

Câu 6: Biện pháp mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở nước ta là

A. bón phân thích hợp.
B. đa dạng cây trồng.
C. canh tác hợp lí.
D. khai khẩn đất hoang.

Câu 7: Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là

A. định canh định cư.
B. chống ô nhiễm nước.
C. bảo vệ vốn rừng.
D. ban hành sách đỏ.

Câu 8: Biểu hiện tính đa dạng sinh học ở nước ta không thể hiện ở

A. nguồn gen.
B. thành phần loài.
C. vùng phân bố.
D. hệ sinh thái.

Câu 9: Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở

A. sự phân bố sinh vật.
B. sự phát triển của sinh vật.
C. diện tích rừng lớn.
D. nguồn gen quý hiếm.

Câu 10: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất của vùng đồi núi là

A. rừng ven biển.
B. rừng đầu nguồn.
C. rừng ngập mặn.
D. rừng sản xuất.

Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do

A. cháy rừng.
B. trồng rừng chưa hiệu quả.
C. khai thác quá mức.
D. chiến tranh.

Câu 12: Biện pháp cải tạo đất hoang ở đồi núi nước ta là

A. bón phân hoá học.
B. nông - lâm kết hợp.
C. dùng thuốc diệt cỏ.
D. đào hố vẩy cá.

Câu 13: Rừng chắn cát ở nước ta phân bố tập trung ở

A. đầu nguồn sông.
B. đồi trung du.
C. Bán bình nguyên.
D. vùng ven biển.

Câu 14: Biện pháp hạn chế xói mòn đất ở đồi núi nước ta là

A. làm ruộng bậc thang.
B. đẩy mạnh thâm canh.
C. tiến hành tăng vụ.
D. bón phân thích hợp.

Câu 15: Biện pháp sử dụng có hiệu quả đất trồng ở đồng bằng nước ta là

A. đào hố vẩy cá.
B. đẩy mạnh thâm canh.
C. làm ruộng bậc thang.
D. trồng cây theo băng.

Câu 16: Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

A. Thể trạng các cá thể.
B. Hệ sinh thái.
C. Số lượng loài.
D. Nguồn gen quý hiếm.

Câu 17: Loài có số lượng suy giảm nhanh chóng nhất nước ta hiện nay là

A. cá.
B. bò sát.
C. chim.
D. thực vật.

Câu 18: Loại rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh là

A. rừng sản xuất.
B. rừng ngập mặn.
C. rừng đặc dụng.
D. rừng phòng hộ.

Câu 19: Tính đa dạng sinh học cao của nước ta thể hiện ở

A. diện tích rừng lớn.
B. sự phân bố sinh vật.
C. các kiểu hệ sinh thái.
D. sự phát triển của sinh vật.

Câu 20: Biện pháp mở rộng diện tích rừng phòng hộ của nước ta là

A. ngăn chặn khai thác.
B. trồng rừng ven biển.
C. lập vườn quốc gia.
D. đóng cửa rừng.

Câu 21: Biện pháp bảo vệ rừng sản xuất ở nước ta là

A. bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. thành lập hệ thống vườn quốc gia.
C. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng.
D. mở rộng các khu dự trữ sinh quyển.

Câu 22: Biểu hiện tính đa dạng cao của sinh vật tự nhiên ở nước ta là

A. loài, hệ sinh thái, gen.
B. gen, hệ sinh thái, loài thú.
C. loài thú, hệ sinh thái.
D. loài cá, gen, hệ sinh thái.

Câu 23: Ở nước ta, việc duy trì và phát triển độ phì, chất lượng đất rừng là nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển của

A. rừng sản xuất.
B. rừng đặc dụng.
C. rừng phòng hộ.
D. rừng ven biển.

Câu 24: Để đảm bảo sử dụng lâu dài nguồn lợi sinh vật nước ta cần phải

A. khai thác gỗ trong rừng tự nhiên.
B. tập trung khai thác vùng ven biển
C. cấm săn bắt động vật hoang dã.
D. dùng chất nổ để đánh bắt thủy sản.

Câu 25: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên sinh vật ở nước ta không phải là

A. xây dựng các vườn quốc gia.
B. cấm khai thác các loài sinh vật.
C. quy định cụ thể việc khai thác.
D. ban hành Sách đỏ Việt Nam.

Câu 26: Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở đồng bằng là

A. làm ruộng bậc thang.
B. đào hố vẩy cá.
C. bón phân thích hợp.
D. trồng cây theo băng.

Câu 27: Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là

A. lập vườn quốc gia.
B. tích cực trồng mới.
C. làm ruộng bậc thang.
D. tăng cường khai thác.

Câu 28: Biện pháp hạn chế xói mòn đất ở đồi núi nước ta là

A. tiến hành tăng vụ.
B. bón phân thích hợp.
C. đẩy mạnh thâm canh.
D. làm ruộng bậc thang.

Câu 29: Biện pháp bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta là

A. chống phá rừng.
B. khai thác gỗ quý.
C. chế biến gỗ.
D. săn bắt thú rừng.

Câu 30: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?

A. Chống nhiễm mặn.
B. Trồng cây theo băng.
C. Đào hố kiểu vảy cá.
D. Làm ruộng bậc thang.

Câu 31: Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là

A. trồng rừng lấy gỗ.
B. khai thác gỗ cũi.
C. lập vườn quốc gia.
D. trồng rừng tre nứa.

Câu 32: Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở

A. số lượng thành phần loài.
B. sự phát triển của sinh vật.
C. diện tích rừng lớn.
D. sự phân bố sinh vật.

Câu 33: Biện pháp mở rộng rừng sản xuất ở nước ta là

A. tăng vườn quốc gia.
B. khai thác.
C. tăng rừng đầu nguồn.
D. trồng mới.

Câu 34: Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta là

A. đẩy mạnh thâm canh.
B. xây hồ thủy lợi.
C. tăng khai thác gỗ.
D. phát triển du canh.

Câu 35: Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là

A. tăng cường khai thác.
B. lập vườn quốc gia.
C. làm ruộng bậc thang.
D. tích cực trồng mới.

Câu 36: Chống hạn hán ở nước ta phải luôn kết hợp với chống

A. lở đất.
B. xói mòn.
C. cháy rừng.
D. trượt đất.

Câu 37: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất ở khu vực miền núi là

A. rừng ngập mặn.
B. rừng phòng hộ ven biển.
C. rừng sản xuất.
D. rừng đầu nguồn.

Câu 38: Tài nguyên đất của nước ta bị suy thoái nhiều nơi do

A. mưa lớn theo mùa.       
B. khai thác quá mức.     
C. bón phân hữu cơ.    
D. trồng trọt luân canh.






Website: iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Fanfage/Trang: facebook.com/dialy.HLT.vn hoặc fanpage.idialy.com

Group/Nhóm: facebook.com/groups/iDiaLy.HLT.vn hoặc group.idialy.com




................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Webiste/app: idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí



Đề minh họa của bộ Đề thi Tin tức
Lên đầu trang