Trắc nghiêm 12 - MỘT SỐ THIÊN TAI CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Câu 1. Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì :
A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.
Câu 2. Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là :
A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
B. Cực Nam Trung Bộ.
C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3. Vùng có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là :
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ.
Câu 4. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta :
A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.
B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
Câu 5. Đây là hiện tượng thường đi liền với bão :
A. Sóng thần. B. Động đất. C. Lũ lụt. D. Ngập úng.
Câu 6. So với miền Bắc, ở miền Trung lũ quét thường xảy ra :
A. Nhiều hơn. B. Ít hơn. C. Trễ hơn. D. Sớm hơn.
Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là :
A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.
B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
C. Có lượng mưa lớn nhất nước. D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Câu 8. Ở Nam Bộ :
A. Không có bão. B. Ít chịu ảnh hưởng của bão.
C. Bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm.
D. Bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa.
Câu 9. Ở nước ta bão tập trung nhiều nhất vào :
A. Tháng 7. B. Tháng 8. C. Tháng 9. D. Tháng 10.
Câu 10. Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, thời gian có nhiều bão là :
A. Từ tháng 6 đến tháng 10. B. Từ tháng 8 đến tháng 10.
C. Từ tháng 10 đến tháng 11. D. Từ tháng 10 đến tháng 12.
Câu 11. Gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian :
A. Nửa đầu mùa hè. B. Cuối mùa hè.
C. Đầu mùa thu - đông. D. Cuối mùa xuân đầu mùa hè.
Câu 12. Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam khô nóng là :
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc.
Câu 13. Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh :
A. Ninh Thuận và Bình Thuận. B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.
C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Sơn La và Lai Châu.
Câu 14. Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian :
A. Vùng núi phía Bắc từ tháng 7 đến tháng 10 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
B. Vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
C. Vùng núi phía Bắc từ tháng 5 đến tháng 9 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 11.
D. Vùng núi phía Bắc từ tháng 8 đến tháng 1 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 8 đến tháng 12.
Câu 15. Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc vào thời gian :
A. Từ tháng 5 đến tháng 9. B. Từ tháng 6 đến tháng 10.
C. Từ tháng 7 đến tháng 11. D. Từ tháng 4 đến tháng 8.
Câu 16. Ở nước ta khi bão đổ bộ vào đất liền thì phạm vi ảnh hưởng rộng nhất là vùng :
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Bắc.
Câu 17. Vùng nào dưới đây ở nước ta hầu như không xảy ra động đất ?
A. Ven biển Nam Trung Bộ. B. Vùng Nam Bộ.
C. Vùng Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 18. Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là :
A. Vùng Tây Bắc. B. Vùng Đông Bắc.
C. Vùng Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là:
A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn. B. Xây dựng các hồ chứa nước.
C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.
Câu 20. Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là :
A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.
B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.
ĐÁP ÁN
1. C
|
2. B
|
3. A
|
4. D
|
5. C
|
6. C
|
7. D
|
8. B
|
9. C
|
10. C
|
11. A
|
12. B
|
13. A
|
14. B
|
15. B
|
16. A
|
17. B
|
18. A
|
19. A
|
20. B
|
Xem thêm:
Bài 1 - VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
Bài 2 - VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔBài 4-5 - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Bài 6-7 - ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Bài 8 - THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Bài 9-10 - THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Bài 11-12 - THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Bài 14 - SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 15 - MỘT SỐ THIÊN TAI CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Xem thêm tại đây...
=>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net