HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 2: XU HƯỚNG TÒAN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 2: XU HƯỚNG TÒAN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 2: XU HƯỚNG TÒAN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
(Có trắc nghiệm và đáp án)



I. Xu hướng toàn cầu hóa
- Là quá trình liên kết các quốc gia về KT, văn hóa, khoa học,..
1. Tòan cầu hóa về kinh tế
Biểu hiện.
a/ Thương mại phát triển
b/ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
c/ Thị trường tài chính mở rộng
d/ Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
2/ Hệ quả của toàn cầu hóa
- Tích cực: thúc đẩy SX phát triển, tăng trưởng KT, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế
- Thách thức: gia tăng khỏang cách giàu nghèo
II. Xu hướng khu vực hóa KT
1. Các tổ chức liên kết KT khu vực
- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết lại với nhau.
- Các tổ chức liên kết khu vực:
+ NAFTA: Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ: Hoa Kì, Canada, Mêhicô.
+ EU: Liên minh châu Âu: các nước châu Âu.
+ ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á: 10 nước thành viên ĐNÁ.
+ APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
+ MERCOSUR: Thị trường chung Nam Mỹ.

2/ Hệ quả của khu vực hóa KT
- Tích cực: 
+ Vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Tăng cường tự do thương mại, đầu tư.
+ Góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên.
+ Tạo những thị trường rộng lớn.
+ Tăng cường quá trình tòan cầu hóa kinh tế.
- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.



____________

Bài 1 trang 12 sgk địa lý 11

1. Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì ?
Bài giải:
Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế
- Thương mại thế giới phát triển nhanh: tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài trên thế giới đã tăng hơn 5 lần. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi bật là các hoạt động: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
- Thị trường quốc tế mở rộng nhiều ngân hàng trên thế giới đã kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử, tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu và đang tiếp tục được mở rộng phạm vi. Vai trò của IMF và WB ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu và trong mỗi quốc gia.
- Vai trò của các công ti xuyên quốc gia ngày càng to lớn: cung cấp tới 75% FDI toàn thế giới, chiếm 2/3 trao đổi mậu dịch của thế giới và 40% giá trị giao dịch toàn cầu.
* Hệ quả của toàn cầu hóa:
- Tích cực:
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
+ Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Tiêu cực:
+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo
+ Làm nảy sinh tình trạng phá sản, thất nghiệp trầm trọng.


Bài 2 trang 12 sgk địa lý 11

2. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào ?
Trả lời:
- Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.
- Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.
- Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển liên kết lại với nhau.

Bài 3 trang 12 sgk địa lý 11
3. Xác định các nước thành viên của các tổ chức EU, ASEAN, NAFTA, MERCOSUR trên bản đồ "Các nước trên thế giới"
Trả lời:
Học sinh tự làm 

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 2 (Có đáp án): Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (phần 1)

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Đầu tư nước ngoài tang nhanh

B. Thương mại thế giới phát triển mạnh

C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút

Đáp án: D

Giải thích : Mục I.1, SGK/10 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?

A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

B. Tổ chức thương mại thế giới

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

D. Liên minh châu Âu

Đáp án: B

Giải thích : Mục I.1, SGK/10 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là

A. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ

B. Tang cường liên kết giữa các khối kinh tế

C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại

D. Giải quyết xung đột giữa các nước

Đáp án: C

Giải thích : Mục I.1, SGK/10 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Xây dựng

D. Dịch vụ

Đáp án: D

Giải thích : Mục I.1, SGK/10 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Trông đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động:

A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

B. Bảo hiểm, giáo dục, y tế

C. Du lịch, ngân hàng, y tế

D. Hành chính công, giáo dục, y tế

Đáp án: A

Giải thích : Mục I.1, SGK/10 địa lí 11 cơ bản.

Câu 6. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là

A. Sự sáp nhập cuả các ngân hàng lại với nhau

B. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử

C. Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau

D. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ

Đáp án: B

Giải thích : Mục I.1, SGK/10 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế

B. Ngân hàng châu Á, Ngan hàng châu Âu

C. Ngân hàng hế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế

D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới

Đáp án: C

Giải thích : Mục I.1, SGK/10 địa lí 11 cơ bản.

