HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Trắc nghiệm khách quan bảng số liệu Địa Lý

Trắc nghiệm khách quan bảng số liệu Địa Lý


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN BIỂU ĐỒ

Các bạn có thì gởi về idialy.com@gmail.com để mình cập nhật nhé. THANKs

Cho bàng số liệu sau:
Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Dân số
(nghìn người)
18208
4869
12068
Diện tích
(Km²)
14863
54660
23608

Trả lời từ câu 1 đến câu 4:
Câu 1. Mật độ dân số theo thứ tự giảm dần là:
A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Câu 2. Mật độ dân số là:
A. Tích giữa số dân và diện tích
B. Thương giữa số dân và diện tích
C. Tổng giữa số dân và diện tích
D. Thương giữa diện tích và số dân
Câu 3. Vùng có mật độ dân cư thấp là do nhân tố:
A. Trình độ kinh tế, tình chất các hoạt động kinh tế
B. Đặc điểm dân cư và đô thị hóa
C. Đất đai - địa hình
D. Tất cả ý trên đúng
Câu 4. Phương hướng hiệu quả nhất cho vùng có mật độ dân cư thấp là:
A. Phân bố lại dân cư và lao động
B. Nâng cao trình độ tay nghề
C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo
D. Xuất khẩu lao động

Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta giai đoạn 1979 – 2006 (‰)
Năm
1979
1989
1999
2006
Tỉ suất sinh
32.2
31.3
23.6
19.0
Tỉ suất tử
7.2
8.4
7.3
5.0

Trả lời từ câu 5 dến câu 8:
Câu 5. Biểu đồ thích hợp nhất cho bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ kết hợp
B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ đường
Câu 6. Nhận xét nào sai trong các nhận xét sau:
A. Tỉ suất sinh và tỉ suất tử đều giảm
B. Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử
C. Gia tăng dân số tự nhiên đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao (trên 1%)
D. Gia tăng dân số tự nhiên không có sự khác nhiều nhau giữa các giai đoạn
Câu 7. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (‰) được tính bằng:
A. Tích giữ tỉ suất sinh và tỉ suất tử
B. Hiệu giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử
C. Hiệu giữa tỉ suất tử và tỉ suất sinh
D. Thương giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử
Câu 8. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng, vì:
A. Mỗi năm nước ta có hơn 1 triệu lao động bổ sung
B. Quy mô dân số nước ta lớn
C. Tỉ lệ trẻ sinh ra nhiều
D. Câu B + C đúng
Câu 9. Số trẻ em sinh ra mặc dù đã giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao, điều này đã:
A. Tạo nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước
B. Là gánh nặng cho gia đình và xã hội trong việc giáo dục, nuôi dạy
C. Là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp hoặc không có việc làm ổn định
D. Tất cả đều đúng

Cho bảng số liệu sau:
Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006 (đơn vị: người/km²)
Vùng
Mật độ
Vùng
Mật độ
Đồng bằng sông Hồng
1225
Duyên hải Nam Trung Bộ
200
Đông Bắc
148
Tây Nguyên
89
Tây Bắc
69
Đông Nam Bộ
551
Bắc Trung Bộ
207
Đồng bằng sông Cửu Long
429
Trả lời từ câu 9 đến câu 12
Câu 9. Biểu đồ thích hợp nhất là:
A. Đường biểu diễn
B. Hình cột đôi
C. Miền
D. Hình cột đơn
Câu 10. Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau:
A. Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng gấp 2,9 lần mật độ đồng bằng sông Cửu Long
B. Mật độ dân số Tây Nguyên thấp hơn đồng bằng sông Hồng là 14,8 lần
C. Đồng bằng tập trung ¼ dân số, vùng núi tập trung ¾ dân số.
D. Câu A + B đúng.
Câu 11. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước do:
A. Lịch sử khai thác khá sớm, dân đông,
B. Phương thức sản xuất thô sơ, truyền thống
C. Có nghề trồng lúa nước phát triển, trình độ thâm canh, vị trí địa lí,...
D. Tất cả ý trên đúng.
Câu 12. Hậu quả lớn nhất của phân bố dân cư không hợp lí là:
A. Gây lãng phí nguồn lao động
B. Khai thác tài nguyên sẽ gặp khó khăn
C. Vấn đề môi trường, dịch bệnh,...phát sinh
D. Gây khó khăn cho phát triển kinh tế

Cho bảng số liệu sau:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2006
Năm       Dân số thành thị (triệu người) Tỉ lệ dân số thành thị trong dân số cả nước (%)
1990 12.9                                               19.5
1995 14.9                                               20.8
2000 18.8                                              24.2
2005 22.3                                               26.9
2006 22.8                                               27.1