Câu 8. Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến

A. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nên kinh tế

B. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau

C. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn

D. Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế

Đáp án: A

Giải thích : Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước. Chính vì thế, trong chuỗi liên kết này mà một khâu bị đứt sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống, có nghĩa là khi nào khủng hoảng nền kinh tế thế giới thì tất cả các nước đều ít nhiều chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp.

Câu 9. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia

A. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia

B. Có nguồn của cải vật chất lớn

C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng

D. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa

Đáp án: D

Giải thích : Mục I.1, SGK/11 địa lí 11 cơ bản.

Câu 10. Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là

A. Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia

B. Gia tăng nhanh chóng khoảng các giàu nghèo

C. Các nước phải phụ thuộc lẫn nhau

D. Nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng

Đáp án: B

Giải thích : Mục I.2, SGK/11 địa lí 11 cơ bản.

Câu 11. Hiện nay, GDP của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây lớn nhất thế giới?

A. Liên minh châu Âu

B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Đáp án: D

Giải thích : Mục II.1, SGK/11 - 12 địa lí 11 cơ bản.

Câu 12. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

A. Thành phần chủng tộc

B. Mục tiêu và lợi ích phát triển

C. Lịch sử dựng nước, giữ nước

D. Trình độ văn hóa, giáo dục

Đáp án: B

Giải thích : Mục II.1, SGK/11 địa lí 11 cơ bản.

Câu 13. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây

A. Liên minh châu Âu

B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

C. Thị trường chung Nam Mĩ

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Đáp án: D

Giải thích : Mục II.1, SGK/11 - 12 địa lí 11 cơ bản.

Câu 14. Các nước nào sau đây thuộc khối thị trường chung Nam Mĩ?

A. Bra-xin, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, Cu-ba.

B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

C. Ác-hen-ti-na, Ni-ca-ra-goa, Ha-i-ti, Ca-na-da.

D. U-ru-goay, Chi-lê, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a.

Đáp án: B

Giải thích : Mục II.1, SGK/11 - 12 địa lí 11 cơ bản.

Câu 15. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ bao gồm các nước:

A. Hoa Kì, Mê-hi-cô, Chi-lê

B. Chi-lê, Pa-ra-goay, Mê-hi-cô

C. Pa-ra-goay, Mê-hi-cô, Ca-na-da.

D. Ca-na-da, Hoa Kì, Mê-hi-cô.

Đáp án: D

Giải thích : Mục II.1, SGK/11 - 12 địa lí 11 cơ bản.

Câu 16. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để

A. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

B. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực

C. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại

D. Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên

Đáp án: C

Giải thích : Mục II.2, SGK/12 địa lí 11 cơ bản.

Câu 17. Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là

A. Tự chủ về kinh tế

B. Nhu cầu đi lại giữa các nước

C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

D. Khai thác và sử dụng tài nguyên

Đáp án: A

Giải thích : Mục II.2, SGK/12 địa lí 11 cơ bản.


Tài liệu Địa Lý miễn phí.



Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
  1. Anh văn: anhvan.HLT.vn
  2. Toán học: toanhoc.HLT.vn
  3. Vật lý: vatly.HLT.vn
  4. Hóa học: hoahoc.HLT.vn
  5. Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
  6. Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
  7. Lịch sử: lichsu.HLT.vn
  8. GDCD: gdcd.HLT.vn
  9. Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 2 (có đáp án): Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (phần 2)

Câu 1: Đầu tư nước ngoài không tăng nhanh trong ngành nào dưới đây?

A. Tài chính.

B. Ngân hàng.

C. Bảo hiểm.

D. Vận tải biển.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/10, địa lí 11 cơ bản.

Câu 2: Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?

A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

C. Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu twu dịch vụ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/12, địa lí 11 cơ bản.

Câu 3: Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là:

A. 150.

B. 151.

C. 152.

D. 153.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/12, địa lí 11 cơ bản.

Câu 4: Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia là

A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.

B. tự do hóa thương mại toàn cầu.

C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.

D. tự chủ về kinh tế, quyền lực.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/11, địa lí 11 cơ bản.

Câu 5: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

A. Tổ chức Thương mại thế giới.

B. Liên minh châu Âu.

C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/12, địa lí 11 cơ bản.

Câu 6: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào dưới đây?

A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu

B. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

C. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

D. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế

Đáp án B.

Giải thích: SGK/10, địa lí 11 cơ bản.

Câu 7: Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn không biểu hiệu

A. có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia.

B. chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới.

C. thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.

D. chiếm 2/3 buôn bán quốc tế.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/10, địa lí 11 cơ bản.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa?

A. Chiến tranh xảy ra trên toàn cầu

B. Thị trường quốc tế mở rộng

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?

A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch.

B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.

C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng.

D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.

Đáp án A.

Giải thích: Đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia là:

- Phạm vi hoạt động nhiều quốc gia khác nhau.

- Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn.

- Chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.

Câu 17: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là

A. ASEAN.

B. EU.

C. NAFTA.

D. MERCOSUR.

Đáp án D.

Giải thích: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là MERCOSUR (Thị trường chung Nam Mĩ).

Câu 18: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?

A. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

B. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.

D. Làm nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

Đáp án C.

Giải thích: Tổ chức thương mại thế giới với 150 thành viên chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

Câu 19: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào dưới đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?

A. ASEAN.

B. APEC.

C. EU.

D. NAFTA.

Đáp án B.

Giải thích: ASEAN có 10 quốc gia châu Á tham gia, APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) có 13 quốc gia châu Á tham gia, EU và NAFTA là hai liên kết khu vực không có quốc gia châu Á nào tham gia.

Câu 20: Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển đã tiến hành

A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Đáp án B.

Giải thích: Xác định từ khóa “nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Toàn cầu hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về mặt khoa học công nghệ, nhằm huy động nguồn lực, nhanh chóng tận dụng và chuyển giao những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Câu 21: Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

A. EU.

B. NAFTA

C. MERCOSUR.

D. ASEAN.

Đáp án D.

Giải thích:

- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu.

- Hiệp ược tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô).

- Hiệp định thương mại tự do Nam Mĩ (MERCOSUR) chỉ có các nước ở khu vực Nam Mĩ là thành viên.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 7/1995).

Câu 22: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Đáp án B.

Giải thích: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về mặt khoa học công nghệ, nhằm huy động nguồn lực, nhanh chóng tận dụng và chuyển giao những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Câu 23: Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?

A. Thị trường chung Nam Mĩ.

B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 24: Tổ chức liên kết khu vực nào có sự tham gia của của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau?

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Thị trường chung Nam Mĩ.

D. Liên minh châu Âu.

Đáp án A.

Giải thích:

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.

- Thị trường chung Nam Mĩ gồm các nước ở khu vực Nam Mỹ, thuộc châu Mỹ.

- Liên minh châu Âu (EU) gồm các nước ở khu vực Tây Âu, thuộc châu Âu.

- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương, các nước thành viên thuộc nhiều châu lục khác nhau: châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…), châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân), châu Mỹ (Pê- ru, Chi-lê, Mê-xi-cô, Ca-na-đa,…).

Câu 25: Việt Nam là thành viên đồng thời của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

A. EU và ASEAN.

B. NAFTA và EU.

C. NAFTA và APEC.

D. APEC và ASEAN.

Đáp án D.

Giải thích:

- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu.

- Hiệp ược tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô).

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 7/1995).

- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 11/1998).

Câu 26: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

A. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa các nhóm nước.

B. Nhu cầu giao lưu quốc tế, trao đổi hàng hóa ngày càng tăng.

C. Dỡ bỏ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ….

D. Sự ra đời và vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia.

Đáp án C.

Giải thích: Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết giữa các quốc gia về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị,… Cơ sở để các nước tiến hành hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc dỡ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ,… đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn trên nhiều lĩnh vực, khu vực, quốc gia.

Câu 27: Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa, khu vực hóa là

A. Bảo thủ, thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế.

B. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

C. Luôn giữ quan hệ hợp tác với vai trò trung lập.

D. Chỉ giữ quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.

Đáp án B.

Giải thích: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung. Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế.

Câu 28: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.

B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.

C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.

D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

Đáp án C.

Giải thích: Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết giữa các quốc gia về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị,… Cơ sở để các nước tiếp cận và chủ động, tích cực hội nhập vào thế giới hiện đại, vì khoa học công nghệ là lực lượng thống trị trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quan hệ giữa các quốc gia, các nước rất chú ý tới khoa học công nghệ và nhìn vào chính sách, thực lực khoa học công nghệ của mỗi nước để đánh giá quốc gia này sẽ đi về đâu, phát triển thế nào.

Câu 29: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào?

A. Tìm cách lũng loạn nền kinh tế nước khác.

B. Đều có ý đồ thao túng thị trường nước khác.

C. Cố gắng bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.

D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Đáp án D.

Giải thích: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung. Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế. Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm là hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Câu 30: Để có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển đã tiến hành

A. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.

B. Sản xuất sản phẩm chưa chế biến, giá rẻ.

C. Dỡ bỏ các hàng rào thuế quan.

D. Chuyển giao khoa học công nghệ kĩ thuật.

Đáp án A.

Giải thích: Muốn có sức cạnh tranh kinh tế, các quốc gia phải xây dựng được tiềm lực kinh tế trong nước lớn mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khoa học công nghệ có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn (công nghiệp hiện đại) sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và năng suất lao động lớn. Các nước đang phát triển cần đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: điện tử- tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học.



Tài liệu Địa Lý miễn phí.



Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
  1. Anh văn: anhvan.HLT.vn
  2. Toán học: toanhoc.HLT.vn
  3. Vật lý: vatly.HLT.vn
  4. Hóa học: hoahoc.HLT.vn
  5. Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
  6. Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
  7. Lịch sử: lichsu.HLT.vn
  8. GDCD: gdcd.HLT.vn
  9. Tin học: tinhoc.HLT.vn

BÀI 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

 

1. Nhận biết

Câu 1: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài viết tắt là

A. FDI.                                 B. ODA.                               C. HDI.                                 D. OECD.

Câu 2: Vốn viện trợ phát triển chính thức viết tắt là

A. ODA.                               B. FDI.                                  C. HDI.                                 D. OECD.

Câu 3: Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?

A. EU và NAFTA.                B. EU và ASEAN.                C. NAFTA và APEC.           D. APEC và ASEAN.

Câu 4: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có GDP lớn nhất hiện nay là

A. EU.                                   B. NAFTA.                           C. APEC.                              D. ASEAN

Câu 5: Việt Nam gia nhập WTO vào năm nào sau đây?

A. 2005.                                B. 2006.                                C. 2007                                 D. 2008.

Câu 6: Trong các tổ chức liên kết kinh tế sau, tổ chức kinh tế nào có GDP/người cao nhất?

A. ASEAN.                          B. APEC.                              C. EU.                                   D. NAFTA.

Câu 7: Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là

A. 149                                   B. 150                                   C. 151                                   D. 152

Câu 8: Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực chiếm tỉ trọng ngày càng lớn là

A. công nghiệp.                     B. nông nghiệp.                     C. dịch vụ.                            D. lâm nghiệp.

Câu 9: Những tổ chức tài chính có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu là

A. WB và IMF.                     B. WB và ADB.                   C. IMF và ADB.                   D. ADB và IBRD.

Câu 10: Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là

A. củng cố thị nền kinh tế toàn cầu                                    B. tăng cường liên kết các khối kinh tế.

C. thúc đẩy tự do hóa thương mại.                                     D. giải quyết xung đột giữa các nước.

Câu 11: Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.                      B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.

C. Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.                       D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng thế giới.

Câu 12: Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời có vai trò lớn trong việc

A. thúc đẩy tự do hóa thương mại.                                     B. thúc đẩy hoạt động liên kết vùng.

C. gắn kết hoạt động tín dụng quốc tế.                               D. tăng trưởng dịch vụ viễn thông.

Câu 13: Hậu quả của quá trình toàn cầu hóa kinh tế là

A. gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo.                       B. thúc đẩy sản xuất thế giới phát triển.

C. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.                           D. tăng cường sự hợp tác quốc tế.

Câu 14: EU là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?

A. Thị trường chung Nam Mĩ.                                            B. Liên minh châu Âu.

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.                             D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

Câu 15: Các công ty đa quốc gia có đặc điểm nào sau đây?

A. Số lượng có xu hướng ngày càng giảm.                        B. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn.

C. Chi phối hoạt động chính trị của nhiều nước.               D. Phạm vi hoạt động chỉ trong một khu vực.

Câu 16: Quá trình toàn cầu hóa gây ra thách thức nào đối với các nước đang phát triển?

A. Hàng rào thuế quan bị bãi bỏ.                                        B. Gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên.

C. Đón đầu được công nghệ hiện đại.                                D. Tạo điều kiện chuyển giao khoa học công nghệ.

Câu 17: Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là

A. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.                                  B. tác động xấu đến môi trường xã hội.

C. làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.                                 D. làm tăng cường các hoạt động tội phạm.

Câu 18: Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh các nước đang phát triển cần phải

A. bãi bỏ hàng rào thuế quan hoặc giảm xuống.               

B. làm chủ được các ngành công nghệ mũi nhọn.

C. nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại.           

D. thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc.

 

2. Thông hiểu

Câu 1: Liên kết khu vực được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử là

A. AU.                                  B. EU.                                   C. ASEAN.                          D. NAFTA

Câu 2: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có số lượng thành viên ít nhất hiện nay là

A. MERCOSUR.                  B. ASEAN.                           C. NAFTA.                           D. EU

Câu 3: Có nhiều nước ở nhiều châu lục tham gia là đặc điểm của tổ chức liên kết kinh tế nào dưới đây?

A. APEC.                              B. ASEAN.                           C. EU.                                   D. NAFTA

Câu 4: Toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?

A. Thương mại quốc tế phát triển mạnh.                            B. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.

C. Các tổ chức liên kết khu vực ra đời.                              D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

Câu 5: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để

A. thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.                    B. tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực.

C. hạn chế khả năng tự do hóa thương mại.                       D. bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với các công ty xuyên quốc gia?

A. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.                     B. Có nguồn của cải vật chất lớn.

C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.                     D. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.

Câu 7: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến

A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.                  B. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau

C. các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.              D. ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.

Câu 8: Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là

A. thúc đẩy tự do hóa thương mại.                                     B. củng cố thị trường chung Nam Mĩ.

C. giải quyết xung đột giữa các nước.                                D. tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.

Câu 9: Về cơ cấu tổ chức, APEC khác với ASEAN, EU ở điểm cơ bản nào?

A. Là liên kết mở.                                                               B. Là liên minh thống nhất về kinh tế.

C. Không mang nhiều tính pháp lý ràng buộc.                   D. Có nhiều nước tham gia vì mục đích chung.

Câu 10: Điểm khác nhau cơ bản của EU so với APEC là

A. có nhiều thành viên hơn.                                                B. chỉ bao gồm các nước ở châu Âu.

C. là liên minh thống nhất trên tất cả các lĩnh vực.            D. là liên minh không mang nhiều tính pháp lý.

Câu 11: Động lực cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là

A. sự hình thành thị trường thống nhất trong khu vực.      B. các nước thành viên đều tham gia vào WTO.

C. sự tự do hoá đầu tư dịch vụ trong khu vực.                   D. sự hợp tác và cạnh tranh giữa các thành viên.

Câu 12: Toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến.

A. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

B. thu hẹp thị trường tài chính quốc tế.

C. tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

D. thu hẹp phạm vi hoạt động các công ty xuyên quốc gia.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút.

Câu 14: Mặt trái nổi bật của toàn cầu hóa kinh tế là

A. làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

B. làm suy giảm quyền tự chủ về kinh tế của các quốc gia.

C. làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới.

D. tăng nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc ở nhiều quốc gia.

Câu 15: Thương mại thế giới hiện nay có đặc điểm nổi bật là

A. tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

B. giá trị thương mại toàn cầu chiếm 3/4 GDP toàn thế giới.

C. EU là tổ chức có vai trò lớn nhất trong việc thúc đẩy tự do thương mại.

D. các nước đang phát triển chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị thương mại thế giới.

Câu 16: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là

A. triệt tiêu các ngân hàng nhỏ.

B. sự sát nhập cuả các ngân hàng lại với nhau.

C. sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau.

D. nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.

Câu 17: Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là

A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.

B. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.

C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.

Câu 18: Một trong những cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là

A. có sức ép cạnh tranh giữa các nước.

B. có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.

C. các nước trong khu vực có những nét tương đồng về kinh tế.

D. các nước trong khu vực có những tương đồng về vị trí địa lí.

Câu 19: Các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa để

A. Bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia.

B. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ.

C. Đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.

D. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Câu 20: Nhận xét đúng nhất về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới

A. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

B. nắm trong tay nguồn của cái vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

C. nắm trong tay nguồn của cải vật chất khá lớn và chi phối một số ngành kinh tế quan trọng

D. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và quyết định sự phát triển của một số ngành kinh tế quan trọng.

 

3. Vận dụng

Câu 1: Công ty xuyên quốc gia nào sau đây đang hoạt động tại Việt Nam?

A. Metro.                              B. Amazon.                           C. Wal- Mart.                       D. AT&T.

Câu 2: Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là

A. Tự chủ về kinh tế.                                                          B. Nhu cầu đi lại giữa các nước.

C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.                                        D. Khai thác và sử dụng tài nguyên.

Câu 3: Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về

A. thị trường.                                                                      B. lao động.

C. nguyên liệu.                                                                    D. vốn, khoa học kĩ thuật - công nghệ.

Câu 4: Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là

A. tạo lập được một thị trường chung rộng lớn.                

B. sự tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên.

C. sự tự do hoá đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực.

D. sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên.         

Câu 5: Ý nào là cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển?

A. Tự do hóa thương mại ngày càng mở rộng.

B. Môi trường đang bị suy thoái trên phạm vi toàn cầu.

C. Các nước phát triển có cơ hội để chuyển giao công nghệ cũ cho các nước đang phát triển.

D. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác.

Câu 6: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới được hình thành chủ yếu do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Các nước có nét tương đồng về lịch sử phát triển.

B. Chịu sức ép cạnh tranh và có sự phát triển không đều.

C. Các quốc gia có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.

D. Tổng thu nhập quốc dân tương tự nhau giữa các quốc gia.

 

4. Vận dụng cao

Câu 1: Hệ quả quan trọng nhất của toàn cầu hóa kinh tế là

A. đẩy nhanh đầu tư.            B. hợp tác quốc tế.                C. tăng trưởng kinh tế.         D. thúc đẩy sản xuất.

Câu 2: Hệ quả quan trọng nhất của khu vực hóa kinh tế là

A. tăng trưởng và phát triển kinh tế.                                  B. tăng cường tự do hóa thương mại.

C. đầu tư phát triển dịch vụ và du lịch.                              D. mở cửa thị trường các quốc gia.

Câu 3: Sự kiện quốc tế nào diễn ra tại TP Đà Nẵng vào tháng 11/2017?

A. Tuần lễ cấp cao APEC.                                                 B. Hội nghị bộ trưởng ASEAN.

C. Cuộc thi hoa hậu toàn cầu.                                             D. Đại hội thể thao Đông Nam Á.

Câu 4: Sản xuất máy bay Bô-ing là kết quả của 650 công ty thuộc 30 nước. Điều này nói lên đặc điểm chủ yếu nào của thế giới hiện nay?

A. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

B. Sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu và rộng.

C. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có tác động sâu sắc.

D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn.

Câu 5: Hậu quả của việc toàn cầu hóa kinh tế là

A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

B. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.

C. Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.

D. Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.



Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....

Lí thuyết 11 Lớp 11 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 11
Lên đầu trang