Trả lời từ câu 13 đến câu 18:
Câu 13. Biểu đồ thích hợp nhất cho bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ đường kết hợp
B. Biểu đồ cột đôi
C. Biểu đồ cột ngang
D. Biểu đồ cột đơn (hai trục tung)
Câu 14. Số dân thành thì từ 1990 đến 2006 ở nước ta:
A. Có xu hướng tăng nhanh
B. Có xu hướng tăng nhưng chậm
C. Chiếm tỉ lệ cao hơn dân số nông thôn
D. Câu B + C đúng
Câu 15. Tỉ lệ dân số thành thị trong dân số cả nước (%) ở nước ta:
A. Tăng nhanh hơn số dân thành thị
B. Tăng chậm hơn số dân thành thị
C. Có xu hướng tăng nhưng còn chậm
D. Câu B + C đúng
Câu 16. Dân số thành thị và tỉ lệ dân số thành thị trong dân số của cả nước tăng do:
(1). Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
(2). Mở rộng địa giới hành chính và nâng cấp các đô thị
(3). Nhiều đô thị mới được thành lập
(4). Dân số thành thị có xu hướng chuyển xuống nông thôn
(5). Quy mô dân số ở thành thị tăng
Số nhận định đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 17. Dân số thành thị năm 2005 chiếm (%):
A. 20.1
B. 25.0
C. 79.9
D. 75.0
Câu 18. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2005 (%):
A. 5.3
B. 4.5
C. 9.3
D. 2.1

Cho bảng số liệu sau:
GDP bình quân đầu người/tháng phân theo thành thị, nông thôn và theo vùng, năm 2004
Các vùng
GDP bình quân đầu người /tháng (nghìn đồng)
Cả nước
484.4
1. Theo thành thị và nông thôn
- Thành thị
- Nông thôn

815.4
378.1
2. Theo vùng
- Đông Bắc
- Tây Bắc
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long

379.9
265.7
488. 2
317.1
414.9
390.2
833.0
471.1

Trả lời từ câu 19 đến câu 23:
Câu 19. Nhận xét nào đúng?
A. Thành thị có mức thu nhập cao gấp hơn 2.1 lần so với nông thôn
B. Nông thôn có mức thu nhập thấp do trình độ thấp
C. Câu A + B đúng
D. Câu A + B sai
Câu 20. Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao nhất nước vì:
A. Là vùng đặc biệt quan trọng của đất nước
B. Công nghiệp phát triển mạnh
C. Nền kinh tế phát triển mạnh nhất nước
D. Tất cả đều đúng
Câu 21. Vùng có mức thu nhập GDP đứng thứ hai là:
A. Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam trung Bộ
D. Đông Bắc
Câu 22. Xóa đói giảm nghèo cần được giải quyết vì:
A. Đảm bảo công bằng xã hội
B. Đảm bảo phát triển nguồn lực con người
C. Góp phần phát triển bền vững xã hội và môi trường
D. Tất cả ý trên
Câu 23. Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta thấp do:
(1). Dân số chủ yếu nông thôn
(2). Dân số nước ta thuộc loại đông
(3). Thời tiết , thiên tai thất thường ở các vùng khó khăn
(4). Tình trạng nghèo chiếm tỉ lệ khá cao.
(5). Chịu ảnh hưởng của chiến tranh và các tệ nạn xã hội.
Số nhận định sai là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3

Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của một số vùng năm 2000 (%)
Loại đất
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đất trồng cây hằng năm
84.2
75.0
Đất vườn tạp
5.8
3.9
Đất trồng cây lâu năm
2.5
13.4
Đất cỏ dùng cho chăn nuôi
0.2
0.0
Đất có mặt nước nuôi thủy sản
7.3
7.7

Trả lời từ câu 24 đến câu 26:
Câu 24. Biểu đồ thích hợp nhất cho bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ tròn
B. Biểu đồ cột đôi
C. Biểu đồ miền
D. Biểu đồ cột đơn (hai trục tung)
Câu 25. Sự giống nhau trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở hai vùng là:
A. Cơ cấu đa dạng
B. Diện tích cây trồng hằng năm chiếm tỉ lệ khá lớn
C. Đều có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ
D. Tất cả đều đúng
Câu 26. Đất trồng cây lâu năm ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn do:
A. Đây là vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất nước
B. Là vùng có truyền thống trồng lúa nên diện tích đất khá lớn
C. Là vùng lúa trọng điểm của cả nước
D. Câu A + C đúng

Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ của ba địa điểm (Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh)
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình năm (°C)
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh (°C)
Nhiệt độ trung bình tháng nóng (°C)
Biên độ nhiệt trung bình năm (°C)
Biên độ nhiệt độ tuyệt đối
(°C)
Hà Nội Vĩ độ 21°01'B
23,5
16,4
(T1)
28,9
(T. 7)
12,5
40,1
Huế vĩ độ 16°24' B
25,2
19,7
(T.I)
29,4
(T.7)
9,7
32,5
TP. Hồ Chí Minh vĩ độ 10°49'B
27,1
28,5
(T.12)
28,9
(T.4)
3,1
26,2

Trả lời từ câu 27 đến câu
Câu 27. Nhiệt độ trung bình năm theo thứ tự tăng là:
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế
B. Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh
D. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội
Câu 28. Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất:
A. Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh
B. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội
C. Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
D. Hà Nộiz TP. Hồ Chí Minh, Huế
Câu 29. Cho các nhận xét sau:
(1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng ở Huế cao nhất
(2). Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
(3). Nhiệt độ trung bình tháng lạnh giảm dần từ Nam ra Bắc
(4). Biên độ nhiệt độ tuyệt đối giảm dần từ Bắc vào Nam
Nhận xét đúng là:
A. (1), (2) và (4)
B. (1) và (3)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2), (3), (4)
Câu 30. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi nhiệt theo vĩ độ là:
A. Góc nhập xạ tăng dần từ Bắc vào Nam
B. Miền bắc có mùa đông lạnh nên nhiệt độ hạ thấp nhiều hơn so với miền Nam
C. Dãy núi Bạch Mã ngăn cản sự hoạt động của gió mùa đông Bắc đến với miền Nam
D. Tất cả ý trên đúng

Dựa vào bảng số liệu sau:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
1676
989
+ 687
Huế
2868
1000
+ 1868
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
+ 245

Trả lời từ câu 31 đến câu 36:
Câu 31. Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam:
A. Huế có lượng mưa lớn nhất, tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh, sau cùng là Hà Nội
B. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam, do Huế là bức chắn tự nhiên
C. Lượng mưa không ổn định, Huế có lượng mưa cao nhất.
D. Câu A + C đúng
Câu 32. Cân bằng ẩm là (mm):
A. Tích giữa lượng mưa và lượng bốc hơi
B. Hiệu giữa lượng mưa và lượng bốc hơi
C. Hiệu giữa lượng bốc hơi và lượng mưa
D. Thương giữa lượng mưa và lượng bốc hơi
Câu 33. Huế có lượng mưa cao nhất do:
A. Mùa thu đông có sự hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến
B. Dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc
C. Câu A + B đúng
D. Câu A + B sai
Câu 34. TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do:
A. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam
B. Gió mùa đông Bắc từ biển thổi vào cuối mùa đông
C. Hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến
D. Câu A + C đúng
Câu 35. Huế có lượng cân bằng ẩm cao nhất là vì:
A. Mưa nhiều và hầu như quanh năm
B. Lượng bốc hơi nhỏ
C. Câu A + B đúng
D. Câu A + B sai
Câu 36. Hà Nội có lượng mưa ít nhất do:
A. Ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc
B. Lượng bốc hơi cao
C. Câu A + B đúng
D. Câu A + B sai

Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, năm 1990 và 2005 (nghìn ha)
Năm
Cây công nghiệp hằng năm
Cây công nghiệp lâu năm
1990
542,0
657,3
2005
861,5
1633,6
Trả lời  từ câu 37 đến câu 40:
Câu 37. Biểu đồ thích hợp nhất cho bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ tròn
B. Biểu đồ cột đôi
C. Biểu đồ cột chồng
D. Biểu đồ cột ngang
Câu 38. Giai đoạn 1990 đến 2005, diện tích gieo trồng cây công nghiệp của nước ta:
A. Tăng gấp hai lần so với năm trước
B. Cây công nghiệp hằng năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp lâu năm
C. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp hằng năm
D. Câu A + C đúng
Câu 39. Diện tích cây công nghiệp tăng nhanh nhờ yếu tố quan trọng nhất là:
A. Khí hậu, đất đai, sông ngòi phù hợp
B. Lao động dồi dào
C. Nhu cầu thị trường tăng mạnh
D. Mạng lưới cơ sở chế biến hiện đại
Câu 40. Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng nhanh do:
A. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp
B. Nước ta có hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
C. Diện tích tăng kèm theo cơ cấu.
D. Tất cả ý trên đều đúng




Xem thêm:
Bài 1 - VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
Bài 2 - VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Bài 4-5 - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Bài 6-7 - ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Bài 8 - THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Bài 9-10 - 
THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Bài 11-12 - THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Bài 14 - SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 15 - MỘT SỐ THIÊN TAI CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Xem thêm tại đây...
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang